Giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ

Một phần của tài liệu Pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực du lịch từ thực tiễn tại thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 73 - 76)

vụ du lịch tại Việt Nam

Thứ nhất, tiến hành rà soát các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.

Để xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp và hiệu quả, đầu tiên phải thực hiện việc rà soát các quy định pháp luật hiện hành để có cái nhìn tồn diện, đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành. Với yêu cầu phát triển của nền kinh tế, yêu cầu cải cách hệ thống pháp luật như hiện nay, nhà nước ta phải nhanh chóng xây dựng cơ chế và thiết lập một cơ quan có đủ thẩm quyền nhằm rà soát các quy định về điều kiện kinh doanh trên quy mô tồn quốc. Để đạt được hiệu quả cao, cần có một lộ trình rõ ràng và cụ thể rà sốt các điều kiện kinh doanh đang có hiệu lực, cho phép các cơ quan có thẩm quyền có thời gian để chuẩn bị lập luận về sự cần thiết của điều kiện kinh doanh đó, đồng thời lấy ý kiến phản biện từ phía các doanh nghiệp. Như vậy, cơ quan nhà nước có nghĩa vụ chứng minh sự cần thiết của điều kiện kinh doanh do mình ban hành, cịn doanh nghiệp có quyền phản biện từ những tác động của điều kiện kinh doanh đó đến hoạt động của mình. Với cơ chế như vậy, chúng ta sẽ nhận thức một cách đầy đủ hơn về cả mặt lý luận và thực tiễn đối với sự tồn tại của điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch [14, tr.55].

Thứ hai, cần bổ sung nguyên tắc du lịch có trách nhiệm vào Luật Du lịch.

Luật Du lịch cần ghi nhận nguyên tắc du lịch có trách nhiệm như là một cách tiếp cận quản lý du lịch và phát triển du lịch. Bổ sung nguyên tắc “phát

triển du lịch có trách nhiệm” vào Điều 4 của Luật Du lịch. Du lịch có trách

nhiệm sẽ tăng cường tính cạnh tranh và góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ du lịch có trách nhiệm với mơi trường, xã hội, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam. Qua đó thể hiện trách nhiệm của nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững, đồng thời đưa nguyên tắc này vào ngành du lịch nhằm tác động đến ý thức, hành động của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch [13, tr.62]. Đây sẽ là hướng đi mới cho tất cả người tham gia trong ngành du lịch

nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của du lịch và gia tăng tác động tích cực của nó. Kết quả của du lịch có trách nhiệm là nơi tốt hơn cho mọi người để sống, cho mọi người đến tham quan và thước đo của sự thành công là thu nhập cao hơn, công ăn việc làm thỏa đáng hơn, các cơ sở văn hoa, xã hội, tự nhiên được cải thiện.

Để đạt được mục tiêu du lịch có trách nhiệm này phải dựa vào ba mục tiêu cơ bản đó là:

- Đáp ứng nhu cầu của cộng đồng địa phương trong việc nâng cao mức sống trong tương lai gần và xa.

- Thỏa mãn những nhu cầu của khách du lịch đang ngày càng tăng lên. - Bảo vệ và giữ gìn thiện nhiên, mơi trường đảm bảo sự tồn tại của các giá trị văn hóa truyền thống, đưa các yếu tố văn hóa lồng ghép vào trong sản phẩm du lịch hoặc tạo ra các mơ hình du lịch văn hóa bản địa, làng du lịch văn hóa.

Việc quản lý du lịch có trách nhiệm, đưa ý thức du lịch có trách nhiệm vào cộng đồng cũng như trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch phải thực hiện một cách đồng bộ, xuyên suốt từ cấp vĩ mô đến vi mô, từ trung ương đến địa phương, từ tổng thể đến tour du lịch, cơ sở lưu trú, các doanh nghiệp kinh doanh và các cá nhân tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong hoạt động du lịch [21, tr.70].

Thứ ba, quy định cụ thể nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin cần thiết cho khách du lịch.

