Quỹ bảo hiểm y tế

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hiểm y tế với người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện si ma cai (Trang 43 - 44)

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM Y TẾ VÀ PHÁP LUẬT

2.1.3. Quỹ bảo hiểm y tế

Quỹ BHYT được coi như nòng cốt quyết định đến các hoạt động thậm chí là sự tồn tại của hệ thống BHYT. Việc sử dụng hợp lý quỹ BHYT là một yêu cầu cấp thiết, quyết định sự sống còn của hệ thống BHYT của quốc gia. do đó pháp luật nước ta quy định đầy đủ về việc hình thành quỹ, quản lý và sử dụng quỹ BHYT. Các quy định tuân thủ nguyên tắc tập trung, công khai, minh bạch và đảm bảo cân đối quỹ BHYT.

2.1.3.1. Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm y tế

Để huy động được tối đa nguồn lực cho quỹ BHYT, Điều 33 Luật BHYT quy định quỹ BHYT được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: Tiền đóng BHYT theo quy định; tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư của quỹ BHYT; tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;các nguồn thu hợp pháp khác. Quy định quỹ BHYT được hình thành từ nhiều nguồn nhằm tạo tính ổn định và khả năng duy trì lâu dài cho quỹ. Việc huy động, tiếp nhận nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân cũng thể hiện bản chất của BHYT, đó là tính chia sẻ cộng đồng, tính nhân văn.

2.1.3.2. Sử dụng và quản lý quỹ bảo hiểm y tế

Đối với mơ hình quỹ BHYT hình thành từ sự đóng góp như ở Việt Nam thì việc quản lý, sử dụng quỹ BHYT càng phải được quy định chặt chẽ, phù hợp để đảm bảo tính hiệu quả, duy trì lâu dài. Theo quy định tại Điều 35 Luật BHYT Điều 31 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định việc phân bổ và sử dụng quỹ BHYT như sau:

- 90% dành cho KCB được sử dụng cho các mục đích:

+ Chi trả các khoản chi phí thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT theo quy định tại các Điều 14, 26, 27 và 30 của Nghị định;

+ Trích để lại cho các cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định.

- 10% số tiền đóng BHYT dành cho quỹ dự phịng và chi phí quản lý quỹ BHYT và được quy định như sau:

+ Mức chi phí quản lý quỹ BHYT tối đa bằng 5% số tiền đóng BHYT. Mức chi phí quản lý quỹ BHYT cụ thể hằng năm và nội dung chi thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;

37

+ Mức trích quỹ dự phịng là số tiền cịn lại sau khi đã trích quỹ quản lý quỹ BHYT theo quy định, tối thiểu bằng 5% số tiền đóng BHYT.

Số tiền tạm thời nhàn rỗi của quỹ BHYT được sử dụng để đầu tư theo các hình thức quy định của Luật BHXH năm 2014. Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hình thức và cơ cấu đầu tư của quỹ BHYT trên cơ sở đề nghị của BHXH Việt Nam.

Hoạt động quản lý quỹ BHYT được thể hiện ở ba nội dung: quản lý nguồn hình thành quỹ, quản lý sử dụng quỹ BHYT và quản lý việc đầu tư, tăng trưởng quỹ. Công tác này phải tuân thủ nguyên tắc, yêu cầu tại Điều 34 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014 “Quỹ BHYT

được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch và có phân cấp quản lý trong hệ thống tổ chức BHYT. Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam theo quy định của Luật BHXH chịu trách nhiệm quản lý quỹ BHYT và tư vấn chính sách BHYT”.

Về quản lý nguồn hình thành quỹ BHYT, để bảo đảm sự ổn định của quỹ BHYT, bảo đảm tăng trưởng đều đặn quỹ BHYT phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, thì việc tăng cường trách nhiệm đóng góp của người lao động cũng như của người sử dụng lao động là thật sự cần thiết, tránh tình trạng nợ đọng, trốn phí BHYT. Đồng thời, chính sách phí BHYT hướng tới khuyến khích người dân tham gia BHYT nhưng cũng phải phù hợp với thực trạng các chi phí y tế ngày càng tăng lên.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hiểm y tế với người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện si ma cai (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)