trong lĩnh vực du lịch
3.2.1. Đảm bảo tính phù hợp của các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh đối với thực tiễn thị trường kinh doanh dịch vụ du lịch
Thứ nhất, đảm bảo tính thống nhất giữa các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch với chủ trương, đường lối của Đảng.
Pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch do nhà nước đặt ra để điều chỉnh những mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh cần sự kiểm sốt. Nội dung của điều kiện kinh doanh vì thế mà cũng sẽ thay đổi theo từng giai đoạn, tùy thuộc vào quan điểm, tư duy quản lý của các cơ quan có
thẩm quyền. Việc hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch phải trên cơ sở quán triệt sâu sắc đường lối đổi mới của Đảng về xây dựng, hoàn thiện pháp luật trong thời kỳ mới. Sự kịp thời thể chế hóa đường lối, chính sách đổi mới của Đảng vừa là nhiệm vụ, vừa là chìa khóa dẫn đến thành cơng trong cơng cuộc xây dựng và hồn thiện pháp luật.
Trong tình hình đất nước đang có sự phát triển mạnh mẽ và hội nhập sâu rộng vào nên kinh tế quốc tế như hiện nay, yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó có pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách. Theo đó, đề ra mục tiêu xây dựng, hồn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới căn bản cơ chế xây dựng về thực hiện pháp luật, phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân.
Thứ hai, khắc phục những tồn tại, bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch.
Nền kinh tế luôn biến động theo các quy luật của nền kinh tế thị trường, kéo theo đó thị trường kinh doanh dịch vụ du lịch cũng có sự biến động tương ứng. Pháp luật là sự phản ánh và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội tại thời điểm trước đó nên pháp luật ln đi sau thực tiễn kinh tế, xã hội, nó có thể phù hợp ở thời điểm này nhưng khơng cịn phù hợp ở thời điểm khác, vì vậy các quy định của pháp luật cần được thay thế mới khi khơng cịn phù hợp với thực tiễn. Pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch nằm trong hệ thống pháp luật nói chung cũng khơng tránh khỏi quy luật thay thế trên.
Về phương diện lý luận, sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch có tính tương đối, thích ứng với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Vì vậy việc xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh phải được xác định là một quá trình liên tục, lâu dài với những bước đi và giải pháp thích hợp.
Các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh phải đảm bảo cân bằng lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích cộng đồng. Mỗi quy định đưa ra phải có mục đích quản lý rõ ràng, phải xuất phát từ yêu cầu thực tế và hiệu lực
pháp lý mang tính ổn định, tác động mạnh đến ý chí doanh nghiệp, phải linh hoạt, nhạy bén và liên tục được rà sốt để có những bước thay đổi hợp lý, bắt kịp với guồng quay của nền kinh tế. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch phải theo hướng cạnh tranh, bình đẳng, an tồn, hiện đại, bảo vệ khách du lịch, bảo vệ lợi ích quốc gia và bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ môi trường để phát triển du lịch bền vững.
Thứ ba, hoàn thiện hệ thống pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch dựa trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp của các nước song phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, phong tục tập quán của nước ta.
Việt Nam là một quốc gia có hệ thống pháp luật vẫn cịn tồn tại nhiều mặt hạn chế so với các nước tiến bộ trên thế giới. Chúng ta khơng có nhiều kinh nghiệm trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng nội dung các quy định liên quan đến Luật Du lịch. Do hồn cảnh kinh tế, xã hội, trình độ lập pháp, đường lối chính sách, tập quán thương mại... của mỗi quốc gia khác nhau nên nhiều quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch cũng khác nhau, tuy nhiên, bên cạnh những nét riêng biệt thì pháp luật về điều kiện kinh doanh du lịch của các quốc gia trên thế giới vẫn có những điểm chung nhất định. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, không thể phủ nhận những kinh nghiệm đã học hỏi được từ các nước trong khu vực và trên thế giới, tuy nhiên việc tham khảo, học hỏi đó chỉ mang tính chất tham khảo, khơng thể sao chép y ngun, máy móc mà phải ln gắn với thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội, văn hóa và trình độ, tư duy pháp luật cũng như truyền thống, tập quán và bản sắc văn hóa của đất nước ta.
3.2.2. Đảm bảo tính khả thi, minh bạch của pháp luật về điều kiện kinh doanh du lịch trên thực tế kinh doanh du lịch trên thực tế
Trong bối cảnh thực hiện chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội hủ nghĩa và quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, thời gian vừa qua, việc đảm bảo tính khả thi, minh bạch của hệ thống pháp luật nước ta được đề cập đến nhiều như là một trong những yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo tính dân chủ trong hoạt động của nhà nước và là yêu cầu của việc thực hiện các cam kết quốc tế.
Tính khả thi thường được đánh giá ở sự phù hợp giữa nội dung văn bản với các điều kiện kinh tế- xã hội hiện tại. Sự phù hợp này thể hiện rất rõ mối tương quan giữa trình độ pháp luật với trình độ phát triển nền kinh tế- xã hội. Nếu văn bản pháp luật phản ánh chính xác, kịp thời những vấn đề đặt ra từ thực tiễn, chứa đựng nội dung phù hợp với các điều kiện phát triển kinh tế- xã hội sẽ tạo động lực tăng trưởng kinh tế- xã hội, ngược lại, trường hợp văn bản không phù hợp, không phản ánh đầy đủ các hướng vận động của đời sống kinh tế- xã hội sẽ là nguyên nhân làm giảm sút hiệu quả quản lý nhà nước. Do vậy, yêu cầu đặt ra là văn bản pháp luật quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch phải vừa phản ánh được những quy định chung về sự phát triển của xã hội, vừa phản ánh được những quy luật mang tính đặc thù trong từng giai đoạn, từng lĩnh vực cụ thể. Đồng thời, pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch cần phải có những quy định, mệnh lệnh chi tiết, cụ thể để dễ dàng triển khai thực hiện trong thực tế, phù hợp với khả năng của các cơ quan có trách nhiệm trong việc tổ chức và thực hiện văn bản, phù hợp với nhận thức pháp luật của đối tượng có liên quan. Văn bản pháp luật có tính khả thi cao khi các quy định khơng chỉ mang tính cưỡng chế đối với người dân mà người dân phải thấy rằng sự cưỡng chế đó là hợp lý, cần thiết và vì lợi ích chung của cộng đồng mà pháp luật cần quy định như vậy để tạo ra các chuẩn mực chung áp dụng cho mọi người. Tính khả thi của văn bản pháp luật còn được xem xét dưới góc độc pháp lý thông qua việc sử dụng ngôn ngữ, xây dựng kết cấu văn bản, bố cục logic, chặt chẽ. Các thuật ngữ pháp lý được sử dụng chính xác, một nghĩa, cách diễn đạt, trình bày nội dung văn bản phải cơ đọng, khoa học, dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của đông đảo quần chúng nhân dân để tạo ra sự thuận lợi trong việc thực hiện văn bản pháp luật trên thực tế.
Tính minh bạch trong hệ thống pháp luật xuất phát từ nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu nâng cao hiệu quả của việc quản lý nhà nước, đảm bảo tính dân chủ trong hoạt động của nhà nước. Tính minh bạch thể hiện ở việc bảo đảm quá trình soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến điều kiện kinh doanh, môi trường kinh doanh, đến quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp phải được lấy ý kiến tham gia của cộng đồng doanh nghiệp; minh bạch hóa các cơ hội đầu tư, minh bạch và đơn giản hóa
thủ tục cấp giấy phép đầu tư kinh doanh, minh bạch hóa hoạt động quản lý của nhà nước...