kinh doanh trong lĩnh vực du lịch tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, vì thế để phát triển du lịch, ngoài sự nỗ lực của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch rất cần sự phối hợp, chung tay tích cực của các ngành, các địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, thúc đẩy du lịch phát triển đúng hướng và xứng đáng là điểm đến tham quan, nghỉ dưỡng cho khách du lịch trong và ngoài nước với những sản phẩm du lịch mang nét đặc trưng, tiêu biểu, tạo nên thương hiệu quốc gia. Để làm được điều đó, cần có các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch, cụ thể như sau:
3.4.1. Phát huy vai trò của Nhà nước và các cơ quan chính quyền
Thứ nhất, đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch nói chung, kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch và lưu trú du lịch nói riêng. Tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ, quần chúng nhân dân nâng cao nhận thức, tích cực tham gia phong trào
ứng xử văn minh, giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, không tham gia hoặc tiếp tay cho các hành vi xâm hại đến khách du lịch. Hoạt động tuyên truyền pháp luật cần phải được tiến hành từ quá trình xây dựng đến khi ban hành văn bản pháp luật. Sử dụng nhiều biện pháp, hình thức tuyên truyền khác nhau để đảm bảo việc tuyên truyền có hiệu quả, chuyển tải đươc đúng nội dung của văn bản pháp luật đến đúng đối tượng được tuyên tuyền. Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải được tổ chức thường xuyên, có hiệu quả.
Thứ hai, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để kiểm soát chất
lượng dịch vụ, ý thức chấp hành pháp luật, minh bạch hóa các thủ tục hành chính, áp dụng mơ hình một cửa liên thông trong đăng ký đầu tư, kinh doanh du lịch nhằm đảm bảo cho các hoạt động này được thực hiện một cách thuận tiện và tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp. Thực hiện cải cách hành chính, nâng cao ý thức công vụ, thực hiện việc thẩm định và công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đúng tiêu chuẩn, đúng quy trình, đảm bảo tính khách quan, công bằng.
Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ có hành vi vi phạm, tiêu cực, gây khó khăn hoặc bao che cho những tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng quy định của pháp luật; kiên quyết xử lý nghiêm, thu hồi giấy phép kinh doanh, thẻ hướng dẫn viên của các doanh nghiệp, cá nhân có hành vi tiếp tay hay chao che cho các hoạt động bất hợp pháp của doanh nghiệp, người nước ngoài. Đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các quy định của Chính phủ về tăng cường quản lý công tác trật tự trị an, bảo vệ môi trường tại các điểm tham quan, du lịch; áp dụng biện pháp thắt chặt an ninh, cử bộ phận thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp hoặc hướng dẫn viên theo quy định ngay tại cửa ngõ các tỉnh, túc trực để giải quyết vấn đề phát sinh của du khách, xử lý triệt để các hành vi lừa đảo, gian lận, tăng giá, chặt chém, ép khách du lịch. Thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận, giải quyết và phản hồi thông tin kịp thời đến khách du lịch.
Thứ tư, tạo lập khung liên kết giữa các cơ quan, các ngành liên quan để
chính quyền các cấp dễ dàng triển khai liên thông hệ thống dịch vụ công trực tuyến cung cấp các chức năng đầy đủ cho nhu cầu giao tiếp, kết nối đồng bộ giữa hệ thống chính quyền với cơng dân, tổ chức, doanh nghiệp. Tất cả các thông tin giao tiếp được lãnh đạo và cơ quan chính quyền các cấp tiếp nhận dễ dàng, trao đổi, xem xét, chỉ đạo và phối hợp liên thông, xử lý đa cấp qua hệ thống với sự tham gia, giám sát dễ dàng đầy đủ của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời cần thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật liên quan trên trang thơng tin chính thức để mọi người dân, doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng.
