Thực trạng pháp luật về nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động cá

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân và thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 34 - 38)

2.1. Thực trạng pháp luật về nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân nhân

Theo quy định tại Điều 180 BLLĐ năm 2019, việc giải quyết tranh chấp lao động nói chung trong đó có TCLĐCN phải tuân theo các nguyên tắc sau:

2.1.1. Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượngcủa các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động

Một trong các tư tưởng chỉ đạo quan trọng đối với giải quyết TCLĐCN là tôn trọng sự quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp. Điều này phù hợp với tính chất của quan hệ lao động – quan hệ được thiết lập dựa trên sự tự do thỏa thuận của NLĐ và NSDLĐ. Nguyên tắc tôn trọng quyết định quyền tự định đoạt của các bên cũng được ghi nhận tại Điều 5 BLTTDS năm 2015.

Theo quy định, các chủ thể của quan hệ lao động tự do thỏa thuận hợp đồng lao động trong khuôn khổ pháp luật lao động quy định. Khi các bên không thực hiện đúng các nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, vi phạm quyền và lợi ích của các bên dẫn tới TCLĐCN. Nguyên tắc này tôn trọng quyền tự định đoạt và đề cao ý chí của các bên tranh chấp. Quyền tự định đoạt của các bên không chỉ được đảm bảo thực hiện trước khi các bên đưa vụ TCLĐCN ra tổ chức, cơ quan có thẩm quyền giải quyết, mà ngay cả khi đã yêu cầu tổ chức, cơ quan có thẩm quyền giải quyết các bên vẫn có quyền tự quyết định giải quyết vụ tranh chấp của mình.

2.1.2. Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thơng qua hồ giải, trọng tài trên cơ sở tơn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tơn trọng lợi ích chung cơ sở tơn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tơn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.

Đây là nguyên tắc giải quyết TCLĐCN tiếp tục quá trình thương lượng, thỏa thuận giữa hai bên có sự thuyết phục và giải thích của hịa giải viên. Nội dung của nguyên tắc này thể hiện là trước khi mở phiên tòa xét xử TCLĐCN, hòa giải là một

thủ tục bắt buộc mà Tòa án phải thực hiện. Bất kì thời điểm nào trong các giai đoạn tiếp theo của quá trình giải quyết TCLĐCN tại tòa án, nếu có khả năng hịa giải thành thì tịa án tiến hành hòa giải. Sự thỏa thuận của các đương sự nếu hòa giải thành được Tịa án cơng nhận bằng quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Nguyên tắc này có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm đề cao sự tự thỏa thuận và ý chí của mỗi bên tham gia tranh chấp. Tòa án đứng ra hòa giải tranh chấp, hướng dẫn các bên thương lượng, đưa ra các gợi ý về hướng giải quyết trnh chấp cho các bên tham khảo. Sự tham gia hòa giải của Tòa án mà đó là thẩm phán – những người có trình độ và am hiểu quy định của pháp luật lao động, dễ tạo sự tin tưởng cho các bên tranh chấp. Hòa giải theo quy định của BLLĐ năm 2019 chính là kết quả tự quyết định của hai bên tranh chấp, bởi vì, các bên phải cùng nhau đồng ý với phương án hịa giải của hịa giải viên thì mới có thể lập biên bản hịa giải thành, ngược lại nếu các bên khơng đồng ý thì việc giải quyết TCLĐCN của hịa giải viên lao động sẽ không đạt kết quả.

2.1.3. Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật

Cơng khai, minh bạch nói lên cách thức tổ chức giải quyết TCLĐCN. Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết một cách cơng khai, ai quan tâm đều có thể tham dự phiên họp phiên tịa và kết quả giải quyết phải được cơng bố công khai, không được coi là một loại thông tin bảo mật.

Để đảm bảo tính khách quan trong việc giải quyết TCLĐCN địi hỏi tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải thu thập chứng cứ, nghiên cứu hồ sơ và đánh giá chứng cứ một cách khách quan, đứng ở vị trí trung lập, giữ thái độ khách quan, khơng thiên vị, khơng định kiến trong q trình giải quyết TCLĐCN và căn cứ vào các tình tiết khách quan của vụ việc để xây dựng phương án hòa giải hoặc ra các quyết định giải quyết.

Tranh chấp lao động cá nhân, bên cạnh những tác động tích cực cịn có khơng ít tác động tiêu cực tới NSDLĐ, NLĐ và xã hội. Hơn nữa trong nhiều trường hợp, sau quá trình giải quyết tranh chấp, quan hệ lao động của các bên vẫn tiếp tục được

duy trì. Vì vậy, tranh chấp lao động cần phải được giải quyết kịp thời, nhanh chóng để phịng ngừa và khắc phục những tác động tiêu cực nói trên.

