Tình hình áp dụng pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du

Một phần của tài liệu Pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực du lịch từ thực tiễn tại thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 54 - 67)

2.2. Thực tiễn áp dụng quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh

2.2.2. Tình hình áp dụng pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du

du lịch tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Ngày 26/9/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1845/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sa Pa, Lào Cai đến năm 2030, đặt ra mục tiêu cụ thể như sau:

- Chỉ tiêu về khách du lịch: Năm 2020 đón 2,0 triệu lượt khách, trong đó khoảng 330.000 lượt khách quốc tế. Phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 5,2 triệu lượt khách, trong đó khoảng 1,4 triệu lượt khách quốc tế.

- Tổng thu từ khách du lịch: Năm 2020 đạt trên 2.600 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2030 đạt trên 11.000 tỷ đồng.

- Chỉ tiêu việc làm: Đến năm 2020 tạo việc làm cho khoảng 5.600 lao động, trong đó khoảng 3.700 lao động trực tiếp. Phấn đấu đến năm 2030 tạo việc làm cho trên 13.000 lao động, trong đó hơn 9.000 lao động trực tiếp.

Đồng thời đưa ra định hướng phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, trong đó về cơ sở lưu trú như sau: Tổng nhu cầu buồng lưu trú đến năm 2020 đạt 6.000 buồng. Phấn đấu đến năm 2030 có trên 15.000 buồng, trong đó khoảng 3.000 buồng khách sạn từ 3 sao trở lên [27, tr.2,6].

Ngày 28/7/2017, Tỉnh ủy Lào Cai ban hành Chương trình hành động số 148-CTr/TU của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh khóa XV thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã tạo ra bước ngoặt lớn cho sự phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai nói chung, của thị xã Sa Pa nói riêng. Chương trình

hành động xác định rõ: "Xây dựng Sa Pa trở thành khu du lịch quốc gia, quốc

tế giàu bản sắc, hiện đại. Chú trọng và mở rộng hợp tác du lịch trong nước và quốc tế; ưu tiên hợp tác kết nối du lịch biển của Việt Nam với Sa Pa và vùng Tây Nam (Trung Quốc)".

Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện Sa Pa (nay là thị xã Sa Pa) khóa XXII, nhiệm kỳ 2015- 2020 xác định: Du lịch- dịch vụ- thương mại tiếp tục là mũi nhọn đột phá để thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế. Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, chú trọng thu hút đầu tư các dự án từ các thành phần kinh tế để phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch, dịch vụ, nâng cấp và đầu tư mới các điểm du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch theo hướng chất lượng cao. Gắn quy hoạch mở rộng đô thị với quy hoạch phát triển du lịch. Tạo môi trường phát triển du lịch bền vững trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ, du lịch. Kiện toàn bộ máy và nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn; củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước có liên quan dến lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Phát huy vai trò của hiệp hội nghề, các doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ trong việc xây dựng môi trường du lịch. Chú trọng vào các khâu quản lý giá cả dịch vụ, xây dựng nếp sống văn minh trong hoạt động thương mại, dịch vụ gắn với quản lý đô thị nhằm khắc phục tình trạng đeo bám khách, bán hàng rong. Tích cực bảo vệ mơi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc gắn liền với phát triển du lịch cộng đồng; tổ chức tốt sự kiện và các hoạt động lễ hội truyền thống, tạo sản phẩm du lịch mới và quảng bá, thu hút khách du lịch [2].

Để phát huy những lợi thế phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt là các tour du lịch sinh thái, văn hóa, du lịch cộng đồng..., từ năm 2012, UBND tỉnh Lào Cai, Bộ xây dựng và UBND huyện Sa Pa (nay là UBND thị xã Sa Pa) đã công bố Quy hoạch xây dựng đô thị du lịch Sa Pa đến năm 2030. Quy hoạch này được thực hiện nhằm mục tiêu xây dựng đô thị du lịch, nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trên cơ sở đó, thị xã Sa Pa đã có quy hoạch các điểm, khu du lịch trên địa bàn và đưa ra nhiều chính sách, thể chế hấp dẫn thúc đẩy ngành du lịch phát triển đúng hướng, cụ thể hóa thành các đề án, dự án thành phần. Trước hết tập trung đào tạo nguồn nhân lực du lịch, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý, đồng thời bồi dưỡng kiến thức về du lịch cộng đồng cho người

dân tộc thiểu số tại các xã có điều kiện phát triển du lịch. Bên cạnh đó tập trung xúc tiến quảng bá du lịch thơng qua nhiều hình thức như quảng bá trên mạng Internet, trên các phương tiện thông tin đại chúng, xuất bản các ấn phẩm, vật phẩm văn hóa, tổ chức các sự kiện du lịch văn hóa...

