1.2. Khái quát pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực du
1.2.4.2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
Kinh doanh dịch vụ lưu trú là một ngành nghề đặc thù, tác động đến nhiều lợi ích chung của cộng đồng cũng như tác động tới nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch khác. Để đảm bảo quyền tự do kinh doanh cũng như hài hịa quyền và lợi ích khác về kinh tế, an ninh, trật tự xã hội, môi trường, tài
nguyên thiên nhiên... việc đăng ký kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch cần được đảm bảo điều kiện cần thiết do pháp luật quy định.
Luật Đầu tư 2020 quy định tại Điều 7 và mục 200 Phục lục 4 quy định danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, theo đó kinh doanh dịch vụ lưu trú là loại hình kinh doanh có điều kiện. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch được quy định tại Điều 49 Luật Du lịch 2017 như sau:
"1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm: a) Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an tồn về phịng cháy và chữa cháy, bảo vệ mơi trường, an tồn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
c) Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.
2. Chính phủ quy định chi tiết điểm c khoản 1 Điều này".
Các điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch được thể hiện như sau:
Thứ nhất, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Tổ chức hoặc cá nhân khi có đăng ký kinh doanh như doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch. Điều kiện về chủ thể của điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch đã mở rộng hơn rất nhiều so với điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành du lịch khi mà chỉ doanh nghiệp mới được cung cấp dịch vụ lữ hành. Tổ chức muốn kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có thể đăng ký theo mơ hình hợp tác xã hoặc doanh nghiệp và lựa chọn một trong bốn hình thức sau: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh. Còn cá nhân muốn kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có thể đăng ký theo mơ hình doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh cá thể.
Thứ hai, đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an tồn về phịng cháy và chữa cháy, bảo vệ mơi trường, an tồn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Đảm bảo điều kiện về an ninh, trật tự: Các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch phải đáp ứng các điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo đó,
cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch phải tích cực và chủ động phối hợp với chính quyền và cơng an địa phương về quy chế phối hợp đảm bảo công tác an ninh, trật tự trong kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể tại địa phương nhằm ngăn chặn kịp thời tình trạng gây rối của các đối tượng cho khách du lịch trong thời gian lưu trú tại cơ sở kinh doanh lưu trú. Quán triệt, thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ về việc cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán và sử dụng chất nổ. Giáo dục, tuyên truyền mạnh mẽ trong đội ngũ nhân viên phục vụ cũng như khách du lịch về việc thực hiện tốt Luật giao thông đường bộ. Tổ chức tốt công tác trực, bảo vệ nhằm bảo vệ an ninh, trật tự trong cơ sở lưu trú du lịch và sẵn sàng phối hợp xử lý khi có vụ việc liên quan.
- Đảm bảo điều kiện an tồn về phịng cháy, chữa cháy: Theo quy định tại Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy, các cơ sở lưu trú du lịch như khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ là cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy. Do đó các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch phải nghiêm túc chấp hành các quy định về phòng, chống cháy nổ, xây dựng phương án chữa cháy tại cơ sở kinh doanh lưu trú, trang bị đầy đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy theo quy định. Đối với các cơ sở lưu trú chưa được trang bị hệ thống nước phịng cháy, chữa cháy phải bố trí các bình chữa cháy ở khu vực hợp lý, dễ thấy, đồng thời thường xuyên kiểm tra về chất lượng các bình chữa cháy, phải thay mới khi bình hết hạn. Tổ chức tập huấn cho quản lý, nhân viên biết cách sử dụng các phương tiện phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở lưu trú. Kiểm tra hệ thống điện tại cơ sở lưu trú, trang thiết bị an tồn điện tại phịng nghỉ, phịng làm việc, hệ thống đèn sạc ở khu vực hành lang, lối thoát hiểm, bố trí các ổ điện, cơng tắc, cầu dao hợp lý. Nghiêm túc thực hiện các quy định của Chính phủ về cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán và sử dụng chất nổ. Đối với các cơ sở kinh doanh lưu trú kèm theo các dịch vụ ăn uống khi sử dụng bếp gas, phải bố trí bình ga ở nơi hợp lý, có tường rào kiên cố ngăn cách, trách nơi đông người sinh hoạt, đi lại. Phải thực hiện hợp đồng với nơi cung cấp có tư cách pháp nhân và có kế hoạch thường xuyên
kiểm tra thiết bị an tồn để khơng xảy ra rị rỉ khí đốt, đồng thời trong khi sử dụng phải đảm bảo đúng quy trình.