Thứ năm, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào công tác quản lý
và hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch để nâng cao hiệu quả, chất lượng ngành dịch vụ, ví dụ như đăng tải các thông tin về điều kiện kinh doanh, hướng dẫn, hỗ trợ làm thủ tục đăng ký kinh doanh và xin giấy phép trực tuyến hay liên kết thông tin giữa các cơ quan chức năng để tiết kiệm thời gian, chi phí....
Thứ sáu, yêu cầu bắt buộc thực hiện công khai các thông tin doanh
nghiệp, bao gồm các thông tin về cơ sở vật chất, biển tên, địa chỉ, mã số đăng ký kinh doanh, email, website, hotline... Trước tình trạng số lượng các doanh nghiệp ngày càng tăng lên nhanh chóng, việc thắt chặt kiểm sốt các điều kiện ngay từ quy định thành lập nhằm ưu tiên bảo vệ khách du lịch, tránh việc lựa chọn phải các công ty lừa đảo và khơng có thơng tin niêm yết cụ thể, rõ ràng.
Thứ bảy, thành lập lực lượng cảnh sát du lịch. Nguyên tắc phát triển du
lịch là phát triển bền vững, bảo đảm an toàn cho khách du lịch. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy những thông tin khách du lịch nhận được từ cơ sở lưu trú du lịch về những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra đối với khách du lịch trong khi lưu trú còn nhiều hạn chế, như việc bảo quản tư trang, hành lý cho khách du lịch, các cơ sở lưu trú quy định còn chưa rõ ràng, khách du lịch khi bị mất tài sản còn rất lúng túng trong cách giải quyết. Hơn thế nữa, khi khách du lịch gặp những nguy hiểm khác như va chạm giao thông, bị lừa ép giá, bị trộm cắp, cướp giật... thì cũng chỉ biết thông báo đến cơ quan địa phương, song việc giải quyết chưa thực sự kịp thời, thuyết phục. Vì vậy, nếu nguyên tắc về bảo đảm an toàn cho khách du lịch được đặt lên hàng đầu, thì việc thành lập một lực lượng cảnh sát du lịch là hết sức cần thiết.
3.4.2. Phát huy vai trò giám sát của các tổ chức, hiệp hội và người dân dân
Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế hoạt động, nâng cao vai trò của Hiệp hội
ngành nghề. Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, các tổ chức kinh tế khu vực, ký kết các hiệp định quốc tế đa phương, song phương... yêu cầu bắt buộc đặt ra là tuân thủ các quy luật kinh tế thị trường. Trong tình hình đó, nhiều cơ chế, thủ tục hành chính, nhiều nhận thức cũ cần phải thay đổi, sự tác động của các cơ quan nhà nước trong hoạt động kinh tế cũng phải thay đổi cơ bản. Sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp sẽ tăng lên. Để có thể đứng vững trên thị trường, các doanh nghiệp cần có sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau thông qua các cơ chế hợp tác của Hiệp hội ngành, nghề. Thực tế đòi hỏi các Hiệp hội đó phải tăng cường vai trị của mình trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền việc thực thi pháp luật, kiểm tra, giám sát và có cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật, không để các tổ chức, cá nhân khác lợi dụng, trục lợi bất chính, đồng thời có sự phản hồi tích cực đối với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trong quá trình thực thi pháp luật, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật để phù hợp với thực tiễn môi trường và điều kiện kinh doanh, qua đó vừa nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, vừa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người dân.
Thứ hai, khuyến khích sự tham gia của người dân. Các cơ quan chức
năng cần đẩy mạnh hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo đột phá trong việc nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển du lịch. Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, phát động sự tham gia của cộng đồng dân cư trong việc giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, thực hiện phép ứng xử văn hóa trong mọi hoạt động du lịch, đồng thời tích cực đấu tranh, phịng ngừa các hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường du lịch. Khuyến khích tổ chức và cá nhân phát hiện, cung cấp thông tin liên quan đến các doanh nghiệp, hướng dẫn viên hoạt động trái phép, có hành vi xuyên tạc lịch sử, văn hóa của dân tộc cho các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Luật Du lịch 2017 đã đi vào đời sống một khoảng thời gian chưa dài nhưng đã có tác động tích cực đến sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam nói chung, của du lịch thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai nói riêng, tạo ra mơi trường pháp lý thuận lợi, đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt quan trọng hiện nay. Tuy nhiên, quá trình thực thi pháp luật về du lịch đã chỉ ra những hạn chế, những quy định chưa thực sự hợp lý, hiệu quả. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch là yêu cầu chính đáng và cấp thiết trong nền kinh tế thị trường, hội nhập và phát triển.
