1.1 .Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm xã hội tự nguyện
1.2. Pháp luật Việt Nam về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Hiện nay, BHXH TN ở Việt Nam được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2016. Các quy định về BHXH TN được cụ thể tại Nghị định của Chính phủ số: 134/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội về BHXH TN và Thông tư của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 02 năm 2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về BHXH TN. Theo đó, pháp luật hiện hành về BHXH TN bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
1.2.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Theo quy định hiện nay, Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Cụ thể gồm: 1) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2018; NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi; 2) Người hoạt động khơng chun trách ở thơn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố; 3) Người lao động giúp việc gia đình; 4) Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương; 5) Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; 6) Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình; 7) Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH; 8) Người tham gia khác.
22
Như vậy so với trước đây, đối tượng tham gia BHXH TN được mở rộng hơn. Luật BHXH năm 2014 đã bỏ quy định tuổi trần tham gia, chỉ quy định người tham gia BHXH TN là công dân Việt Nam, đủ 15 tuổi trở lên. Theo đó, việc quy định rõ ràng các đối tượng tham gia BHXH TN giúp tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ làm công tác BHXH dễ dàng làm việc và giải thích cụ thể cho người tham gia. Đồng thời, quy định về đối tượng là người tham gia khác là quy định mở, mang tính linh hoạt để cập nhật và có bổ sung phù hợp với sự phát triển khơng ngừng của tình hình kinh tế, xã hội và nhu cầu của người tham gia BHXH TN. Do vậy, việc liệt kê công việc rõ ràng cụ thể, từng đối tượng BHXH TN sẽ dễ xảy ra việc thiếu sót người tham gia.
1.2.2. Mức đóng và phương thức đóng phí BHXH tự nguyện
Pháp luật hiện hành không tách riêng quỹ BHXH TN mà quy định chung trong quỹ hưu trí và tử tuất cùng BHXH bắt buộc. Quy định như vậy là hợp lý bởi cùng chung mục đích. BHXH bảo đảm cơng bằng, thống nhất cho NLĐ được hưởng lương hưu và cho thân nhân của họ được hưởng chế độ tuất một cách ổn định, lâu dài. Theo đó, pháp luật quy định cụ thể về mức phí đóng và phương thức đóng BHXH TN.
1.2.2.1. Quy định về mức phí đóng BHXH tự nguyện
NLĐ tham gia BHXH TN đóng tiền bằng 22% mức thu nhập trên tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập trên 1 tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở” 4. Với mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn là 700.000 đồng và mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng (tính từ 01/7/2019) hiện nay, thì người tham gia BHXH TN đóng tối thiểu là 154.000 đồng/tháng và mức tối đa là 6.556.000 đồng/tháng. Theo quy định trên, việc xác định mức đóng BHXH TN trên cơ sở thu nhập của NLĐ sẽ do họ lựa chọn trong khoảng mức thu nhập từ tối thiểu đến tối đa theo quy định của pháp luật và tùy thuộc thu nhập tháng ổn định mà NLĐ lựa chọn và kê khai với cơ quan BHXH.
Ngoài ra, Nhà nước hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia BHXH TN bắt đầu từ ngày 01/01/2018. Theo Nghị định của Chính phủ số 134/2015/NĐ-CP
23
quy định tại Điều 14, người dân tham gia BHXH TN được Nhà nước hỗ trợ trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo theo vùng miền. Theo đó: hộ nghèo nhận được hỗ trợ 30% đối với người tham gia BHXH TN; Hộ cận nghèo bằng 25% đối với người tham gia BHXH TN; Đối tượng còn lại được hỗ trợ bằng 10% so với các đối tượng khác. Tùy điều kiện kinh tế, khả năng ngân sách nhà nước đáp ứng được trong từng thời kỳ, sẽ quy định mức hỗ trợ, đối tượng và thời điểm thực hiện hỗ trợ, chính sách, tiền đóng BHXH cho NLĐ tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện khi có thu nhập thấp.
Quy định này nhằm chia sẻ với NLĐ có thu nhập thấp. Đồng thời góp phần bảo đảm quyền lợi cho NLĐ cũng như bảo đảm an tồn về tài chính cho quỹ. Tuy nhiên, trong bối cảnh NLĐ chưa mặn mà tham gia BHXH TN, để bảo đảm mục đích ASXH mà Đảng và nhà nước đặt ra, pháp luật cần xem xét mức hỗ trợ này để khuyến khích NLĐ tham gia.
1.2.3. Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện 1.2.3.1. Chế độ hưu trí 1.2.3.1. Chế độ hưu trí
Chế độ hưu trí hay bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện. Trên cơ sở đóng phí, người được bảo hiểm bắt đầu nhận quyền lợi bảo hiểm hưu trí khi đạt đến tuổi theo quy định của Pháp luật.