Khoản 2 Điều 11 Luật Du lịch 2017 quy định khách du lịch có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch cung cấp những thông tin cần thiết. Song luật không quy định rõ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch phải có nghĩa vụ cung cấp các thơng tin như thông báo những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra đối với khách du lịch, các biện pháp phòng ngừa, mặc dù các thông tin này đóng vai trị quan trọng trong việc bảo đảm quyền lợi của khách du lịch, là cơ sở để khách du lịch quyết định có tham gia vào chương trình du lịch đó hay khơng. Khoản 1 Điều 37 Luật Du lịch 2017 quy định các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch có nghĩa vụ phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch, ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của

Việt Nam và nơi đến du lịch, đồng thời doanh nghiệp phải kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy ra với khách du lịch và có biện pháp khắc phục hậu quả, tuy nhiên không quy định doanh nghiệp phải thông báo cho khách du lịch về những rủi ro có thể xảy ra. Tóm lại, Luật Du lịch đã có những quy định nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành và khách du lịch, hướng đến bảo vệ quyền lợi của du khách, tuy nhiên, nguyên tắc bảo đảm an toàn cho khách du lịch vẫn chưa được thực hiện trọn vẹn. Do đó, quy định cụ thể về nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trong việc cung cấp thông tin cho khách du lịch, trong đó có nội dung về những rủi ro có thể xảy ra và các biện pháp phòng ngừa là yêu cầu cần thiết.

Thứ tư, bổ sung thêm loại hình kinh doanh lưu trú mới.

Như đã phân tích ở chương 1, pháp luật Việt Nam hiện hành quy định có 08 loại cơ sở lưu trú, bao gồm: Khách sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phịng cho khách du lịch thuê, các cơ sở lưu trú du lịch khác. Theo điểm 1.8 khoản 1, mục 1 Thơng tư 88/2008/TT-BVHTTDL thì các cơ sơ lưu trú khác bao gồm: tàu hỏa du lịch, tàu thủy du lịch, caravan, lều du lịch. Trên thực tế xuất hiện nhiều loại hình kinh doanh lưu trú mới như capsule house (buồng kén), khách sạn bệnh viện, homestay.... song pháp luật chưa điều chỉnh nên ở mỗi địa phương sẽ có cách nhìn nhận về loại hình mới này khác nhau. Sự phát triển của xã hội nói chung, sự phát triển của kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch nói riêng ln đi trước sự điều chỉnh của pháp luật, các loại hình kinh doanh mới hình thành cần gắn liền với sự bổ sung, thay đổi của pháp luật để phù hợp với sự phát triển chung. Do đó, để đảm bảo được sự minh bạch của pháp luật, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các chủ thể, quyền lợi của khách du lịch cũng như đảm bảo được sự phát triển bền vững của ngành du lịch, pháp luật cần phải thừa nhận các loại hình kinh doanh lưu trú mới này, từ đó sẽ đưa ra được các tiêu chuẩn phù hợp, các điều kiện kinh doanh cần thiết.

Thứ năm, hướng dẫn cụ thể việc quản lý, sử dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch.

Theo khoản 1 Điều 31 Luật Du lịch 2017 và Khoản 1 Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 quy định về việc ký quỹ đối với

doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. Hiện nay, việc mở tài khoản, nộp tiền và quản lý tiền ký quỹ vẫn áp dụng theo Thông tư 34/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 hướng dẫn về quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế. Tuy nhiên thông tư này chưa quy định chi tiết vấn đề cần được hướng dẫn cụ thể như: Thủ tục mở tài khoản ký quỹ, hạch toán tiền ký quỹ, nộp bổ sung tiền ký quỹ sau khi tiền ký quỹ được rút ra để thực hiện nghĩa vụ, lãi suất tiền ký quỹ, các trường hợp được sử dụng tiền ký quỹ, tất toán tiền ký quỹ, quyền và nghĩa vụ của các bên... Đồng thời pháp luật hiện hành cũng chưa có các quy định cụ thể về quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để ban hành Thông tư hướng dẫn cụ thể việc quản lý, sử dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, qua đó tạo ra sự minh bạch, thống nhất giữa các cơ quan quản lý, đối với doanh nghiệp và khách du lịch trong việc khắc phục những hậu quả rủi ro trong du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành phát triển, đảm bảo quyền và lợi ích của khách du lịch.

Một phần của tài liệu Pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực du lịch từ thực tiễn tại thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)