2.2. Thực tiễn áp dụng quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh
2.2.1.2. Tài nguyên du lịch
a) Vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên
Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sa Pa có độ cao khoảng 1.500 – 1.800 mét so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 34 km và cách Thủ đô Hà Nội 315 km. Ngồi con đường chính từ thành phố Lào Cai, để tới Sa Pa còn một tuyến giao thông khác, quốc lộ 4D nối từ xã Bình Lư, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Theo thống kê năm 2019, thị xã Sa Pa có diện tích 681,37 km², dân số là 65.695 người [12], mật độ dân số đạt 96 người/km². Mặc dù phần lớn cư dân Sa Pa là những người dân tộc thiểu số, nhưng khu vực trung tâm thị xã lại tập trung chủ yếu những người Kinh sinh sống bằng nông nghiệp và dịch vụ du lịch.
Sa Pa có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch khơng chỉ bởi cảnh quan, khí hậu hay sự đa dạng văn hóa dân tộc cùng với di sản độc đáo của thiên nhiên như đỉnh Fansipan- nóc nhà Đơng Dương, núi Hàm Rồng, Khu chạm khắc đá cổ, Suối đá vàng, Thác tình yêu, những thửa ruộng bậc thang uốn lượn... mà cịn bởi nơi đây có cuộc sống mộc mạc, giản dị nhưng đậm nét văn hóa vùng cao của đồng bào dân tộc thiểu số. Những lợi thế đó tạo điều kiện cho Sa Pa phát triển đa dạng các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm.
Sa Pa có khí hậu mang sắc thái ơn đới và cận nhiệt đới, khơng khí mát
mẻ quanh năm, nhiệt độ khơng khí trung bình năm khoảng 15- 180C. Thời tiết
ở trung tâm thị xã một ngày có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, thường có nắng nhẹ, khí hậu dịu mát, buổi chiều mây và sương xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông. Sa Pa là một trong những nơi hiếm hoi của Việt Nam có tuyết rơi vào mùa đơng, đây là điểm hấp dẫn khách du lịch khơng kém gì những địa điểm du lịch nổi tiếng của nước ta như Đà Lạt, Đà Nẵng, Nha Trang...
Các dịch vụ du lịch của Sa Pa được du khách đánh giá khá tốt. Một số khách sạn lớn ở Sa Pa như Silk Path, Highland, Violet, Châu Long, Amazing... được xây dựng khoảng từ năm 2014- 2015 đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngồi nước là đối tượng khách có thu nhập ở mức cao và trung bình cao. Ngồi ra trong những năm gần đây, tuyến đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai thơng với cơng trình Cáp treo Fansipan hồn thành nên Sa Pa đã xây dựng thêm nhiều nhà nghỉ, khách sạn vừa và nhỏ để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch tầm trung và bình dân.
Không phải tới bây giờ, mà ngay từ thập niên 1940, người Pháp đã quy hoạch, xây dựng Sa Pa thành nơi nghỉ mát, điều dưỡng khá lý tưởng. Ở đây có đầy đủ hệ thống thủy điện, trạm nước, dinh tồn quền, tịa chánh sứ, sở than, kho bạc, kiểm lâm, hệ thống đường nhựa và đặc biệt là hơn 200 biệt thự theo kiểu phương Tây ở ngay trung tâm thị xã, nằm xen giữa những cánh rừng đào và những rặng samu. Điều này làm cho Sa Pa mang dáng dấp của một thành phố châu Âu, đó cũng là lý do thu hút đơng đảo khách du lịch.
b) Tài nguyên du lịch văn hóa, nhân văn
Được hình thành trên miền đất cổ, trải qua các bước thăng trầm của lịch sử, cơ cấu dân số của Sa Pa rất đa dạng, văn hóa địa phương của đồng bào dân tộc thiểu số ở Sa Pa luôn là một lợi thế để thu hút du khách thập phương. Đây là nơi sinh sống của dân cư 6 dân tộc chính gồm: Kinh, H'Mơng, Dao đỏ, Tày, Giáy, Xa Phó (Phù Lá), trong đó người dân tộc H'Mơng chiếm 54,9%, dân tộc Dao 25,6%, dân tộc Kinh 13,6%, dân tộc Tày 3%, dân tộc Giáy 1,6%, còn lại là các dân tộc khác [1, tr.21]. Đặc điểm nổi bật trong văn hóa các dân tộc ở Sa Pa là văn hóa đa dân tộc, giàu bản sắc. Về trang phục tại đây có 9 kiểu loại với sắc màu, chất liệu khác nhau, cịn về văn hóa thì có trên 30 điệu múa, với 11 chi khác nhau của nhạc khí. Đặc biệt, kho tàng lễ hội ở Sa Pa rất đặc sắc, loại hình lễ hội phong phú, có hội cầu mùa, bảo vệ rừng, có hội có ý nghĩa giáo dục truyền thống lịch sử chống ngoại xâm, đề cao bản sắc văn hóa người Việt cổ. Quy mô các lễ hội cũng đa dạng, có hội có quy mơ của cộng đồng làng, bản, có hội có quy mơ vùng như hội Gầu Tào của đồng bào người Mông, hội Xuống đồng của người Giáy, lễ hội Cấp Sắc, Tết nhảy dân tộc Dao, hội Rước đèn, múa lân, tế lễ của người Kinh... với thời gian trải dài cả bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Đặc điểm này rất thuận lợi cho sự phát
triển du lịch văn hóa. Những du khách đến Sa Pa đều khẳng định “Đến với Sa Pa cũng là đến với một vùng tài nguyên nhân văn đặc sắc”.
Bên cạnh các lễ hội truyền thống, thì “Chợ tình” là sản phẩm văn hóa truyền thống độc đáo của Sa Pa. Đây là nơi hẹn hị trao gửi tình cảm và có cả những cử chỉ yêu đương diễn ra tại chợ theo phong tục tập quán của địa phương. Tại đây, du khách có hể mua các loại dược phẩm, lâm thổ sản quý hiếm, sản phẩm nhân tạo truyền thống của các dân tộc như hàng thổ cẩm thủ cơng, các món ăn dân tộc như thắng cố, thịt treo gác bếp, rau cải mèo, rau su su, rượu ngô,.. các lâm sản và dược liệu quý như củ hoàng liên, nấm linh chi, cây mật gấu...
Cũng tại Sa Pa, khách du lịch cịn có thể tham quan các làng nghề thủ công truyền thống như Cát Cát, Tả Phìn... bằng các tour tuyến du lịch bản làng Lao Chải- Tả Van, Hầu Thào- Sa Pả- Tả Phìn... Nơi đây lưu giữ được nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng lanh, dệt vải, thêu thổ cẩm, khảm bạc, chế tác đồ trang sức...
Tóm lại, những lợi thế về điều kiện tự nhiên và xã hội đã tạo cho Sa Pa
nhiều thuận lợi trong phát triển đa dạng các loại hình du lịch. Các sản phẩm tiêu biểu được nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế biết đến như: Du lịch văn hóa dân tộc, lễ hội truyền thống, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nghiên cứu, du lịch mạo hiểm, du lịch hội nghị, hội thiền, du lịch nghỉ dưỡng... Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, cuộc sống của đồng bào các dân tộc ở Sa Pa đang dần thay đổi, chuyển từ nhịp sống bình yên thư thả, chậm rãi sang nhịp sống sôi động của kinh tế thị trường và quá trình chuyển động từ một huyện thuần nơng sang thị xã du lịch trọng điểm Quốc gia.