Cơ sở của việc pháp luật quy định về điều kiện kinh doanh trong

Một phần của tài liệu Pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực du lịch từ thực tiễn tại thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 26 - 28)

1.2. Khái quát pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực du

1.2.2. Cơ sở của việc pháp luật quy định về điều kiện kinh doanh trong

trong lĩnh vực du lịch

Điều 33 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm

2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành,

nghề mà pháp luật khơng cấm”.

Hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh, Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật Đầu tư 2020 đã được xây dựng với phương thức tiếp cận theo hướng đơn giản hóa điều kiện và thủ tục kinh doanh, dỡ bỏ hàng loạt hạn chế, bất cập của quy định cũ, mở rộng các nhóm quyền tự quyết, tự chủ trong hoạt động của doanh nghiệp. Điều 5 Luật Đầu tư 2020 quy định: “Nhà đầu tư được quyền

thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành nghề mà Luật này

không cấm”. Khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh

nghiệp có quyền được “tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật

không cấm”. Như vậy, trên tinh thần “được tự do kinh doanh” nhưng các chủ

thể kinh doanh cần đáp ứng được các điều kiện nhất định đối với ngành, nghề đó.

Ngày nay, sự phát triển của du lịch đem lại hiệu quả kinh tế cao do nó khai thác những giá trị tài nguyên sẵn có cả về tự nhiên và nhân văn. Trong quá trình khai thác, tài nguyên du lịch không bị mất đi nếu biết bảo tồn, gìn giữ và cũng khơng gây ô nhiễm môi trường như một số ngành kinh tế khác. Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định kinh doanh dịch vụ du lịch phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, thì kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và lưu trú du lịch là ngành nghề đặc thù, tác động đến nhiều lợi ích chung của cộng đồng và tác động đến nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch khác. Để đảm bảo quyền tự do kinh doanh song vẫn giữ vững ổn định kinh tế, bảo đảm trật tự an ninh chính trị, giữ gìn cảnh quan, vệ sinh mơi trường, tài nguyên thiên nhiên, việc đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch và dịch vụ lưu trú du lịch cần phải đảm bảo các điều kiện do pháp luật quy định.

Một cách khái quát, cơ sở của việc pháp luật quy định điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực du lịch được thể hiện ở một số luận điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, đảm bảo sự quản lý của Nhà nước trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.

Du lịch đã chứng tỏ được vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân là một ngành kinh tế mũi nhọn và có khả năng đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Du lịch đã mở rộng và đa dạng hóa các loại hình kinh doanh du lịch để thu hút cá nhân, tổ chức tham gia vào loại hình kinh doanh này. Tuy nhiên việc phát triển các ngành nghề kinh doanh theo hướng tự do sẽ dẫn đến việc phát sinh những tiềm ẩn phức tạp, thậm chí gây ảnh hưởng xấu tới an ninh quốc phịng, trật tự an tồn xã hội, ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục, chính vì vậy quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh là hết sức cần thiết. Tóm lại, hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, biện pháp bảo đảm an tồn tính mạng, bảo đảm chất lượng phục vụ, trang thiết bị ổn định, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường...

Thứ hai, bảo đảm môi trường pháp lý thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh dịch vụ du lịch.

Doanh nghiệp là một tế bào trong nền kinh tế và hoạt động kinh doanh là yếu tố ni dưỡng tế bào đó cũng như tác động đến sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung. Bên cạnh các quy định trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch thì Nhà nước cũng tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh có thể phát triển, đa dạng hóa các loại hình lưu trú du lịch, lữ hành du lịch nhằm thỏa mãn và phục vụ nhu cầu của du khách. Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm môi trường pháp lý thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh được thể hiện ở các khía cạnh: Được tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh; kinh doanh một hoặc nhiều ngành, nghề mà pháp luật cho phép; lựa chọn loại hình và sản phẩm du lịch không trái với quy định của pháp luật để kinh doanh trong cơ sở lưu trú du lịch, trong dịch vụ lữ hành du lịch...

Thứ ba, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia du lịch.

Để có hoạt động du lịch thì phải có khách du lịch, bởi vậy khách du lịch được đặt ở vị trí trung tâm trong kinh doanh du lịch. Do đó, nhiều nội dung trong pháp luật về du lịch được quy định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

cho khách du lịch. Các quy định về kinh doanh dịch vụ lưu trú, kinh doanh dịch vụ lữ hành và kinh doanh các dịch vụ du lịch khác cũng hướng đến mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo chất lượng, số lượng dịch vụ như đã cam kết với du khách, tương ứng với số tiền mà khách du lịch đã chi trả. Theo quy định, khách du lịch sẽ có quyền và nghĩa vụ như: Được lựa chọn hình thức du lịch, hưởng đầy đủ các dịch vụ theo hợp đồng, được đối xử bình đẳng, được yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản... song du khách phải có trách nhiệm tơn trọng và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, mơi trường, văn hóa ở điểm đến du lịch.

Thứ tư, bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển du lịch bền vững.

Hoạt động du lịch gắn liền với việc khai thác những giá trị tài nguyên thiên nhiên sẵn có, tuy nhiên thực tiễn cho thấy rằng, du lịch có thể làm ơ nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến tài nguyên của đất nước nếu khai thác quá mức hoặc khơng hợp lý. Để gìn giữ, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường du lịch, hướng tới phát triển du lịch bền vững cần nâng cao ý thức của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch. Vì vậy, pháp luật quy định về các

Một phần của tài liệu Pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực du lịch từ thực tiễn tại thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)