- Điều kiện về bảo vệ môi trường, đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm: Thơng tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên và môi trường hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích quy định các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm khi cung cấp các dịch vụ trong cơ sở lưu trú. Việc sử dụng hóa chất trong cơ sở lưu trú du lịch phải tuân theo các quy định của Luật hóa chất và các quy định khác có liên quan; bảo đảm an toàn cho người sử dụng và khách lưu trú; không gây ô nhiễm môi trường. Quản lý, theo dõi, đánh giá định kỳ tình hình mơi trường và các số liệu: tiêu thụ năng lượng, tiêu thụ nước, rác thải, nước thải, khí thải độc hại của cơ sở lưu trú du lịch; thu thập phản hồi của khách lưu trú về môi trường để cải thiện và nâng cao chất lượng mơi trường. Bố trí nhân lực theo dõi, quản lý cơng tác bảo vệ môi trường du lịch tương ứng với từng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch theo quy định. Đồng thời, các cơ sở lưu trú tuyệt đối không để xảy ra ngộ độc thực phẩm, cần thực hiện lập phương án phòng chống ngộ độc để xử lý kịp thời và hiệu quả khi xảy ra sự cố tại cơ sở kinh doanh lưu trú.
Thứ ba, đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện trên, pháp luật Việt Nam hiện hành quy định điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất, kỹ thuật, dịch vụ đối với loại hình cơ sở lưu trú tại Nghị định 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật du lịch. Cụ thể như sau:
- Đối với loại hình khách sạn: Có hệ thống điện, hệ thống cấp nước sạch và thốt nước; Có tối thiểu 10 buồng ngủ, có quầy lễ tân, phịng vệ sinh chung; Có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn bên đường; Có bếp, phịng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường; Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi
có khách mới; Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày; Người quản lý, nhân viên được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.
- Đối với loại hình biệt thự du lịch: Có hệ thống điện, hệ thống cấp nước sạch và thốt nước; Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới; Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày; Có khu vực tiếp khách, phòng ngủ, bếp và phịng tắm, phịng vệ sinh.
- Đối với loại hình căn hộ du lịch: Có hệ thống điện, hệ thống cấp nước sạch và thốt nước; Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới; Có khu vực tiếp khách, phòng ngủ, bếp và phòng tắm, phòng vệ sinh; Người quản lý căn hộ được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.
- Đối với loại hình tàu thủy lưu trú du lịch: Tàu trong tình trạng tốt, cịn hạn đăng kiểm, có áo phao, phao cứu sinh, phương tiện thông tin liên lạc, tủ thuốc cấp cứu ban đầu; Có điện, nước sạch, có thiết bị thu gom rác thải, nước thải bảo đảm vệ sinh mơi trường; Có khu vực đón tiếp khác, phòng ngủ, phòng tắm, phòng vệ sinh, bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống. Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới; Người quản lý, nhân viên được tập huấn về nghiệp vụ du lịch, kỹ năng cứu hộ trên sông, biển.
- Đối với loại hình nhà nghỉ du lịch: Có điện, nước sạch và hệ thống thốt nước; Có khu vực đón tiếp khách và phịng ngủ, có phịng tắm, phịng vệ sinh chung trong trường hợp phịng ngủ khơng có phịng tắm, vệ sinh riêng; Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới; Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày; Người quản lý, nhân viên được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.
