Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo hiểm y tế với người dân tộc

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hiểm y tế với người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện si ma cai (Trang 72 - 75)

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM Y TẾ VÀ PHÁP LUẬT

3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo hiểm y tế vớ

3.2.1. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo hiểm y tế với người dân tộc

3.2.1. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo hiểm y tế với người dân tộc thiểu số tại huyện Si Ma Cai dân tộc thiểu số tại huyện Si Ma Cai

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về BHXH, BHYT đối với người lao động và đơn vị sử dụng lao động nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức chung về Luật BHXH, BHYT và các chế độ, chính sách, quy trình, thủ tục giải quyết các chế độ BHXH theo sự phân công, phân cấp của ngành BHXH bằng nhiều hình thức

17 TS Nguyễn Hải An, ThS Lê Thị Thu Thuỷ (2018), Mang thai hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam, Tạp chí Tồ án nhân dân, Hà Nội.

18 Nguồn http://thegioihoinhap.vn/song-khoe/suc-khoe-y-te/vi-sao-viet-nam-chua-co-bao-hiem-benh-vo-sinh/ truy cập ngày 12/8/2019.

66

phong phú, đa dạng, phù hợp với đặc thù địa phương và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch được BHXH tỉnh giao hàng năm, chủ động triển khai tổ chức thực hiện bằng việc phân công, phân nhiệm đến từng viên chức, đảng viên; thực hiện nghiêm túc quy định về quản lý thu, chi BHXH, BHYT cũng như quy định về thời gian giải quyết các thủ tục hành chính về BHXH, BHYT và chi trả các chế độ BHXH theo quy định của BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh Lào Cai để hoàn thành toàn diện chỉ tiêu nhiệm vụ được giao. Tích cực đổi mới cơng tác quản lý, điều hành, đề cao vai trò trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm của các đồng chí đảng viên, nêu cao tinh thần tận tuỵ với công việc; Đổi mới lề lối làm việc trong cơ quan; chấp hành nghiêm kỷ cương, kỷ luật và sự chỉ đạo của cấp trên. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, thực hiện giao dịch điện tử với các đơn vị sử dụng lao động về lĩnh vực BHXH, BHYT để đảm bảo thuận lợi cho đơn vị sử dụng lao động và đối tượng thụ hưởng BHXH, BHYT.

Tập trung thực hiện nghiêm túc có hiệu quả Nghị Quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2102-2020; Chương trình hành động số 119-CTr/TU ngày 07/6/2013 của Tỉnh uỷ Lào Cai về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW; Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách BHXH và Chương trình hành động số 218-CTr/TU ngày 10/8/2018 của Tỉnh ủy Lào Cai về thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW.

Đời sống người dân ở đây cịn nhiều khó khăn, trình độ phát triển khơng đồng đều. Thực tế cho thấy, truyền thông trực tiếp, đối thoại ở vùng dân tộc là phù hợp và hiệu quả hơn so với truyền thông gián tiếp. Các dân tộc thiểu số Việt Nam đều có bản sắc văn hóa riêng, độc đáo. Tín ngưỡng và tơn giáo cũng khác biệt. Tận dụng được lợi thế về truyền thống văn hóa, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, quan hệ xã hội của mỗi dân tộc thì truyền thông dân tộc sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Hiếu khách, yêu văn nghệ là đặc tính nổi trội, phổ biến ở các cộng đồng thiểu số. Yếu tố này cần được sử dụng triệt để khi thực hiện các sản phẩm truyền thông. Một đặc điểm khá nổi trội trong các cộng đồng thiểu số, đó là vai trị dẫn dắt, then chốt của những người tiên phong, người có uy tín. Truyền thông dân tộc đem lại kết quả tốt khi đối

67

tượng hóa một cách mạnh mẽ và hướng về cơ sở, đến từng nhóm đối tượng và nhắm đến các đối tượng này. Các phương thức truyền thông dân tộc cần mang đặc trưng thôn bản, dựa trên sự tơn trọng đa dạng văn hóa và sự tham gia tích cực của người dân. Tính gắn kết cộng đồng cao là tác nhân quan trọng để lan tỏa và duy trì các thực hành mới làm tăng hiệu quả truyền thông; Truyền thông sẽ hiệu quả khi tạo được dư luận tích cực. Người dân tộc thiểu số thường có tâm lý tự ti, bảo thủ, mẫn cảm. Vì thế, sự lan tỏa các thực hành mới trong cộng đồng thiểu số là q trình mang tính lựa chọn, cần một khoảng thời gian nhất định. Quá trình lan tỏa các thực hành mới cần thực hiện từng bước, tạo cơ hội để người dân kiểm chứng và học hỏi từ thực tế. Để truyền thông hiệu quả cần thông qua các kênh khác nhau, từ người tiên phong đến các thành viên khác thơng qua mối liên hệ gia đình, dịng họ, sinh hoạt cộng đồng cũng như tất cả các lực lượng truyền thông như trực tiếp, báo in, phát thanh, truyền hình, cơng nghệ thơng tin mới. Ở một số vùng dân tộc hiện nay, du lịch phát triển mạnh, internet, mạng xã hội đóng vai trị quan trọng trong hoạt động truyền thông. Thiếu thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin vẫn là tình trạng khá phổ biến ở vùng dân tộc. Đẩy mạnh truyền thông dân tộc, đưa thông tin mạnh mẽ về cơ sở, thúc đẩy tiếp cận bình đẳng về thông tin, thúc đẩy sự trao quyền cho các cộng đồng thiểu số, giúp họ chủ động tham gia vào các chương trình phát triển.

Để tăng mức độ bao phủ BHYT, thu hút được ngày càng nhiều người dân tộc thiểu số tham gia BHYT, BHXH huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai cần tổ chức thường xuyên các hoạt động tuyên truyền về chính sách BHYT, có chương trình, kế hoạch cụ thể để tuyên truyền cho từng nhóm đối tượng tham gia BHYT. Công tác tuyên truyền phải được xác định là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các hội, đồn thể, trong đó BHXH huyện và Phòng y tế cùng là đơn vị chủ trì.

Đa dạng các hình thức tuyên truyền, đảm bảo phù hợp với từng nhóm đối tượng để tạo thuận lợi cho các nhóm đối tượng tiếp cận các thông tin tuyên truyền đầy đủ nhất. Việc lựa chọn phương thức, hình thức tuyên truyền cần lưu ý đến đặc điểm dân cư trên địa bàn huyện gồm nhiều dân tộc khác nhau, có văn hóa, tập quán sinh hoạt và ngơn ngữ riêng, có trình độ dân trí khơng đồng đều.

68

Nội dung tun truyền cần ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu, tập trung vào tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của BHYT và nghĩa vụ của mỗi người dân trong tham gia BHYT, lợi ích của BHYT đối với mỗi người dân và toàn xã hội, cách thức tham gia BHYT thông qua các đại lý hoặc cơ quan đơn vị thu BHYT, sử dụng, bảo quản thẻ BHYT, trách nhiệm của các cấp chính quyền, đơn vị, trường học, doanh nghiệp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện chính sách BHYT.

Ngồi kinh phí tuyên truyền của BHXH huyện và Phòng Y tế, cần nghiên cứu huy động từ các nguồn khác và ngân sách địa phương để hỗ trợ theo quy định của Luật BHYT.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hiểm y tế với người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện si ma cai (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)