Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án cấp sơ thẩm

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân và thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 43 - 52)

2.4. Thực trạng pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án tranh chấp lao

2.4.1. Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án cấp sơ thẩm

- Khởi kiện và thụ lý vụ án lao động

Khởi kiện vụ án lao động:

Quyền khởi kiện vụ án TCLĐCN được quy định tại Điều 186 và khoản 2 Điều 187 BLTTDS năm 2015. Về hình thức, nội dung đơn khởi kiện được quy định tại Điều 189 BLTTDS năm 2015. Thủ tục gửi đơn khởi kiện được quy định cụ thể tại Điều 190 BLTTDS năm 2015. Việc nhận đơn khởi kiện được quy định tại Điều 190 BLTTDS năm 2015:

33

“Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi

kiện, Chánh án tịa án phân cơng một thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ hôm được phân công, thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định: Yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện hoặc tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn; hoặc chuyển đơn khỏi kiện cho tịa án có thẩm quyền và thơng báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án khác; hoặc trả lại đơn khỏi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của tịa án”.34

Thụ lý vụ án lao động:

Theo quy định từ Điều 195 đến Điều 199 BLTTDS năm 2015;

“Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tịa án thì thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện để họ biết đến tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai cho tịa án. Thẩm phán chỉ thụ lý khi người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí”.35

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tòa án thụ lý vụ án, thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan tổ chức, cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho VKSND cùng cấp về việc tòa án đã thụ lý vụ án. Cùng với việc phải nộp cho tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

Quyền phản tố của bị đơn quy định trong BLTTDS năm 2015 được mở rộng hơn so với BLTTDS năm 2004 (sửa đổi bổ sung 2011). Nếu như trong BLTTDS năm 2004 (sửa đổi bổ sung 2011) chỉ quy định cho bị đơn được quyền phản tố đối với nguyên đơn thì theo BLTTDS năm 2015 bị đơn có quyền phản tố đối với cả

34 Điều 190 BLTTDS năm 2015.

35

người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Điều này xuất phát từ yêu cầu thực tiễn xét xử cũng như bảo đảm quyền lợi của bị đơn. Mặt khác, tạo điều kiện cho tịa án có thể xem xét vụ án một cách cụ thể, khách quan do thu thập được đầy đủ ý kiến của các bên.

- Hòa giải và chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp lao động cá nhân

Theo quy định tại Điều 203 BLTTDS năm 2015: “đối với TCLĐCN thuộc thẩm

quyền giải quyết của tòa án theo quy định Bộ luật này thì “thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì chánh án tịa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này”.36

Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của tịa án có hiệu lực pháp luật. Đối với TCLĐCN, thời hạn chuẩn bị xét xử là 2 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Nếu so sánh với thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án dân sự hoặc những vụ án về hơn nhân gia đình thì thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án TCLĐ nói chung, TCLĐCN nói riêng chỉ bằng một nửa. Quy định này xuất phát từ tính chất của TCLĐCN là tranh chấp liên quan đến những quyền lợi thiệt thân của NLĐ như việc làm, thu nhập, đời sống của NLĐ và gia đình họ. Vì thế, cần phải giải quyết TCLĐCN nhanh chóng, kịp thời so với các tranh chấp khác.

Trong giai đoạn này, tịa án tiến hành những cơng việc như: Lập hồ sơ vụ án, xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác, xác định quan hệ tranh chấp, luật áp dụng, làm rõ tình tiết khách quan của vụ án, xác minh thu thập chứng cứ, tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hịa giải. Nếu hịa giải khơng thành sẽ đưa vụ án ra xét xử.

Có thể thấy, BLTTDS năm 2015 đã quy định chặt chẽ về nguồn của chứng cứ tại Điều 94 và Điều 95, nhằm bảo đảm chặt chẽ quyền lợi chính đáng cho đương sự, đảm bảo cho việc giải quyết TCLĐCN được khách quan nhằm khắc phục tình trạng tài liệu giả, chứng cứ giả. Các nguồn của chứng cứ là:

36

“Tài liệu đọc được nội dung, tài liệu nghe được, nhìn được, thơng điệp dữ liệu

điện tử, vật chứng, lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng, kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định, biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ, kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản, văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ, văn bản công chứng, chứng thực, các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định”.37 NSDLĐ là người thực hiện quyền tổ chức, phân công, quản lý tồn bộ q trình lao động của NLĐ nên chứng cứ thường do NSDLĐ nắm giữ.

Trong trường hợp đương sự là NLĐ trong vụ án TCLĐCN mà không cung cấp, giao nộp được cho tịa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do NSDLĐ quản lý, lưu giữ thì NSDLĐ có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ đó cho tịa án. Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp NSDLĐ không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ theo quy định của pháp luật về lao động thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về NSDLĐ.38 Quy định trên nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ đồng thời cũng góp phần để q trình giải quyết TCLĐCN được nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Trong q trình tịa án giải quyết vụ TCLĐCN, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho tòa án. Trường hợp tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp chưa bảo đảm đủ cơ sở để giải quyết vụ việc thì thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ. Nếu đương sự không giao nộp hoặc giao nộp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ do tịa án u cầu mà khơng có lý do chính đáng thì tịa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và tòa án đã thu thập theo quy định tại Điều 97 của BLTTDS năm 2015 để giải quyết vụ TCLĐCN. Ngồi ra họ có nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho VKSND khi viện kiểm sát yêu cầu.

37 Phạm Thị Hồng Hạnh, “Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân và thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội,2016.