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, Sa Pa đã đầu tư phát triển các tuyến du lịch nội thị, nâng cấp các tuyến du lịch sinh thái hiện đang được khai thác tại Vườn quốc gia Hoàng Liên; thiết lập khai thác các tuyến, điểm du lịch như: Tuyến du lịch cáp treo Fansipan; Tham quan và trải nghiệm vườn cây hoa trái tuyến đèo Ơ Q Hồ; Khám phá nhà văn hóa và tri thức dân gian về thảo dược của người Dao đỏ Tả Phìn; Trải nghiệm văn hóa Mơng và du lịch sinh thái tại xã Mường Hoa; Thử nghiệm sản phẩm du lịch mạo hiểm leo thác nước tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên; Điểm du lịch Vườn hồng cổ Sa Pa; Điểm du lịch Thung lũng Mường Hoa; Điểm du lịch Rừng già Vườn quốc gia... đồng thời phát triển các tuyến du lịch liên huyện, thị và tuyến du lịch liên tỉnh, thành phố, đưa vào sử dụng App du lịch, ngày mùa trên danh thắng Ruộng bậc thang Sa Pa, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho khách du lịch khi khám phá Sa Pa. Bên cạnh đó, ngành du lịch Sa Pa xây dựng và phát triển các hoạt động lễ hội với những điểm nhấn ấn tượng, đặc trưng như: Chương trình Famtrip “Đến Sa Pa - Bay giữa mùa hoa”; Sa Pa đón nhận kỷ lục “Thung lũng Hoa hồng lớn nhất Việt Nam” với hơn 300 nghìn gốc hồng

của 150 lồi hoa ngoại và nội, được trồng trên diện tích 50.000 m2; Giải đua

“Vó ngựa trên mây”, Lễ hội hoa hồng và rượu vang Sa Pa; Giải đua xe đạp, Giải marathon vượt núi quốc tế VMM...

Cùng với đó, thị xã đã đề ra chủ trương tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, nhiều dự án mang tầm quốc tế đã giúp cho chất lượng dịch vụ du lịch tại thị xã Sa Pa từng bước được nâng lên. Số lượng cơ sở lưu trú gia tăng nhanh chóng qua các năm nhằm đáp ứng được nhu cầu ăn ở, nghỉ dưỡng của khách du lịch, đặc biệt là các cơ sở lưu trú tại các thôn bản nhằm đáp ứng cho nhu cầu du lịch cộng đồng. Năm 2011, tổng số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn là 126 cơ sở, đến năm 2015, con số này đã tăng lên 297 cơ sở, với 190 cơ sở lưu trú tại xã, phường và 107 cơ sở homestay. Hiện nay, số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn đã đạt mốc 690 cơ sở, gồm 390 cơ sở là nhà nghỉ, khách sạn trên địa bàn các phường và 300 cơ sở homestay tại địa bàn các xã (tăng

447,61% so với năm 2011, tăng 132,32 % so với năm 2015). Năm 2011, số lượng phịng nghỉ có 2.264 phịng, năm 2015 là 3.200 phịng, hiện nay là trên 6.000 phòng (của 390 cơ sở nhà nghỉ, khách sạn) và trên 4.000 giường (của 300 cơ sở homestay). Điều này cho thấy sự phát triển về số lượng cơ sở lưu trú tại thị xã Sa Pa đã cơ bản đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, tránh tình trạng bị quá tải về chỗ ở trong thời gian du lịch.

