Nội dung pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân và thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 26 - 34)

1.2. Điều chỉnh pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án

1.2.2. Nội dung pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân

nhân dân

Điều chỉnh pháp luật đối với giải quyết TCLĐCN hướng tới mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ và NLĐ. Sự can thiệp của Nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật sẽ đảm bảo quyền và lợi ích của các bên được thực hiện cụ thể thông qua cơ quan tài phán là tòa án. “Tòa án là một thiết chế đặc biệt có

chức năng giải quyết tranh chấp và là công cụ để thực hiện quyền tư pháp mang tính quyền lực Nhà nước”.12

Những nội dung điều chỉnh pháp luật về giải quyết TCLĐCN tại TAND bao gồm: nguyên tắc giải quyết TCLĐCN, thẩm quyền của tòa án, thời hiệu khởi kiện, trình tự, thủ tục giải quyết TCLĐCN tại tịa án.

- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án được hiểu là những tư tưởng chỉ đạo quán xuyến và xuyên suốt các quy phạm pháp luật về giải

quyết TCLĐCN. Nhằm định hướng cho việc giải quyết TCLĐCN, pháp luật các quốc gia đã đề ra một số nguyên tắc giải quyết TCLĐ nói chung trong đó cũng chính là nguyên tác giải quyết TCLĐCN. Tinh thần của các nguyên tắc này được thể hiện rất rõ qua các quy định cụ thể về cơ quan giải quyết và trình tự giải quyết tranh chấp lao động.

Nội dung các nguyên tắc giải quyết TCLĐ vừa bao hàm những yêu cầu chung đối với việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực dân sự, vừa bao hàm những yêu cầu dành riêng cho việc giải quyết TCLĐ. Giải quyết TCLĐCN “khơng

đơn giản là tìm ra một giải pháp cơng bằng và hợp pháp cho các bên tranh chấp mà còn phục vụ các mục tiêu khác như duy trì sự ổn định của quan hệ lao động. Những mục tiêu này bắt nguồn từ những đặc thù của TCLĐCN – loại tranh chấp thường liên quan trực tiếp đến đời sống của NLĐ và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nền kinh tế và trật tự an toàn xã hội”.13

Tùy vào điều kiện kinh tế - xã hội và quan điểm của mình mà các quốc gia quy định nguyên tắc giải quyết TCLĐ nói chung, nguyên tắc giải quyết TCLĐCN nói riêng. Ở một số quốc gia trong đó có Việt Nam, khi giải quyết TCLĐCN, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tuân theo các nguyên tắc quy định trong BLLĐ. Ngoài ra, TCLĐCN cũng là tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội dân sự, vì thế khi xét xử vụ TCLĐCN tại tịa án, chủ thể có thẩm quyền cịn phải tn theo các nguyên tắc quy định trong BLTTDS.

Các nguyên tắc giải quyết TCLĐCN được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc chung trong quá trình giải quyết TCLĐ tại bước thương lượng, hòa giải và kể cả khi TCLĐCN được giải quyết tại tịa án. Trong đó phải bảo đảm và tơn trọng các bên tự thương lượng, quyết định trong giải quyết TCLĐCN. Thơng qua hịa giải trên cơ sở tơn trọng quyền và lợi ích của các bên tranh chấp, tơn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật. Việc giải quyết TCLĐCN phải đảm bảo nguyên tắc chung là công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật. Đồng thời phải bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên tranh chấp trong quá trình giải quyết TCLĐCN. Việc giải

13

quyết TCLĐCN do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết TCLĐCN tiến hành sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do một trong hai bên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên tranh chấp không thực hiện.

Cùng với đó, khi giải quyết TCLĐCN tại tịa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cịn phải tn thủ các ngun tắc được quy định trong pháp luật tố tụng dân sự. Trong quá trình giải quyết TCLĐCN, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền và các bên tranh chấp phải bảo đảm các quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, cung cấp chứng cứ và chứng minh, các nguyên tắc bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng; bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi hợp pháp của đương sự,… Mục đích đặt ra là nhằm bảo đảm quyền và lợi ích các bên tranh chấp, tuân thủ quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết TCLĐCN.

