Thực trạng quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ

Một phần của tài liệu Pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực du lịch từ thực tiễn tại thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 40 - 44)

1.2. Khái quát pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực du

2.1.1.1. Thực trạng quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ

2.1.1.1. Thực trạng quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành vụ lữ hành

Là một ngành kinh doanh khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch cho thấy sự phát triển nhanh chóng và đóng góp tích cực vào hoạt động kinh doanh du lịch cũng như nền kinh tế Việt Nam. Sau hơn 10 năm thực thi Luật Du lịch 2005, hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành đã phát triển tương đối mạnh mẽ, tuy nhiên, các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch còn bộc lộ nhiều bất cập.

Điều 44 Luật Du lịch 2005 quy định về điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa như sau:

“1. Có đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.

2. Có phương án kinh doanh lữ hành nội địa; có chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa.

3. Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thời gian ít nhất ba năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành”.

Điều 46 Luật Du lịch 2005 quy định về điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế như sau:

“1. Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương cấp.

2. Có phương án kinh doanh lữ hành; có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế theo phạm vi kinh doanh được quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật này.

3. Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hạnh.

4. Có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.

5. Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ”.

Điều 46 Luật Du lịch 2005 quy định doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế phải có giấy phép kinh doanh và thực hiện ký quỹ theo quy định. Trên thực tế, giấy phép kinh doanh là một hình thức để cơ quan có thẩm quyền cơng nhận việc doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế đảm bảo đủ các điều kiện kinh doanh. Còn đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa không yêu cầu phải có giấy phép kinh doanh và không cần phải ký quỹ. Quy định này thể hiện sự phân biệt đối xử chưa thực sự hợp lý giữa doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế. Bởi trong thời gian qua, tăng trưởng của phân khúc thị trường kinh doanh du lịch nội địa tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Thu nhập từ khách du lịch nội địa ngày càng cao, không kém thu nhập từ khách du lịch quốc tế, thậm chí cịn cao hơn thu nhập từ khách du lịch quốc tế từ một số thị trường. Tuy nhiên do không yêu cầu điều kiện về giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, nên các cơ quan quản lý du lịch ở địa phương khó quản lý, kiểm sốt hoạt động của các doanh nghiệp, vẫn cịn tình trạng một số doanh nghiệp thiếu nghiêm túc trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, một số doanh nghiệp không đủ năng lực kinh doanh. Hơn nữa, Luật Du lịch 2005 không quy định các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa phải ký quỹ, điều này chưa thực sự đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp cho khách du lịch, do ký quỹ được xem là biện pháp phòng ngừa, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự, trách nhiệm đối với khách du lịch của doanh nghiệp kinh doanh.

Luật Du lịch 2005 quy định một trong những điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành nội địa và quốc tế là có phương án kinh doanh, chương trình du lịch cho khách nội địa hoặc quốc tế. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy điều kiện về phương án kinh doanh, chương trình du lịch là không cần thiết, bởi Luật không yêu cầu doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện theo phương án, chương trình đã đề ra, mà trong quá trình trực tiếp triển khai hoạt động kinh doanh, có thể doanh nghiệp sẽ khơng thực hiện theo phương án do thay đổi chiến lược, đối tác và chương trình du lịch đã thiết kế do yêu cầu của khách du lịch.

Mặt khác, Luật Du lịch 2005 quy định người điều hành doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành phải có thời gian hoạt động trong lĩnh vực lữ hành ít nhất ba năm đối với dịch vụ lữ hành nội địa, ít nhất bốn năm đối với dịch vụ lữ hành quốc tế. Theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch, việc xác định thời gian hoạt động này thông qua giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi người đó đã hoặc đang làm việc, các giấy tờ hợp lệ khác xác nhận thời gian người đó làm việc trong lĩnh vực lữ hành. Tuy nhiên khơng có hình thức kiểm tra tính xác thực của các giấy tờ này. Nhiều trường hợp các giấy tờ xác nhận trên không đúng sự thật, khi kiểm tra doanh nghiệp mới phát hiện được và thực tế đã phải thu hồi giấy phép kinh doanh, đình chỉ hoạt động của các doanh nghiệp làm giả hồ sơ.

Ngoài ra, trong kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Luật Du lịch 2005 quy định một trong những điều kiện cấp phép kinh doanh là doanh nghiệp phải có ít nhất ba hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Trên thực tế, quy định này gây khó khăn cho doanh nghiệp do số lượng hướng dẫn viên phụ thuộc vào tính thời vụ của du lịch.

Khắc phục những điểm bất cập nêu trên nhằm tối ưu hóa điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, đảm bảo quyền lợi cho khách du lịch và sự công bằng cho các doanh nghiệp kinh doanh, Luật Du lịch 2017 đã có sự thay đổi lớn trong việc quy định các điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch. Cụ thể:

- Bổ sung việc cấp giấy phép lữ hành nội địa làm điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành. Như đã phân tích ở chương 1, để được cấp

giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, doanh nghiệp lữ hành cần phải đáp ứng các yêu cầu về chủ thể, ký quỹ và trình độ chun mơn của người phụ trách kinh doanh.

- Quy định về việc ký quỹ kinh doanh đối với cả doanh nghiệp lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế, nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh lữ hành.

- Bỏ các điều kiện về phương án kinh doanh, chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa hoặc quốc tế, điều kiện về kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành của người quản lý doanh nghiệp và điều kiện về số lượng hướng dẫn viên du lịch. Thay vào đó, Luật Du lịch 2017 quy định người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành, người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa hoặc du lịch quốc tế tương ứng. Việc đòi hỏi điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ đối với người phụ trách kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, tăng sự tin tưởng của khách hàng vào doanh nghiệp, hướng tới tăng uy tín và tạo sự bền vững cho doanh nghiệp.

Các thay đổi trên của Luật Du lịch 2007 về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành cho thấy Nhà nước đang phát huy vai trò hỗ trợ doanh nghiệp bằng những hành động cụ thể, không can thiệp sâu vào các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể mà kích thích, tháo dỡ rào cản đối với đăng ký kinh doanh, hướng tới minh bạch, công khai trong thủ tục hành chính, loại trừ xung đột giữa các ngành, lĩnh vực, địa phương và các đối tác. Đồng thời cùng với sự hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, pháp luật du lịch hiện hành không chỉ phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam mà cịn phù hợp với các cam kết của Việt Nam với thế giới, như các cam kết về dịch vụ trong Tổ chức thương mại thế giới WTO và cộng đồng kinh tế ASEAN về “đại lý lữ hành du lịch và điều hành tour”. Nhờ điều kiện đáp ứng các cam kết về tính minh bạch trong kinh doanh và tính cơng bằng trong nguyên tắc đối xử quốc gia mà hệ thống pháp luật về dịch vụ lữ hành nói

riêng và du lịch nói chung trở nên thống nhất và hoàn thiện với các điều kiện kinh doanh quốc tế [14, tr.31].

Một phần của tài liệu Pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực du lịch từ thực tiễn tại thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)