Bảng 2.1. Số lƣợng các cơ sở lƣu trú trên địa bàn thị xã Sa Pa Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng số cơ sở lưu trú 297 440 549 579 871 Nhà nghỉ, khách sạn 190 320 375 361 571 Homestay 107 120 174 218 300 Số phòng dịch vụ của nhà nghỉ, khách sạn 3.200 5.128 6.121 6.000 9.000

Số giường của homestay - - 2.800 2.773 4.000

(Nguồn: Phịng Văn hóa và thơng tin thị xã Sa Pa, 2015- 2019)

Đơn vị: Cơ sở

Biểu đồ 2.1. Số lƣợng các cơ sở lƣu trú trên địa bàn thị xã Sa Pa

Hiện nay Sa Pa có 02 khách sạn được công nhận đạt tiêu chuẩn 5 sao; 02 khách sạn được công nhận đạt tiêu chuẩn 4 sao; 30 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 sao đến 3 sao. Với sự tuyên truyền rộng rãi và nhận thức ngày càng cao của các tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với quan điểm “du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn”, nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn đã tăng cường, chủ động nâng cấp, mua sắm mới trang thiết bị, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên nên chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, tạo sự hài lòng đối với khách hạng. Nhiều cơ sở lưu trú có chất lượng cao trên địa bàn thị xã Sa Pa như Khách sạn Hotel Dela Couple, Khách sạn Silk Path, Khách sạn Pao’s, Khách sạn Highland, khu nghỉ dưỡng Sa Pa Jade Hill, Khách sạn KK, Khách sạn Mường Thanh...

Bảng 2.2. Bảng chỉ tiêu số lƣợng cơ sở lƣu trú du lịch

Đơn vị: Cơ sở Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng số nhà nghỉ, khách sạn 190 320 375 361 390 Khách sạn 1-3 sao 84 84 81 80 30 Khách sạn 4 sao 1 1 2 2 2 Khách sạn 5 sao 0 0 0 2 2

(Nguồn: Phịng Văn hóa và thơng tin thị xã Sa Pa, 2015- 2019)

Qua bảng kê số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn thị xã Sa Pa có thể thấy loại hình nhà nghỉ, homestay được chú trọng phát triển, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn. Có được điều này một phần là do các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đã được tạo điều kiện để tham gia hoạt động kinh doanh. Thêm vào đó chính quyền địa phương tạo điều kiện hỗ trợ du lịch phát triển bằng các chính sách hỗ trợ thiết thực như chính sách khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng, phát triển hệ du lịch sinh thái, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh dịch vụ homestay...

Số lượng các nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống tại thị xã Sa Pa cũng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Năm 2011, trên địa bàn có tổng số 82 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, năm 2015 tăng lên 126 cơ sở. Đến

nay, con số ấy tăng lên đến 275 nhà hàng lớn nhỏ và 64 nhà hàng trong các khách sạn, với công suất phục vụ trên 4.000 khách/ lượt, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của du khách. Chính quyền địa phương đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý nhằm kiểm soát chặt chẽ chất lượng dịch vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, quán triệt thực hiện nghiêm chỉnh Quyết định số 37- QĐ/UBND ngày 24/9/2014 của UBND tỉnh Lào Cai về việc quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn. Nhờ vậy, ngoài việc chấp hành niêm yết giá, các nhà hàng lớn nhỏ đều rất chú trọng đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm song vẫn đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ẩm thực đa dạng của du khách với những món ăn đặc sản của Sa Pa. Nhiều nhà hàng đã đưa ra những khẩu hiệu rất thiết thực để phấn đấu, như "Giá cả phải chăng- Giá trị đích thực" của Nhà hàng Gecko Sa Pa, hay "Sạch từ trại nuôi đến bàn ăn" của Nhà hàng Thác Bạc...

Trong những năm qua, mặc dù số lượng các đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành trên địa bàn khơng có sự biến động lớn, tuy nhiên chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch được chú trọng đầu tư, phát triển. Về cơ bản các doanh nghiệp đã thực hiện tốt chính sách, pháp luật chung của nhà nước cũng như pháp luật về du lịch và kinh doanh có hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch tại Sa Pa. Hiện nay trên địa bàn thị xã Sa Pa có tổng số 25 cơ sở kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch, với 300 hướng dẫn viên, thuyết minh viên thực hiện công tác hướng dẫn du lịch, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 80%.

