Khái niệm pháp luật giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân và thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 25 - 26)

1.2. Điều chỉnh pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án

1.2.1. Khái niệm pháp luật giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân

nhân dân

1.2.1. Khái niệm pháp luật giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân nhân dân

Trong điều kiện kinh tế thị trường và sự tồn tại của thị trường lao động, tranh chấp lao động là hiện tượng mang tính khách quan. Nhằm bình ổn quan hệ lao động, tạo điều kiện cho thị trường lao động phát triển ổn định và bền vững, TCLĐ cần được giải quyết một cách phù hợp và thỏa đáng. Khi TCLĐ xảy ra, các bên có thể “sử dụng nhiều phương thức để giải quyết khác nhau như: Thương lượng, hòa

giải, trọng tài và giải quyết tại tòa án. Nếu như thương lượng là phương thức giải quyết chỉ do hai bên tranh chấp tự tiến hành hịa giải thì trọng tài và giải quyết

tranh chấp tại tịa án có sự tham gia của chủ thể thứ ba”.11

Tuy nhiên phương thức giải quyết tranh chấp tại tịa án có nhiều điểm khác biệt. Biện pháp giải quyết tranh chấp tại tòa án là biện pháp được sử dụng khi các biện pháp khác được sử dụng nhưng không đạt kết quả.

Tòa án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp. Tịa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bằng hoạt động của mình, tịa án góp phần giáo dục cơng dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống các vi phạm pháp luật.

Giải quyết TCLĐCN là việc các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành những thủ tục theo luật định nhằm giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa cá nhân NLĐ với NSDLĐ về việc thực hiện quyền nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong quan hệ lao động hoặc quan hệ liên quan đến quan hệ lao động, nhằm khơi phục các quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại. Việc giải quyết TCLĐCN tại tòa án là hoạt động giải quyết TCLĐCN do tòa án với tư cách là cơ quan tài phán mang quyền lực Nhà nước tiến hành theo trình tự, thủ tục nhất định khi nhận được đơn yêu cầu của một trong các bên tranh chấp.

Hiện nay trong pháp luật lao động chưa có một định nghĩa chính thức về giải quyết TCLĐCN tại tòa án. Tuy nhiên từ những phân tích trên, có thể hiểu: Giải quyết TCLĐCN tại tòa án là tổng hợp các quy định của nhà nước về hoạt động giải quyết TCLĐCN giữa một hoặc một nhóm người lao động với người sử dụng lao động, có liên quan đến hợp đồng lao động bằng một bản án, quyết định do tòa án với tư cách là cơ quan tài phán mang quyền lực Nhà nước tiến hành theo trình tự, thủ tục nhất định và phán quyết được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân và thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 25 - 26)