Bám sát mục tiêu, định hướng trợ giúp đến năm 2030

Một phần của tài liệu Pháp luật về trợ giúp xã hội đối vơi người khuyết tật tại tỉnh thanh hóa (Trang 80 - 81)

2.2.1.2 .Về chế độ trợ giúp đột xuất

3.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật vềTGXH đốivới NKT

3.1.1. Bám sát mục tiêu, định hướng trợ giúp đến năm 2030

Bảo đảm TGXH đối với NKT là nhiệm vụ thƣờng xuyên, quan trọng, là trách nhiệm của Đảng, Nhà nƣớc, của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội. Trong đó, Nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện chính sách TGXH, đồng thời phát huy vai trò và trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng trong việc bảo đảm TGXH theo tinh thần xã hội hoá, tạo điều kiện để NKT nâng cao khả năng tự bảo đảm các điều kiện sống của họ.

ỞViệt Nam, TGXH đƣợc xác định là một bộ phận quan trọng của chính sách xã hội, nằm trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.

74

Chiến lƣợc an sinh xã hội giai đoạn 2021- 2030 của Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội đã khẳng định:“Chính sách xã hội phải đƣợc đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển và khả năng nguồn lực trong từng thời kì; đồng thời thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm mức sống tối thiểu và hỗ trợ kịp thời ngƣời có hồn cảnh khó khăn; coi bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thƣờng xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nƣớc, của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội, phấn đấu đến năm 2030 cơ bản hình thành hệ thống an sinh xã hội bao phủ toàn dân với các yêu cầu: bảo đảm hỗ trợ những ngƣời có hồn cảnh đặc biệt khó khăn (trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, NKT nặng, ngƣời nghèo,…); bảo đảm cho ngƣời dân tiếp cận đƣợc các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu (y tế, giáo dục, nhà ở, nƣớc sạch,…), góp phần từng bƣớc nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an tồn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân”. Trên thực tế, thi hành pháp luật về TGXH nói chung và dành cho NKT nói riêng gặp những khó khăn nhất định bởi nhận thức về vai trò của TGXH ở cán bộ, Đảng viên, tổ chức, doanh nghiệp và ngƣời dân chƣa đúng và chƣa đầy đủ, mang nặng tƣ tƣởng trông cậy vào Nhà nƣớc.

Bảo đảm TGXH cho NKT là một chủ trƣơng đúng đắn và xuyên suốt của Đảng trong việc lãnh đạo đất nƣớc. Phát triển chế độ TGXH là chính sách cơ bản để giảm nghèo, bảo đảm đời sống của nhân dân, góp phần quan trọng tạo động lực cho tăng trƣởng kinh tế, thực hiện công bằng, tạo sự đồng thuận xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, củng cố và tăng cƣờng quốc phòng, an ninh. Đến năm 2030, chúng ta cần cơ bản hình thành hệ thống TGXH bao phủ tồn dân, đặc biệt với đối tƣợng NKT.

Một phần của tài liệu Pháp luật về trợ giúp xã hội đối vơi người khuyết tật tại tỉnh thanh hóa (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)