Giải quyết TCLĐCN đúng pháp luật là “yêu cầu tất nhiên của công tác giải

quyết TCLĐ nói chung. Khi hịa giải viên lao động xây dựng phương án hòa giải hoặc chấp nhận phương án hòa giải do hai bên đưa ra và khi tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên hoặc ra quyết định, bản án để giải quyết

tranh chấp đều phải dựa trên cơ sở pháp luật”.21

Đúng pháp luật là yêu cầu và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành giải quyết vụ TCLĐ nói chung, TCLĐCN nói riêng, đồng thời là mong muốn chính đáng của các bên tranh chấp và của tồn xã hội. Do đó ngun tắc đúng pháp luật vùa có tính độc lập, vừa có tính bao qt về các vấn đề khác có liên quan.

2.1.4. Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Đây là một nguyên tắc đặc thù trong việc giải quyết TCLĐ nói chung, TCLĐCN nói riêng, khác hẳn với giải quyết tranh chấp thương mại hay dân sự. Phạm vi của ngun tắc này khơng chỉ gói gọn ở việc các bên có quyền thơng qua đại diện của mình để tham gia quá trình giải quyết TCLĐCN mà quan trọng là sự tham gia của các tổ chức đại diện các bên vào quá trình giải quyết tranh chấp. Theo quy định pháp luật, các tổ chức đại diện này có thể cử đại diện tham gia quá trình giải quyết TCLĐ để bảo vệ quyền và lợi của các bên.

Theo quy định, đại diện của bên NLĐ “là tổ chức cơng đồn cơ sở hoặc tổ

chức của NLĐ tại doanh nghiệp khi NLĐ yêu cầu. Còn đại diện của bên NSDLĐ là Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), Liên minh hợp tác xã Việt

Nam (VCA) hoặc tổ chức đại diện khác”.22 Đại diện của các bên thường là những

người am hiểu pháp luật, hiểu điều kiện của các bên vì vậy có thể giúp các cơ quan có thẩm quyền đánh giá về tranh chấp chính xác hơn, từ đó đưa ra bản án hoặc quyết định giải quyết TCLĐCN phù hợp. Ngun tắc này có mục đích quan trọng góp phần đề cao vai trị, vị trí của Cơng đồn và với tư cách là người bảo về quyền

21 Lê Thị Hường, “Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật

học, Trường Đại học Mở Hà Nội, 2019.

22

và lợi ích hợp pháp cho NLĐ, tổ chức đại diện NSDLĐ mà NSDLĐ tham gia, đồng thời góp phần cân bằng lợi thế về quyền và nghĩa vụ của các bên khi tiến hành giải quyết TCLĐCN.

2.1.5. Việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý

Nguyên tắc này cũng nhấn mạnh thẩm quyền giải quyết TCLĐCN và thời điểm các chủ thể có thẩm quyền được thụ lý giải quyết TCLĐCN. Đồng thời nguyên tắc này cũng một lần nữa “khẳng định sự coi trọng của pháp luật đối với

quyền tự thương lượng của các bên. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chỉ thụ lý giải quyết TCLĐCN khi các bên tranh chấp không thương lượng được với nhau, hoặc đã thương lượng thành nhưng sau đó khơng thực hiện, nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt của các bên về quyền và lợi ích của mình được giải một cách triệt để, tránh những bất đồng vẫn có thể xảy ra”.23

Tuy nhiên, những nội dung trong nguyên tắc này chủ yếu liên quan đến thủ tục giải quyết TCLĐCN, vì thế với tư cách là nguyên tắc giải quyết tranh chấp thì cũng cần phải xem lại, nhằm bảo đảm đúng tính chất của một nguyên tắc là tư tưởng chỉ đạo, quán xuyến các quy định của pháp luật về giải quyết TCLĐCN. Ngoài những nguyên tắc được phân tích ở trên, khi tiến hành giải quyết TCLĐCN tại TAND, các chủ thể có thẩm quyền phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản của BLTTDS năm 2015, được quy định tại chương 2, từ Điều 3 đến Điều 25 của Bộ luật. Cụ thể BLTTDS năm 2015 đã quy định về các nguyên tắc cơ bản như: “Tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự, Quyền quyết định và tự định đoạt của

đương sự, cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự, trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, bình

đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự, bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của đương sự, hịa giải trong tố tụng dân sự”24…

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân và thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)