Giải quyết vụ án tranh chấp lao động cá nhân theo thủ tục rút gọn

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân và thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 54 - 59)

2.4. Thực trạng pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án tranh chấp lao

2.4.3.Giải quyết vụ án tranh chấp lao động cá nhân theo thủ tục rút gọn

- Giải quyết vụ án tranh chấp lao động cá nhân theo thủ tục rút gọn tại tòa án cấp sơ thẩm

Điều kiện để tòa án giải quyết vụ TCLĐCN theo thủ tục rút gọn: Theo quy định

tại khoản 1 Điều 317 BLLTTDS năm 2015, tòa án giải quyết vụ TCLĐCN theo thủ tục rút gọn khi có đủ các điều kiện sau đây: “Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ

pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tịa án khơng phải thu thập tài liệu, chứng cứ; Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng; Khơng có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị tòa án giải quyết theo thủ tục

rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản”.44

Đối với vụ TCLĐCN đã được thụ lý, giải quyết theo thủ tục rút gọn mà NSDLĐ có quốc tịch nước ngồi hoặc người đại diện theo pháp luật của họ đã rời khỏi địa chỉ nơi cư trú, nơi có trụ sở mà khơng thơng báo cho đương sự khác, tịa án thì bị coi là trường hợp cố tình giấu địa chỉ. Tịa án vẫn giải quyết vụ án đó theo thủ tục rút gọn.

Thành phần xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn: Việc xét xử sơ thẩm theo thủ

tục rút gọn do một thẩm phán tiến hành. Các đương sự, kiểm sát viên viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt tại phiên tịa xét xử theo trường hợp xét xử rút gọn, trường hợp kiểm sát viên vắng mặt thì hội dồng xét xử vẫn tiến hành xét xử. Đương sự có quyền đề nghị tịa án xét xử vắng mặt. Trường hợp bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt khơng có lý do chính đáng thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên tịa.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn, nếu xuất hiện tình tiết mới sau đây làm cho vụ án khơng cịn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì tịa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường. Cụ thể, phát sinh tình tiết mới mà các đương sự khơng thống nhất do đó cần phải xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc cần phải tiến hành giám định; Cần phải định giá, thẩm định giá tài sản tranh chấp mà các đương sự không thống nhất về giá; Cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Phát sinh yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập; Phát sinh đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, yêu cầu xác minh, thu thập chứng cứ ở nước ngoài mà cần phải thực hiện ủy thác tư pháp, trừ trường hợp quy định. Trường hợp chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thơng thường thì thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính lại kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.

Thủ tục giải quyết vụ án TCLĐCN theo thủ tục rút gọn: Tịa án sẽ khơng tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

44

riêng mà sẽ thẩm phán tiến hành hịa giải, cơng khai chứng cứ ngay sau khi khai mạc phiên tòa. Trường hợp đương sự thỏa thuận được với nhau về toàn bộ các vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì thẩm phán kết thúc phiên tịa, sau 07 ngày kẻ từ ngày phiên tịa kết thúc, thẩm phán ra quyết định cơng nhận sự thỏa thuận của các đương sự.45

Như vậy người nhận được thông báo thụ lý vụ án (bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan) có trách nhiệm nộp cho tịa án văn bản ghi ý kiến của mình về các yêu cầu của nguyên đơn hay người khởi kiện cùng các tài liệu chứng cứ kèm theo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Trong trường hợp cần gia hạn gửi cho tòa án nêu rõ lý do. Nếu việc xin gia hạn là có căn cứ thì tịa án phải gia hạn nhưng khơng q 15 ngày. Người được thơng báo có quyền thể hiện quan điểm của mình về yêu cầu của người khởi kiện trước tòa án là đồng ý hay bác bỏ yêu cầu này, có quyền u cầu tịa án cho xem, sao chụp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 BLTTDS năm 2015. Do đó khi xem xét đơn khởi kiện và các chứng cứ kèm theo của đương sự, chưa triệu tập đương sự trong các vụ án để xác định họ có thừa nhận nghĩa vụ hay không, phát sinh thêm chứng cứ mới hay khơng thì khơng thể xác định được vụ án có đủ điều kiện để áp dụng thủ tục rút gọn. Vì vậy, quy định thụ lý vụ án, tòa án phải xác định thụ lý vụ án theo thủ tục rút gọn là thiếu tính khả thi đối với các vụ TCLĐCN.

