Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng vô hiệu ở việt nam từ thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 28 - 30)

1.3 Các trường hợp về hợp đồng vô hiệu

1.3.3 Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành

vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

Điều kiện về chủ thể là một trong những điều kiện quan trọng để các bên có đủ tư cách tham gia giao dịch dân sự và hợp đồng dân sự. Nội dung Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định rằng “ Giao dịch dân sự khơng có

một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vơ hiệu, trừ trường hợp bộ luật này có quy định khác”. Một trong những điều kiện có

hiệu lực của giao dịch dân sự có quy định về điều kiện chủ thể, cụ thể là quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 “ Chủ thể có năng

lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập”. Như vậy có thể thấy rằng nếu giao dịch dân sự được thực hiện

bởi người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực, hành vi dân sự thì giao dịch khơng có giá trị và đây được xem là một trường hợp vô hiệu của giao dịch, hợp đồng dân sự.

Quy định tại Khoản 1 Điều 125 Bộ luật dân sự năm 2015 cho thấy“Khi

giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế

22

năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tịa án tun bố giao dịch đó vơ hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”.

Một điểm tiến bộ hơn so với quy định tại Bộ luật dân sự năm 2005 đối với trường hợp giao dịch vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện đó là bổ sung các trường hợp khơng bị vơ hiệu do vi phạm quy định tại Khoản 1, theo đó đối với những “ giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân

sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người đó; giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ; giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự”.

Những quy định trên cho thấy, pháp luật đã có sự quy định chặt chẽ khơng những có quy định về dấu hiệu tun hợp đồng vơ hiệu mà còn quy định cả trường hợp loại trừ.

Đặc điểm

Dựa theo những quy định trên có thể thấy rằng điều kiện về chủ thể là một trong những điều kiện quan trọng để hợp đồng có hiệu lực pháp luật. Đối với những trường hợp không đáp ứng được điều kiện về chủ thể thì sẽ khơng có giá trị pháp lý và bị coi là vơ hiệu. Bởi vậy, có thể thấy rằng nếu một hợp đồng được giao kết bởi chủ thể là người khơng có đủ năng lực hành vi dân sự sẽ bị coi là vô hiệu. Để hợp đồng bị tuyên vô hiệu người đại diện hợp pháp của các chủ thể bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có quyền u cầu Tịa án tun

23

bố hợp đồng vô hiệu. Thực tế hiện nay để có thể xác định người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự rất khó, một số người mặc dù bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nhưng khơng có biểu hiện ra bên ngồi. Quy định về người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa quy định rõ ràng về các trường hợp, bởi vậy trong quá trình áp dụng các cơ quan thi hành gặp phải rất nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng vô hiệu ở việt nam từ thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 28 - 30)