38

Việc giao nộp chứng cứ có thể tiến hành ngay cả khi khởi kiện và cả quá trình giải quyết TCLĐCN.39

Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải: Để

đảm bảo mọi chứng cứ được công khai, các đương sự đều biết các tài liệu, chứng cứ của vụ án để thực hiện quyền tranh tụng, nên ngoài việc quy định nghĩa vụ của đương sự khi giao nộp tài liệu chứng cứ cho tịa án thì phải gửi bản sao cho đương sự khác, BLTTDS năm 2015 còn quy định phải có phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tuy nhiên để hạn chế việc phát sinh thêm thủ tục không cần thiết nên đã ghép phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ với phiên hòa giải. Trường hợp vụ án lao động không được hịa giải hoặc khơng tiến hành hịa giải được thì thẩm phán tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ mà khơng tiến hành hịa giải. Thành phần tham gia phiên họp bắt buộc phải có đại diện tập thể NLĐ đối với vụ TCLĐCN khi có yêu cầu của NLĐ, trừ vụ TCLĐCN đã có tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện, người lao động. Trường hợp đại diện tập thể lao động khơng tham gia hịa giải thì phải có ý kiến bằng văn bản.

Về thủ tục hòa giải: Thủ tục hòa giải và chuẩn bị xét xử vụ TCLĐCN được quy

định cụ thể tại chương XIII của BLTTDS năm 2015. Hòa giải vụ án TCLĐCN trước khi mở phiên tịa có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình giải quyết TCLĐCN. Một mặt đảm bảo cho các bên thực hiện quyền tự định đoạt của họ, mặt khác nếu tịa án giải quyết thành thì q trình tố tụng sẽ chấm dứt ngay khi hịa giải. Điều này làm giảm bớt gánh nặng cho tòa án, vừa tạo điều kiện tốt cho các bên tiếp tục duy trì quan hệ lao động sau tranh chấp, đồng thời giảm bớt chi phí về thời gian và tiền bạc cho nhà nước và các bên tham gia tranh chấp.

Trước khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm thì tịa án bắt buộc phải thực hiện thủ tục hòa giải, trừ trường hợp vụ án TCLĐCN khơng được hịa giải (Điều 206 BLTTDS năm 2015) hoặc khơng thể hịa giải được (vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn cụ theo khoản 1 điều 205 BLTTDS năm 2015). Điểm đ khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015 quy định “Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy

thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của tòa án mới giải quyết được vụ án”.40

- Phiên tòa sơ thẩm vụ án tranh chấp lao động cá nhân

Theo quy định tại khoản 4 điều 203 BLTTDS năm 2015, trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, tòa án phải mở phiên tịa, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

Thành phần hội đồng xét xử: Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án TCLĐCN gồm

một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp đặc biệt thì hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân. Theo quy định đối với vụ TCLĐCN thì phải có hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác trong tổ chức đại diện tập thể NLĐ hoặc người có kiến thức về pháp luật lao động.

Đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của đương sự phải có mặt tại phiên tịa. Nếu có người vắng mặt thì hội đồng xét xử phải hỗn phiên tịa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nếu hỗn phiên tịa, tịa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có u cầu độc lập vắng mặt mà khơng có người đại diện tham gia phiên tịa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và tịa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì tịa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

Trong tố tụng giải quyết vụ TCLĐCN, VKSND thực hành quyền công tố, kiểm

sát hoạt động tư pháp. Để thực hiện chức năng của mình VKSND thực hiện các hoạt động như: thu thập tài liệu chứng cứ theo quy định pháp luật, tham gia phiên tòa, phiên họp phát biểu quan điểm của viện về giải quyết vụ TCLĐCN thông qua các bản tố tụng, tài liệu hồ sơ vụ án. Theo quy định tại Điều 232 BLTTDS năm 2015 quy định về sự có mặt của kiểm sát viên như sau:

40

“Kiểm sát viên được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân cơng có nhiệm

vụ tham gia phiên tòa, nếu kiểm sát viên vắng mặt thì hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, khơng hỗn phiên tịa. Trường hợp kiểm sát viên bị thay đổi tại phiên tịa hoặc khơng thể tiếp tục tham gia phiên tịa xét xử, nhưng có kiểm sát viên dự khuyết thì người này được tham gia phiên tịa xét xử tiếp vụ án nếu họ có mặt tại phiên tịa từ đầu”.41

Thủ tục xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng, khi tất cả các

đương sự vắng mặt và thuộc trường hợp xét xử vắng mặt, tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự, người tham gia tố tụng khác theo thủ tục sau: Chủ tọa phiên tịa cơng bố lý do đương sự vắng mặt hoặc đơn của đương sự đề nghị hội đồng xét xử vắng mặt. Chủ tọa phiên tịa cơng bố tóm tắt nội dung vụ án và tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Hội đồng xét xử thảo luận về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát.

Trình tự, thủ tục phiên tòa sơ thẩm:

Theo BLTTDS năm 2015, phiên tòa sơ thẩm vụ án TCLĐCN được tiến hành

theo các bước sau đây:

Bước 1: Bắt đầu phiên tòa sơ thẩm, bao gồm các thủ tục được quy định từ Điều 239 đến Điều 246 BLTTDS năm 2015. Theo đó, thủ tục khai mạc phiên tòa gồm: giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch; xem xét, quyết định hỗn phiên tịa khi có người vắng mặt; bảo đảm tính khách quan của người làm chứng; hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu; xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu; thay đổi địa vị tố tụng; công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Cụ thể: Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án TCLĐCN ra xét xử. Chủ tọa phiên tịa kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của tòa án và kiểm tra căn cước của đương sự. Chủ tọa phiên tòa phổ biến quyền và nghĩa vụ của các đương sự và của những người tham gia tố tụng khác. Chủ tọa phiên tòa giới

41

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân và thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 43 - 52)