Giải quyết vụ án tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án cấp phúc thẩm

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân và thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 52 - 54)

2.4. Thực trạng pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án tranh chấp lao

2.4.2. Giải quyết vụ án tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án cấp phúc thẩm

Xét xử phúc thẩm là việc tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.42 Bản án, quyết định của tịa sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bao gồm: bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án lao động.

Việc xem xét lại tính đúng đắn của tòa án, quyết định sơ thẩm về các vụ TCLĐCN là một việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Với mục đích sửa chữa những sai lầm của tòa án trong các bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, phúc thẩm vụ TCLĐCN là một giai đoạn tố tụng được thực hiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.

Theo Điều 271 BLTTDS năm 2015, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ TCLĐCN, quyết định đình chỉ giải quyết vụ TCLĐCN của tịa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Đơn kháng cáo phải được gửi cho tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho tịa án cấp phúc thẩm thì tịa án đó phải chuyển cho tịa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định.

Chuẩn bị xét xử phúc thẩm: Trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án,

tùy từng trường hợp, tòa án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau đây: Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án; Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án; Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.

42

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì chánh án tịa án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không được quá 01 tháng.

Thời hạn kháng cáo, kháng nghị cụ thể như sau: “Thời hạn kháng cáo đối với

bản án của tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với đương sự, đại diện cá nhân khởi kiện khơng có mặt tại phiên tịa hoặc khơng có mặt khi tun án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết. Thời hạn kháng nghị đối với bản án của tòa án cấp sơ thẩm của viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp kiểm sát viên không tham gia phiên tịa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định. Thời hạn kháng nghị của viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày viện kiểm sát cùng cấp

nhận được quyết định”.43

Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, tịa án phải thơng báo bằng văn bản cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và VKSND cùng cấp về việc tòa án đã thụ lý vụ án và thông báo trên cổng thông tin điện tử của tịa án (nếu có).

Thành phần tham gia phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ TCLĐCN: Theo quy định

tại Điều 294 BLTTDS năm 2015 những người tham gia phiên tòa phúc thẩm bao gồm: Người kháng cáo, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải được triệu tập tham gia phiên tịa. Tịa án có thể triệu tập những người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa nếu xét thấy cần thiết cho việc giải

43

quyết kháng cáo, kháng nghị; Kiểm sát viên viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên tòa phúc thẩm.

Thủ tục phiên tòa lao động phúc thẩm: Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba vhẩm phán, khơng có sự tham gia của hội thẩm nhân dân và tòa phúc thẩm sẽ được diễn ra với các thủ tục: Thủ tục bắt đầu phiên tòa, tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm, nghị án và tuyên án

Nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm tương tự như phiên tòa sơ thẩm. Sau khi hỏi các đương sự xong chủ tọa sẽ điều khiển tranh luận. Tuy nhiên, điểm khác giữa tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm so với phiên tòa sơ thẩm là tòa án chỉ yêu cầu các đương sự chỉ tranh luận về những vẫn đề nằm trong phạm vi xét xử phúc thẩm và đó là những vấn đề đã được hỏi tại phiên tòa phúc thẩm. Quy định này nhằm làm rõ những vấn đề trọng tâm cần xét xử, tránh mất thời gian không cần thiết.

Thủ tục nghị án, việc nghị án, trở lại việc hỏi và tranh luận, thời gian nghị án, tuyên án, sửa chữa, bổ sung bản án phúc thẩm được thực hiện như thủ tục xét xử sơ thẩm.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân và thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)