Một số hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện pháp

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hiểm y tế với người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện si ma cai (Trang 63 - 68)

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM Y TẾ VÀ PHÁP LUẬT

2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo hiểm y tế tại huyện SiMa Cai, tỉnh Lào

2.2.3 Một số hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện pháp

Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc thực hiện pháp luật về BHYT trong thời gian qua tại huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai vẫn còn một số hạn chế đòi hỏi phải có giải pháp sớm khắc phục:

Một là, việc mở rộng và phát triển đối tượng tham gia BHYT chưa đạt

được mục tiêu đề ra. Số lượng người tham gia BHYT trong các năm qua tại

huyện Si Ma Cai tuy có tăng lên nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra theo kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 22/8/2014 triển khai thực hiện Quyết định số 538/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình tiến tới Bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2014 - 2020 là năm 2014: Tỷ lệ tham gia BHYT đạt 85% dân số, năm 2015: tỷ lệ tham gia BHYT đạt 86% dân số, năm 2020: tỷ lệ tham gia BHYT đạt trên 88% dân số. Trong đó số lượng đối tượng tham gia thuộc nhóm hộ gia đình, nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ vẫn còn thấp. Mặc dù BHXH huyện đã phối hợp với các phòng, ban, đồn thể tích cực tun truyền tới tồn thể nhân dân địa phương về chính sách BHYT, những ưu việt vai trò của BHYT nhưng mức sống dân cư trên địa bàn huyện còn thấp, mới đạt 22 triệu đồng/năm vào năm 2015, nhận thức

57

của một số người sử dụng lao động, người lao động và nhân dân về các chế độ, chính sách BHYT chưa đầy đủ. Trình độ dân trí cịn thấp, dân cư chủ yếu là nông, lâm nghiệp nên chưa có cách nghĩ, thói quen dự phịng khi ốm đau.

Hai là, vẫn cịn tình trạng nợ đóng BHYT, số nợ BHYT năm 2016 là

2.825 triệu đồng, năm 2015 là 47 triệu đồng15. Nguyên nhân tăng cao của năm 2016 là do ngân sách cấp tỉnh cấp thiếu cho việc chi trả các đối tượng người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em và do tăng hệ số lương cơ bản từ 1.150.000 đồng lên 1.210.000 đồng, bên cạnh đó cịn có ngun nhân khác là một số cơ quan, đơn vị sử dụng lao động nhận thức chưa đúng, đầy đủ về trách nhiệm của mình, vì những lợi ích kinh tế mà khơng thực hiện đúng các quy định pháp luật về BHYT, cố ý chậm hoặc khơng nộp phí BHYT cho người lao động. Đây cũng là tình trạng chung của các huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai và nhiều địa phương trên cả nước. Nguyên nhân nữa phải kể đến là lực lượng làm công tác thanh tra, kiểm tra về thực hiện pháp luật về BHYT còn mỏng trong khi chế tài, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về BHYT chưa thực sự đủ sức răn đe.

Ba là, chất lượng dịch vụ y tế KCB BHYT còn hạn chế, chưa đáp ứng

được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân trên địa bàn huyện. Là một

huyện vùng cao, công tác đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân lực cho ngành y được quan tâm đầu tư nhưng cho đến nay vẫn cịn rất khó khăn. Trung tâm Y tế huyện Si Ma Cai được tái thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/4/2010 Quyết định số 559/QĐ-UBND của UBND huyện Si Ma Cai, tổng số biên chế của Trung tâm y tế có 26 bác sỹ đạt 7 BS/10.000 dân, Dược sĩ đại học: 02 người đạt 0,56 DSĐH/10.000 dân, trong đó có 7/13 xã, thị trấn có bác sỹ đạt 54%, các Trạm y tế xã cịn lại đều có bác sỹ từ tuyến huyện đến tăng cường, phụ trách 02 ngày/tuần theo Đề án 1816 ngày 26/05/2008 của Bộ Y tế. Hệ thống khám chữa bệnh được hoàn thiện với 16 cơ sở gồm 01 Bệnh viện đa khoa huyện, 2 PKĐKKV và 13 Trạm y tế xã. Tổng số có 137 cán bộ viên chức (CBVC); CBVC có trình độ chun mơn: Bác sỹ 15,8%; Dược sỹ đại học: 0,9%; Điều dưỡng đại học: 3,9%, NHS đại học 0,9%; cịn lại là viên chức có trình độ trung cấp gồm các y sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên.

58

Tổng số gồm 160 giường bệnh ( trong đó có 75 gường khối điều trị; 20 giường tại phòng khám đa khoa khu vực; 65 giường bệnh tại các trạm y tế tuyến xã. Cùng với điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, số lượng bác sỹ quá ít ỏi khơng đáp ứng được nhu cầu KCB của nhân dân và khó khăn cho việc tiếp thu, áp dụng các kỹ thuật mới, phức tạp để nâng cao năng lực của ngành y trên địa bàn huyện. Điều kiện kinh tế xã hội của huyện cịn khó khăn, hạn chế việc thu hút được nguồn nhân lực cho ngành y tế .