- Giải quyết vụ án tranh chấp lao động cá nhân theo thủ tục rút gọn tại tòa án cấp phúc thẩm

Theo quy định tại khoản 1 Điều 321 BLTTDS năm 2015, “bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án theo thủ tục rút gọn có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm để yêu cầu tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm rút gọn. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn là 1 tháng. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, thẩm phán phải mở phiên tòa phúc thẩm”.46

45 Khoản 1 Điều 199 BLTTDS năm 2015.

46

Thời hạn kháng cáo đối với bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn là 07 ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với đương sự khơng có mặt tại phiên tịa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án, quyết định được giao cho họ hoặc bản án, quyết định được niêm yết. Thời hạn kháng nghị đối với bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn của VKSND cùng cấp là 07 ngày, của VKSND cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định.

Quyền hạn của thẩm phán khi xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 6 Điều 324 BLTTDS năm 2015.

- Thủ tục xem lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật

Các bản án, quyết định của tịa án sau khi có hiệu lực pháp luật, thông thường sẽ được thi hành. Nhưng vì nhiều nguyên nhân mà bản án, quyết định của tịa án vẫn có sai sót về mặt nội dung. Để bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của các đương sự đồng thời nằm đảm bảo việc xét xử của tịa án là đúng quy định pháp luật thì những bản án, quyết định của tịa án dù có hiệu lực pháp luật vẫn xem xét lại theo thủ tục tố tụng đặc biệt là thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm.

Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của hội đồng thẩm phán TAND tối cao được quy định tại chương XXII của BLTTDS năm 2015. Thủ tục “đặc biệt” nói trên thực chất không phải là một phiên tòa xét xử mà thực chất chỉ là một “phiên họp của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao”.

Qua những quy định trên có thể thấy, nhìn chung thủ tục giải quyết TCLĐCN tại TAND cũng đã đáp ứng được yêu cầu khách quan, cơng bằng chính xác của việc xác định tranh chấp, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc khởi kiện của NLĐ và NSDLĐ khi có tranh chấp xảy ra. Tuy nhiên việc áp dụng thủ tục tố tụng dân sự để giải quyết TCLĐCN gặp khó khăn do thủ tục tố tụng dân sự thường không phát huy được hiệu quả trong giải quyết TCLĐCN. Quy trình thụ lý vụ kiện cũng như quá trình xem xét giải quyết vụ việc bị kéo dài vì phải thực hiện các thủ tục xác minh, thu thập chứng cứ trong khi đó TCLĐCN lại có những đặc thù riêng cần giải quyết nhanh chóng để sớm ổn định quan hệ lao động.

Kết luận Chƣơng 2

Pháp luật hiện hành của Việt Nam về giải quyết TCLĐCN tại TAND không ngừng được sửa đổi, bổ sung và ngày càng hồn thiện. Theo đó, việc giải quyết TCLĐCN tại TAND phải tuân theo các nguyên tắc chặt chẽ của BLLĐ năm 2019 và BLTTDS năm 2015. Chủ thể có thẩm quyền giải quyết TCLĐCN cũng như tham gia quá trình giải quyết TCLĐCN được quy định rõ ràng. Trình tự, thủ tục giải quyết TCLĐCN tại các cấp tòa án theo các thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm được quy định chặt chẽ hơn so với trước đây nhằm bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích cho các bên tranh chấp.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, pháp luật hiện hành theo quy định của BLLĐ năm 2019, BLTTDS năm 2015 vẫn còn một số tồn tại, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Trước thực trạng này, cần thiết nhanh chóng đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết TCLĐCN tại TAND.

CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN TẠI TỊA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ VÀ

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.1. Thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân và thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 54 - 59)