Thực trạng pháp luật về thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân và thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 42 - 43)

cá nhân tại tòa án nhân dân

Khoản 1 Điều 184 BLTTDS năm 2015 quy định “Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự. Trong khi đó, khoản 1 Điều 149 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Thời hiệu là

thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định”.32

Căn cứ BLLĐ năm 2019 “Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao

động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.”. Quy định này có nghĩa là

kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm, các bên chỉ có tối đa 01 năm đã bao gồm thời gian yêu cầu hòa giải viên hòa giải tranh chấp. Do vậy, đối với các TCLĐCN bắt buộc phải thông

31 Phạm Thị Hồng Hạnh, “Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân và thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội,2016.

32

qua thủ tục hòa giải, cấn bên tranh chấp phải hết sức chú ý đến thời hiệu khởi kiện là tính từ ngày phát hiện ra hành vi mà các bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích của mình bị vi phạm, chứ khơng tính từ ngày có biên bản hịa giải khơng thành của hòa giải viên lao động hay kể từ ngày hết hạn hòa giải mà hòa giải viên khơng tiến hành hịa giải.

Khoản 2 Điều 184 BLTTDS năm 2015 quy định: “Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết

định giải quyết vụ việc.”33 Như vậy quy định trên không cho phép cơ quan tố tụng

viện dẫn các quy định về thời hiệu. đồng thời chỉ cho phép đương sự viện dẫn quy định về thời hiệu ở giai đoạn sơ thẩm. Nếu đương sự không yêu cầu áp dụng các quy định về áp dụng thời hiệu ở cấp sơ thẩm thì khơng được viện dẫn hết thời hiệu ở cấp phúc thẩm hay giám đốc thẩm. Quy định này nhằm tránh tình trạng biết là vụ việc hết thời hiệu nhưng một bên khơng nói ra ở cấp sơ thẩm mà chờ nếu bị tuyên thua kiện mới viện dẫn hết thời hiệu để làm căn cứ yêu cầu hủy kết quả xét xử (yêu cầu giám đốc thẩm, phúc thẩm). Việc hạn chế việc viện dẫn tài liệu trên buộc Tòa án phải giải quyết nội dung vụ việc và như vậy tạo điều kiện cho NLĐ được đảm bảo công lý theo đúng quy định Hiến pháp năm 2013.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân và thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)