- Thẩm quyền của tòa án nhân dân trong giải quyết tranh chấp lao động cá

nhân

Để việc giải quyết TCLĐCN được thực hiện đúng pháp luật và đảm bảo hiệu quả, một trong những yêu cầu đặt ra là tranh chấp phải được tòa án đúng thẩm quyền giải quyết.

Trên thế giới, pháp luật các quốc gia đều quy định tịa án có thẩm quyền giải quyết TCLĐCN. Quá trình xét xử của Tòa án kết thúc bằng việc ra các bản án, quyết định về vụ tranh chấp hoặc một việc nào đó thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nhằm bảo vệ pháp chế và lẽ phải.

Ở một số nước như: Anh, Cộng hòa Liên Bang Đức, Thụy Điển, Pháp,… Tòa Lao động thuộc hệ thống cơ quan Tư pháp nhưng không hẳn nằm trong hệ thống dọc của Tòa án mà thường tổ chức như một loại Tòa án đặc biệt tuy nhiên quyền hậu kiểm tối cao về mặt pháp lý vẫn thuộc tòa án tối cao. Tại Cộng hòa Liên Bang Đức, Tòa Lao động là một hệ thống Tịa án độc lập, có quyền giải quyết TCLĐ cá nhân và TCLĐ tập thể. Tòa án lao động gồm: 03 cấp: Tòa án lao động (cấp sơ thẩm), Tòa án lao động bang (cấp phúc thẩm), Tòa án Lao động Liên bang (cấp giám đốc thẩm, tái thẩm). Thẩm phán của HĐXX tại Tòa án Lao động và Tòa án lao

động bang gồm 01 thẩm phán chuyên nghiệp và 02 thẩm phán danh dự (thẩm phán khơng chun). Tại tịa án Liên bang gồm 03 thẩm phán chuyên nghiệp và 03 thẩm phán danh dự, trong đó 01 thẩm phán danh dự đại diện cho giới chủ và 01 thẩm phán danh dự đại diện cho giới thợ.14

Có thể thấy việc thành lập một hệ thống tài phán lao động riêng biệt là một việc làm hữu ích. Bởi các bên đều có khả năng đạt được thỏa hiệp vì mỗi bên đều có đại diện trong Hội đồng xét xử nên các phán quyết sẽ dễ được bên thua chấp nhận hơn. Thêm vào đó các thẩm phán có kiến thức chuyên sâu về pháp luật lao động và kinh nghiệm trong quan hệ lao động. Do đó việc tranh tụng tại Tịa sẽ hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu giải quyết nhanh chóng, kịp thời của các TCLĐCN.

Ở một số quốc gia khác như: Thái Lan, Việt Nam, Nhật Bản,.. Tòa Lao động nằm trong hệ thống Tòa Dân sự chung và hoạt động theo những quy tắc trong BLTTDS. Chẳng hạn ở Thái Lan, hệ thống Tòa án gồm: Tòa Hiến pháp, Tòa Tư pháp, Tịa Hành chính và Tịa Qn đội. Tịa Tư pháp gồm hai bộ phận: Hành chính và xét xử. Các Tịa tư pháp được phân thành ba cấp: Tòa sơ thẩm, Tòa phúc thẩm và Tòa tối cao. Tòa sơ thẩm gồm tòa xét xử chung và tòa chuyên biệt. Hiện nay ở Thái Lan có 05 tịa chun biệt: Tịa Gia đình và vị thành niên, Tịa Lao động, Tịa Thuế, Tịa sở hữu trí tuệ và Thương mại Quốc tế, Tòa Phá sản.15 Việc thành lập tòa chuyên biệt nhằm giải quyết các vụ, việc theo từng lĩnh vực một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, các thẩm phán có chun mơn cao về lĩnh vực nào sẽ giải quyết ở lĩnh vực đó. Điều này góp phần nâng cao chất lượng xét xử và hiệu quả giải quyết các tranh chấp.16

Ngoài việc xác định thể chế tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân, pháp luật còn xác định các tranh chấp lao động nào thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án (thẩm quyền theo vụ việc). Tịa án các cấp có quyền giải quyết loại tranh chấp cá nhân nào (thẩm quyền theo cấp), tòa nào có thẩm quyền giải

14Lê Thị Hường, “Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật

học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2019, tr 14.

