Thực trạng pháp luạt về thẩm quyền của tòa án nhân dân trong việc giả

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân và thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 38 - 42)

quyết tranh chấp lao động cá nhân

2.2.1. Thẩm quyền chung (thẩm quyền theo vụ việc)

Theo quy định của BLTTDS năm 2015, TCLĐCN được xét xử ở TAND phải là TCLĐCN giữa người lao động hoặc tranh chấp giữa tập thể NLĐ với NSDLĐ. TCLĐCN này được hòa giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hịa giải khơng thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà hòa giải viên lao động không tiến hành hịa giải, thì khi đó một hoặc cả hai bên tranh chấp yêu cầu tòa án giải quyết.

Riêng các TCLĐCN quy định tại khoản 1 Điều 188 BLLĐ năm 2019 cũng như khoản 1 Điều 31 BLTTDS năm 2015 thì khơng nhất thiết phải qua thủ tục hòa giải, cụ thể là: “Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh

chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với NSDLĐ; tranh chấp về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa NLĐ với doanh nghiệp, đơn

vị sự nghiệp công lập đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.25

So với trước đây, BLTTDS năm 2015 đã quy định cụ thể, chi tiết hơn các tranh chấp khơng phải hịa giải tại cơ sở. Theo đó các quy định về các TCLĐCN được giải quyết tại TAND khơng nhất thiết phải đưa ra hịa giải tại cơ sở đã cơ bản nhất quán với quy định tại BLLĐ, đồng thời đã quy định một cách đầy đủ, cụ thể, rõ ràng hơn. Tuy nhiên, BLLĐ năm 2019 đã bổ sung thêm loại tranh chấp lao động cá

24 Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

25

nhân không nhất thiết phải qua hòa giải mà các bên có thể yêu cầu TAND giải quyết. Đó là TCLĐCN giữa NLĐ cho thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động. Vì vậy pháp luật về tố tụng cần nhanh chóng bổ sung quy định này để thể hiện sự phù hợp và thống nhất trong hệ thống pháp luật, bảo đẩm tính khả thi trong thực tiễn.

2.2.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo cấp của tòa án nhân dân nhân dân

- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của tòa án nhân dân cấp huyện

Theo quy định tại Điều 35 BLTTDS năm 2015, TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những TCLĐCN quy định tại Khoản 1 Điều 32 của BLTTDS, trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Đối với những Tòa án cấp huyện có tịa chun trách, TCLĐ cá nhân giữa NLĐ và NSDLĐ quy định tại khoản 1 Điều 36 BLTTDS thuộc thẩm quyền: “Tòa án

nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân

cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này”.26 Như vậy theo quy định đối với

những tịa án cấp huyện có tịa chun trách, TCLĐ cá nhân sẽ do tòa chuyên trách của TAND cấp huyện giải quyết. Nếu chưa có tịa chun trách thì thẩm phán chun trách do chánh tịa phân cơng giải quyết TCLĐCN.

- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của tòa án nhân dân cấp tỉnh

Theo quy định tại Điều 37 BLTTS năm 2015, Tòa lao động TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo trình tự sơ thẩm các TCLĐCN sau:

“1) Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm

những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện tại Điều 35 BLTTDS mà Tịa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần

26

thiết hoặc theo đề nghị của TAND cấp huyện; 2) Những tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngồi, cho Tịa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân

dân cấp huyện”.27

Tịa lao động TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định lao động chưa có hiệu lực pháp luật của Tịa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của BLTTDS năm 2015.

- Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp cao

Theo Điều 29 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, TAND cấp cao có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

“1) Phúc thẩm vụ, việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của TAND tỉnh, thành

phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng;

2) Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng”.28

Thẩm quyền giải quyết TCLĐCN thuộc về Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao, Tòa chuyên trách TAND cấp cao. Cụ thể Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng. Tòa chuyên trách TAND cấp cao phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

27 Điều 37 BLTTS năm 2015.

28

- Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao

Hội đồng thẩm phán TAND tối cao có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao là quyết định cao nhất, không bị kháng nghị.

2.2.3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của tòa án theo lãnh thổ thổ

Theo quy định tại Điều 39 BLTTDS năm 2015, thẩm quyền theo giải quyết theo thủ tục sơ thẩm vụ án TCLĐCN của tòa án theo lãnh thổ được xác định “là tòa

án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những

TCLĐCN”.29

Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp. Do quan hệ lao động được thiết lập trên cơ sở bình đẳng, tự do thỏa thuận nên việc giải quyết các TCLĐCN phát sinh từ quan hệ này nói chung và việc phân định thẩm quyền nói riêng cũng phải đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp.

Việc quy định thẩm quyền theo lãnh thổ của TAND trong việc giải quyết các TCLĐCN đã góp phần nâng cao hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp, “giúp các

đương sự có sự lựa chọn tịa án giải quyết các tranh chấp của mình nhằm đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích của các bên tranh chấp, hạn chế việc xét xử không đúng thẩm quyền. Đồng thời nâng cao hiệu quả xét xử, tránh việc chồng chéo trong việc giải quyết tranh chấp”.30

2.2.4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của tòa án nhân dân theo sự lựa chọn của nguyên đơn

Nguyên đơn có quyền lựa chọn tòa án giải quyết TCLĐCN trong các trường hợp. Cụ thể, nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn

29 Điều 39 BLTTDS năm 2015.

30 Phạm Thị Hồng Hạnh, “Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân và thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội,2016.

có thể u cầu tịa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết. Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì ngun đơn có thể u cầu tịa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết. Nếu bị đơn khơng có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì ngun đơn có thể u cầu tịa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết. Có thể thấy việc quy định thẩm quyền giải quyết TCLĐCN của tòa án đã được quy định cụ thể, rõ ràng trong BLTTDS năm 2015. Điều này “góp phần nâng cao

hiệu quả giải quyết các TCLĐCN tại tòa án, tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự có thể lựa chọn tịa án có thẩm quyền giải quyết phù hợp nhằm đảm bảo một cách tốt nhất quyền và lợi ích của mình”.31

Việc xác định một cách khoa học và hợp lý thẩm quyền của tòa án tronggiair quyết TCLĐCN tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa tòa án với các cơ quan nhà nước, giữa các tòa án với nhau và xác định các điều kiện cần thiết bảo đảm cho tòa án thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân và thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)