- Đối với loại hình nhà ở có phịng cho khách du lịch thuê: Có đèn chiếu sáng, nước sạch; Có khu vực sinh hoạt chung, có khu vực lưu trú cho khách, có bếp, phịng tắm, phịng vệ sinh; Có giường, đệm hoặc chiếu, có chăn, gối, màn, khăn mặt, khăn tắm, thay bọc đệm hoặc chiếu, thay bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới; Chủ nhà ở có phịng cho khách du lịch thuê được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.
- Đối với loại hình bãi cắm trại du lịch: Có khu vực đón tiếp khách, khu vực dựng lều, trại, đỗ xe, phịng tắm, vệ sinh chung; Có nước sạch; Có dụng cụ, trang thiết bị dựng lều trại, có tủ thuốc cấp cứu ban đầu; Có nhân viên bảo vệ trực khi có khách; Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.
Tóm lại, pháp luật quy định các yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật đòi hỏi các cơ sở kinh doanh lưu trú phải có trang thiết bị và chất lượng phục vụ tốt, đảm bảo các yêu cầu cụ thể đối với từng loại cơ sở lưu trú. Việc quy định như vậy vừa để các cơ sở kinh doanh lưu trú chuẩn bị tốt về điều kiện cơ sở vật chất khi dự định kinh doanh, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nhà nước khi tiến hành kiểm tra, thẩm định để cấp giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Chương 1 đã làm rõ những vấn đề lý luận về hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, bao gồm các khái niệm cơ bản, đặc điểm, vai trò của kinh doanh dịch vụ du lịch, nội dung chủ yếu của điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch và dịch vụ lưu trú du lịch. Kết quả nghiên cứu giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về kinh doanh dịch vụ du lịch nói chung và kinh doanh dịch vụ lữ hành, lưu trú nói riêng.
Ngành du lịch hiện nay vừa được xem là một hiện tượng kinh tế- xã hội, vừa là một hiện tượng văn hóa- xã hội. Hoạt động dịch vụ lữ hành, dịch vụ lưu trú du lịch của một quốc gia, một địa phương và doanh nghiệp du lịch chỉ có thể phát triển được trong những điều kiện nhất định. Có những điều kiện mang tính chất tồn cầu, có những điều kiện mang tính chất khu vực và quốc gia, cũng có những điều kiện mang tính chất ngành du lịch hoặc cộng đồng dân cư địa phương. Trong du lịch thì kinh doanh dịch vụ lữ hành và kinh doanh dịch vụ lưu trú là thành phần trọng tâm, mang tính chất liên ngành, đòi hỏi điều kiện kinh doanh phức tạp hơn so với các thành phần còn lại và cần thiết phải có liên hệ mật thiết với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để đảm bảo phát triển đồng đều và ổn định cho nền kinh tế.
Ngành du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, là ngành kinh tế thuộc "kinh tế đối thoại", đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của tổ chức kinh tế thế giới WTO và tổ chức kinh tế khu vực ASEAN, do đó địi hỏi quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch phát triển với xu hướng mở rộng hành lang pháp lý để các chủ thể kinh doanh khác nhau có thể gia nhập thị trường, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các cá nhân, tổ chức, đảm bảo vừa là động lực tích cực thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch trong nước, vừa phù hợp với các cam kết trên con đường hội nhập quốc tế.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TỪ THỰC TIỄN THỊ XÃ SA PA,
TỈNH LÀO CAI
2.1. Thực trạng quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực du lịch
Du lịch ngày càng được khẳng định là một hiện tượng kinh tế- xã hội phổ biến, nhu cầu và khả năng đi du lịch ngày một tăng cả về số lượng và chất lượng. Tư tưởng xuyên suốt của Luật Du lịch 2017 là việc đưa khách du lịch vào làm trung tâm, tất cả các quy định liên quan đến hoạt động lữ hành, lưu trú... đều xoay xung quanh trục bảo vệ quyền lợi của khách du lịch. Vì vậy, các điều kiện kinh doanh ở các phạm vi, hình thức khác nhau đều được đảm bảo cơng bằng, phù hợp với đặc điểm ngành và hệ thống pháp luật liên quan.