15 Phạm Hồng Quân, “Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao đông cá nhân và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Yên

Bái”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2017, tr 19.

16 Phạm Hồng Quân, “Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao đông cá nhân và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Yên

quyết (thẩm quyền theo lãnh thổ) và các đương sự có quyền lựa chọn tịa án. Việc phân định thẩm quyền giữa các cấp tịa án chủ yếu dựa vào tính chất của các loại việc tranh chấp. Tùy thuộc vào tính chất phức tạp của các tranh chấp cũng như năng lực xét xử của các cấp tòa án mà pháp luật quy định TCLĐCN thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tòa án nào. Theo yêu cầu của nguyên tắc độc lập các cấp tòa độc lập với nhau trong hoạt động xét xử.

Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 ghi nhận “Tòa án nhân dân là cơ quan xét

xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”.17 Cụ

thể tịa án có chức năng xét xử các vụ án nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Như vậy, xét xử là chức năng đặc thù của tịa án, do đó việc xác định thẩm quyền giữa các tòa án là một việc hết sức quan trọng. Xác định thẩm quyền đúng sẽ tránh việc chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa tòa án với các cơ quan Nhà nước, các tịa án với nhau từ đó góp phần giải quyết các tranh chấp một cách nhanh chóng, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.

- Thời hiệu khởi kiện tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án

Thời hiệu giải quyết TCLĐCN được hiểu là khoảng thời gian hiệu lực do pháp luật quy định mà trong khoảng thời gian đó các bên TCLĐCN được quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền giải quyết TCLĐCN. Ngoài thời gian hiệu lực đó, các bên khơng được quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức giải quyết TCLĐCN. Cũng theo tinh thần đó, “các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết TCLĐCN được quyền từ chối, không thụ lý giải quyết TCLĐCN đã hết thời hiệu yêu cầu giải quyết, nếu thụ lý giải quyết thì coi như vi phạm pháp luật về giải quyết TCLĐCN. Các kết quả giải quyết TCLĐCN khơng có giá trị pháp lý thi hành”.18 Tuy nhiên, pháp luật không cản trở việc các bên giải quyết TCLĐCN bằng các phương thức khác mặc dù đã hết thời hiệu yêu cầu giải quyết TCLĐCN theo quy định của pháp luật.

17 Hiến pháp năm 2013.

Tùy thuộc vào cơ sở lý luận và thực tiễn nhất định, tác động của các quy định đối với xã hội, NLĐ, NSDLĐ và cơng tác xét xử của Tịa án mà ở mỗi quốc gia quy định về thời hiệu nói chung và thời hiệu khởi kiện vụ án TCLĐCN nói riêng ở mỗi quốc gia lại được xác lập khác nhau. Chằng hạn Trung Quốc quy định thời hạn tính thời hiệu trong giải quyết TCLĐCN là 15 ngày kể từ ngày nhận được phán quyết của trọng tài lao động. Tại Việt Nam, thời hiệu khởi kiện được quy định trong BLLĐ năm 2012 và BLTTDS năm 2015.

- Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân

Trình tự, thủ tục giải quyết TCLĐCN được hiểu là các bước mà pháp luật quy định, theo đó khi tiến hành giải quyết TCLĐCN tại Tòa án, chủ thể có thẩm quyền giải quyết và các bên TCLĐCN phải tuân theo. Cụ thể các bước như: Khởi kiện vụ án, thụ lý vụ án, hòa giải vụ án, phiên tòa xét xử, kháng cáo, kháng nghị (nếu có).