Hoàn thiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch nói chung, về kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch và lưu trú du lịch nói riêng phải nằm trong mối quan hệ tổng thể của pháp luật du lịch, đảm bảo được các yêu cầu về tính thống nhất, tính phù hợp, tính minh bạch và khả thi. Hơn nữa phải đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các chủ thể, đồng thời bảo đảm an toàn cho khách du lịch và phát triển du lịch bền vững. Cùng với việc hoàn thiện pháp luật cũng cần phải chủ trọng nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống. Pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch cần được thường xuyên nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển của xã hội, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, quyền và lợi ích hợp pháp của du khách.
KẾT LUẬN
Luật Du lịch 2017 đã tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trở nên hiệu quả, an tồn, thơng thống, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch thị xã Sa Pa nói riêng đã đạt được những kết quả tích cực, tăng trưởng trong ngành du lịch hàng năm tương đối cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiện đại. Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế.
Thông qua luận văn, tác giả đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch. Theo đó, luận văn đã nêu rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của hoạt động du lịch; thực trạng quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch và dịch vụ lưu trú du lịch; phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về điều kiện kinh doanh du lịch tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Từ đó rút ra những mặt tích cực, đồng thời chỉ ra những hạn chế, tồn tại của pháp luật hiện hành trong điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành và lưu trú du lịch.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế đó, cần tập trung giải quyết một số
vấn đề cơ bản là: (1) Tiến hành rà soát các quy định pháp luật về điều kiện
kinh doanh trong lĩnh vực du lịch; (2) Bổ sung nguyên tắc du lịch có trách nhiệm vào Luật Du lịch; (3) Quy định cụ thể nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin cần thiết cho khách du lịch; (4) Hướng dẫn cụ thể việc quản lý, sử dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch; (5) Cần có sự quan tâm thực chất đối với tính bền vững của hoạt động du lịch; (6) Phát triển du lịch kết hợp chặt chẽ với an ninh, quốc phòng, trật tự an tồn xã hội, góp phần phục vụ đắc lực sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Mặt khác, để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, cần phát huy vai trò của Nhà nước và các cơ quan chính quyền, đồng thời khuyến khích sự tham gia, nâng cao, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức, hiệp hội và người dân trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Sa Pa, Lịch sử Đảng bộ thị xã Sa Pa (1950-
2020), NXB. Công ty cổ phần in Báo Lào Cai, 2020.
2. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Sa Pa, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện
Sa Pa lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015- 2020.
3. Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Sa Pa, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã
Sa Pa lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020- 2025.
4. Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017
của Ban Chấp hành Trung ương về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên và môi trường, Thông tư
liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30/12/2013 hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
6. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL
ngày 15/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật du lịch.
7. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL
ngày 30/12/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật du lịch về lưu trú du lịch
8. Chính phủ, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phịng cháy và chữa cháy.
9. Chính phủ, Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ
quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
10. Chính phủ, Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chỉnh
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư.
11. Chính phủ, Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 quy định chi
tiết một số điều của Luật du lịch.
12. Cục thống kê tỉnh Lào Cai, Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm
13. Hoàng Thị Tâm, Điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch theo pháp luật Việt
Nam từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, Luật văn thạc sĩ, bảo vệ tại Học viện
Khoa học xã hội- Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam năm 2018.