Bảng 2.3. Số lƣợng các đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành

Đơn vị: Doanh nghiệp

Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Tháng 6/2020 Lữ hành nội địa 3 3 3 3 3 3 Lữ hành quốc tế 15 15 16 16 15 16 Chi nhánh, văn phòng đại diện 6 6 6 4 5 6 Tổng số 24 24 25 23 23 25

Được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, dịch vụ du lịch luôn được chú trọng đầu tư và phát triển. Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng du lịch ln ở mức cao, đóng góp quan trọng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã. Du lịch Sa Pa là điểm đến hấp dẫn, thu hút hơn 60% tổng lượng khách du lịch của tỉnh Lào Cai. Năm 2015, lượng khách du lịch đến với Sa Pa đạt 734.000 lượt, trong đó khách du lịch nội địa 531.000 lượt, khách du lịch quốc tế 203.000 lượt, tổng doanh thu du lịch dịch vụ đạt 1,114 tỷ đồng. Đến năm 2019, lượng khách du lịch đã tăng lên đến 3.294 nghìn lượt, trong đó khách du lịch nội địa đạt 2.974.000 lượt, khách du lịch quốc tế đạt 320.000 lượt, doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 9.300 tỷ đồng, chiếm 48,4% doanh thu du lịch của tỉnh Lào Cai.

Bảng 2.4. Số lƣợng khách du lịch đến Sa Pa giai đoạn 2011- 2019 Đơn vị: Nghìn lượt khách Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Khách nội địa 408 485 609 686 531 755 1.490 2.390 2.974 Khách quốc tế 113 125 113 140 203 219 260 310 320 Tổng số 521 610 722 826 734 974 1.750 2.700 3.294

(Nguồn: Phịng Văn hóa và thơng tin thị xã Sa Pa, 2015- 2019) Đơn vị: Nghìn lượt khách

Biều đồ 2.2. Quy mô và tốc độ tăng trƣởng khách du lịch đến Sa Pa giai đoạn 2011- 2019

Về cơ cấu khách du lịch, khách nội địa thường chiếm từ 70- 90%. Khách du lịch quốc tế chiếm tỷ trọng nhỏ và sự gia tăng số lượt khách du lịch này cũng chậm hơn.

Đơn vị: Nghìn lượt khách

Biểu đồ 2.3. Quy mơ và cơ cấu, tăng trƣởng khách du lịch đến với Sa Pa giai đoạn 2015- 2019

Theo số liệu tại Biểu đồ 2.3, năm 2011, tỷ trọng khách du lịch quốc tế đạt 21,7% nhưng có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2011- 2014. Đến năm 2015, lượng khách du lịch quốc tế lại tăng lên làm thay đổi cơ cấu khách du lịch trên địa bàn, với 27,7% khách quốc tế và 72,3% khách nội địa. Tuy nhiên giai đoạn 2015-2019, cơ cấu khách quốc tế tiếp tục giảm mạnh, xuống còn 14,8% năm 2017 và 9,7% năm 2019.

Giai đoạn 2015- 2019 doanh thu du lịch của thị xã Sa Pa có xu hướng gia tăng nhanh.

Bảng 2.5. Doanh thu du lịch thị xã Sa Pa

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Tổng

số 400 488 576 656 721 1.690 2.277 5.507 9.300

Đơn vị: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.4. Tốc độ tăng trƣởng doanh thu du lịch thị xã Sa Pa giai đoạn 2011- 2019

(Nguồn: Phịng Văn hóa và thơng tin thị xã Sa Pa, 2015- 2019)

Sở dĩ doanh thu du lịch tăng nhanh hơn quy mô khách là do số lượt khách du lịch quốc tế trong thời gian qua có xu hướng gia tăng. Giá dịch vụ đối với khách quốc tế thường cao hơn so với giá áp dụng cho khách nội địa. Năm 2017 doanh thu từ hoạt động du lịch tăng lên 1.556 tỷ đồng so với năm 2015. Năm 2019 tăng lên 7.023 tỷ đồng so với năm 2017, 8.579 tỷ đồng so với năm 2015, gấp hơn 23 lần so với năm 2011. Ngoài nguyên nhân về giá, sự tăng lên của doanh thu du lịch những năm qua một phần còn do tăng sử dụng dịch vụ du lịch của du khách và tăng thời gian lưu trú của du khách tại điểm đến du lịch.

Thời gian lưu trú trung bình của một khách du lịch đến với Sa Pa năm 2017 đạt 1,58 ngày/ người, tăng lên mức 1,9 ngày/ người vào năm 2018, đến

Một phần của tài liệu Pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực du lịch từ thực tiễn tại thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 54 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)