Theo pháp luật Thái Lan, trong Đạo luật về tổ chức hoạt động của Tòa án lao động và các quy tắc Tố tụng, việc giải quyết TCLĐCN tại Tòa án được thực hiện theo trình tự, thủ tục: Các bên tranh chấp khởi kiện ra Tòa án lao động dưới hình thức văn bản hoặc bằng miệng tại trụ sở Tòa án Lao động. Nếu vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án lao động, chánh án Tịa Lao động sẽ phân cơng thẩm phán và bồi thẩm viên lao động trực tiếp giải quyết vụ việc. Thẩm phán phụ trách sẽ định ngày xét xử và khơng được trì hỗn đồng thời thơng báo cho ngun đơn, bị đơn đến Tòa án. Trước khi xét xử, Tòa án Lao động sẽ tiến hành hịa giải để các bên có thể thỏa thuận với nhau về vụ việc.19 Trường hợp cần thiết có thể tiến hành hịa giải bí mật với sự có mặt của các bên. Nếu hịa giải khơng thành thì sẽ đưa vụ việc ra xét xử. Để đảm bảo cho việc xét xử diễn ra nhanh chóng, Tịa sẽ u cầu ngun đơn trình bày và bị đơn trả lời bằng văn bản. Các bên được yêu cầu cung cấp chứng cứ chứng minh cho quan điểm của mình. Trường hợp nguyên đơn sau khi đã biết lệnh và ngày xét xử của Tòa mà vắng mặt khơng có lý do thì Tịa án sẽ coi đó là cử chỉ từ chối tố tụng và xóa tên vụ việc trong danh sách. Nếu bị đơn vắng mặt, Tòa vẫn đưa

19 Lê Thị Hường, “Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật

vụ việc ra giải quyết. Tịa án cũng có quyền tự mình thu thập chứng cứ và triệu tập nhân chứng, vật chứng do các bên đưa ra và xác minh các loại chứng cứ đó. Tịa án phải tiến hành tố tụng mộ cách nhanh chóng, khơng được trì hỗn, trong trường hợp cần thiết, thời gian kéo dài khơng q 07 ngày. Trong q trình tố tụng, Tịa án ln có quyền và trách nhiệm giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận. Trước khi tuyên án, Tịa án có thể tiếp tục tiến hành tố tụng nếu Tịa án cho rằng điều đó là phù hợp với cơng lý. Trong vịng 03 ngày kể từ ngày chấm dứt việc xét xử, Tịa án phải thơng báo cho các bên bằng bản án với đầy đủ chữ ký của thẩm phán và bồi thẩm viên lao động.

Trường hợp không đồng ý với kết quả của bản án hoặc quyết định của Tòa án Lao động, các bên có quyền kháng cáo lên Tịa án Tối cao Vương quốc Thái Lan, đồng thời gửi bản yêu cầu kháng cáo cho Tòa án Lao động đã ra bản án, quyết định đó. Kế từ ngày nhận được bản sao về việc kháng cáo do Tòa án Lao động thơng báo, bên kia phải trả lời Tịa án trong vịng 07 ngày. Nếu hết thời hạn mà khơng trả lời được thì Tịa Lao động sẽ gửi hồ sơ lên Tòa án Tối cao. Quyết định của Tòa án Tối cao về vụ việc là quyết định cuối cùng trong việc giải quyết TCLĐCN.20

20 Hoàng Thị Yến, “Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân và thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Mở Hà Nội, 2018, tr. 20.

Kết luận Chƣơng 1

Tranh chấp lao động cá nhân là hiện tượng mang tính khách quan trong quan

hệ lao động của nền kinh tế thị trường. Giải quyết TCLĐCN nhằm khơi phục quyền và lợi ích các bên khi xâm phạm là nhu cầu tất yếu của NLĐ và NSDLĐ. Trong các

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân và thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 26 - 34)