Tại các trạm y tế chưa có bác sỹ, trong khi đó địa hình miền núi giao thơng đi lại khó khăn, mật độ các cơ sở thưa, ở xa là yếu tố trở ngại đối với nhân dân khi phải di chuyển đến các cơ sở y tế. Với đặc điểm nhiều dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, đa số các y bác sĩ, nhân viên y tế lại là người dân tộc Kinh, khó khăn trong giao tiếp ngơn ngữ địa phương, dân tộc, người dân còn e ngại và bị hạn chế trong việc tiếp cận thông tin về BHYT, KCB BHYT.

Thủ tục KCB tại các cơ sở y tế còn rườm rà, chưa nhanh gọn, mất nhiều thời gian do các thủ tục hành chính, chưa thực hiện quy trình khép kín từ đăng ký- khám- chỉ định xét nghiệm- chẩn đoán. Điều này một phần do điều kiện cơ sở kỹ thuật làm hạn chế việc cải tiến quy trình, ứng dụng tin học hóa, một phần do tác phong lề lối nhiều cán bộ cán bộ y tế chưa hiện đại, chuyên nghiệp.

Bốn là, công tác quản lý chi cho KCB chưa hiệu quả, vẫn cịn xảy ra

tình trạng chỉ định dịch vụ KCB ngồi danh mục. Việc kiểm sốt giá thuốc,

vật tư y tế tiêu hao, chỉ định điều trị gặp nhiều khó khăn. Chi phí KCB BHYT tập trung chủ yếu ở Bệnh viện đa khoa huyện Si Ma Cai trong khi đó thủ tục tổng hợp chứng từ từ Bệnh viện đa khoa huyện Si Ma Cai chuyển cho cơ quan BHXH huyện còn muộn.

Năm là, việc thực hiện các thủ tục BHYT còn hạn chế, ảnh hưởng đến

hiệu quả thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn huyện.

Cơng tác tiếp nhận và giải quyết các hồ sơ BHYT còn vướng mắc, việc tổng hợp số liệu báo cáo theo thời gian quy định còn chậm. Việc triển khai phần mềm viện phí cho tồn bộ khối xã và phòng khám hiện phần mềm chưa đáp ứng. Một bộ phận dân cư khơng biết chữ, một số đơn vị nhỏ, lẻ có số lao động ít, cơ sở vật chất nghèo nàn (khơng có máy tính, khơng có mạng, có máy

59

tính nhưng máy tính đời cũ cấu hình khơng đáp ứng cài đặt được phần mềm giao dịch điện tử), các cơ sở ở xa nhau nên còn hạn chế trong việc thực hiện thủ tục hành chính một cửa.

Trong khi các ứng dụng, phần mềm tin học đang được triển khai rộng rãi, đặc biệt là trong giám định BHYT thì trình độ tin học của các cán bộ cịn hạn chế, chưa có cán bộ tin học chun trách đơn vị. Tại các Trạm y tế thì điều kiện về hệ thống máy tính, mạng internet và trình độ tin học của cán bộ lại càng khó khăn.

Ngồi ra, cùng với BHYT, BHXH huyện Si Ma Cai còn phải thực hiện cơng tác quản lý, thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn rộng. Khối lượng công việc ngày càng tăng nhanh, trong khi đó biên chế được giao có hạn, nên mỗi cán bộ đều phải làm thêm giờ và phải thực hiện kiêm nhiệm nhiều mảng cơng việc mới đảm bảo hồn thành cơng việc được giao. Do đó ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý, thực hiện các thủ tục hành chính đồng thời việc thu xếp thời gian để cán bộ tự đào tạo, nâng cao trình độ cũng bị hạn chế.

60

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Hệ thống các quy định pháp luật về BHYT nước ta hiện nay với các quy định điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực BHYT được đánh giá là ngày càng tiến bộ. Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 đã quy định BHYT bắt buộc đối với mọi thành viên xã hội, đồng thời có những thay đổi về mức đóng, mức hỗ trợ của nhà nước về đóng BHYT đối với từng nhóm đối tượng. Các nội dung về Quỹ BHYT được quy định chặt chẽ, đảm bảo mục đích là quỹ tài chính chi trả cho hoạt động an sinh xã hội về chăm sóc sức khỏe, là sự san sẻ của cộng đồng. Những quy định chính là một trong các biện pháp nhằm hiện thực hóa chính sách BHYT tồn dân của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên pháp luật hiện hành về BHYT cũng còn những hạn chế nhất định. Với người dân tộc thiểu số, bên cạnh áp dụng các quy định chung về bảo hiểm y tế với họ cịn có những quy định riêng phù hợp về điều kiện nơi sinh sống, thu nhập.

Trong những năm qua, BHXH huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện nhiệm vụ về BHYT, phát triển đối tượng tham gia BHYT ngày càng tăng lên, công tác cấp thẻ BHYT cũng được thực hiện kịp thời và đạt được những kết quả nhất định,... Mặc dù vậy, nhìn chung vẫn cịn những hạn chế với kết quả mức bao phủ BHYT chưa đạt mục tiêu đề ra, chất lượng KCB tại các cơ sở y tế KCB ban đầu cịn thấp, vẫn cịn tình trạng các doanh nghiệp nợ BHYT. Những hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, địi hỏi cần có những giải pháp sớm khắc phục để chính sách BHYT nói chung với người dân tộc thiểu số nói riêng tại địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai ngày càng được thực hiện tốt hơn.

61

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hiểm y tế với người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện si ma cai (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)