- Chế độ được hưởng lương hưu hàng tháng:
Để được hưởng lương hưu hàng tháng, NLĐ phải đáp ứng được các điều kiện về tuổi đời, thời gian đóng BHXH. Theo Điều 169, Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2019, Nghị định số 134/2015/NĐ-CP và Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH, điều kiện hưởng chế độ lương hưu hàng tháng gồm:
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04
24
tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
3. Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH bắt buộc, đủ điều kiện hưởng lương hưu mà bảo lưu thời gian đã đóng BHXH và tiếp tục tham gia BHXH TN thì được hưởng lương hưu khi có yêu cầu;
4. Người tham gia BHXH TN mà trước đó có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Nam đủ 50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên; có đủ 15 năm làm nghề hoặc cơng việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trở lên;
5. Trường hợp người lao động tham gia BHXH TN đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 đối với nữ nhưng thời gian đóng BHXH cịn thiếu khơng q 10 năm (120 tháng) so với thời gian quy định như trên, kể cả những người đã có từ đủ 10 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên mà chưa nhận BHXH một lần, có nhu cầu tham gia BHXH TN thì được đóng tiếp BHXH TN cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Như vậy, có thể thấy pháp luật quy định cụ thể về vấn đề liên thông giữa BHXH bắt buộc và BHXH TN nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người tham gia BHXH. Trường hợp người tham gia BHXH đã đủ tuổi nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì sẽ khơng được hưởng chế độ hưu trí.
Quy định hiện nay, điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng được quy định chi tiết hơn với các nhóm đối tượng, đặc biệt là nâng dần tuổi nghỉ hưu để được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức thấp hơn. Cụ thể với đối tượng nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi, có đủ từ 20 năm đóng BHXH trở lên và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, từ 2021 được chia thành hai nhóm, nhóm thứ nhất nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi, sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi 3 tháng và nữ đủ 50 tuổi 4 tháng thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu; nhóm thứ hai nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi là được hưởng lương hưu.
25
quy định tại Điều 74 Luật BHXH năm 2014. Theo đó, mức lương hưu hàng tháng tính đến trước ngày 01/01/2018 đối với NLĐ đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập hàng tháng đóng BHXH mà NLĐ đã lựa chọn đóng tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. Từ ngày 01/01/2018, mức lương hưu hàng tháng của NLĐ đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình qn thu nhập tháng đóng BHXH mà NLĐ đã lựa chọn đóng tương ứng với số năm đóng BHXH như sau: Lao động nam giới nghỉ hưu bắt đầu vào năm 2018 là 16 năm, đến năm 2019 là 17 năm, tới năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là được 19 năm, tính đến năm 2022 trở đi là 20 năm. Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm BHXH, thì NLĐ được tính thêm 2%; mức lương tối đa bằng 75%.
Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định lại cách tính tỷ lệ lương hưu hàng tháng theo hướng giảm dần. Đối với lao động nam kể từ ngày 01/01/2018, số năm đóng BHXH để được hưởng tỷ lệ 45% đầu tiên tăng dần theo lộ trình; đối với lao động nữ, 15 năm đầu đóng BHXH được hưởng 45% mức lương, sau đó cứ thêm 1 năm đóng thì chỉ được tính thêm 2%. Đối với người tham gia bảo hiểm nghỉ hưu sớm ở mức thấp hơn do sức khỏe khơng đảm bảo, mất khả năng lao động thì nghỉ trước tuổi nghỉ hưu mỗi năm bị trừ 2%.
Người tham gia bảo hiểm đóng theo tháng để làm căn cứ tính mức bình qn thu nhập theo tháng đóng BHXH TN bao gồm tiền cơng và tiền lương, tháng đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở hệ số lương qua từng giai đoạn. Lương hưu hàng tháng được BHXH điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt theo từng giai đoạn. Lương hưu hàng tháng sẽ được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI). Người được hưởng lương hưu được cấp thẻ bảo hiểm y tế sẽ được Lao động - thương binh xã hội quan tâm.
Ngồi ra, NLĐ cịn được hưởng trợ cấp một lần nếu có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm được tính bằng 0,5 tháng bình qn thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH TN. Quy định này đảm bảo quyền lợi của người lao động phù hợp với thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ BHXH của họ, bảo đảm công bằng trên cơ
26
sở nguyên tắc có đóng có hưởng của BHXH. Qua đó đã tạo điều kiện cho người lao động yên tâm công tác và thực hiện các nghĩa vụ tham gia BHXH theo quy định.
- Chế độ bảo hiểm xã hội một lần:
Chế độ BHXH một lần áp dụng đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng được quy định tại Điều 77 Luật BHXH năm 2014 và Điều 7 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP. Theo đó, những đối tượng được hưởng trợ cấp BHXH một lần phải có các điều kiện sau: 1) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục tham gia BHXH; 2) Ra nước ngoài để định cư; 3) Người đang bị mắc một những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Quy định này nhằm tạo điều kiện và sự linh hoạt trong việc thực hiện cũng như đảm bảo quyền lợi cho NLĐ khi họ khơng đủ số năm đóng BHXH theo quy định hoặc đã đủ số năm đóng nhưng do lý do đặc biệt muốn hưởng BHXH một lần. Mức hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH. Với những người đóng trước năm 2014 là 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH, với những người đóng từ năm 2014 trở đi là 02 tháng mức bình qn thu nhập tháng đóng BHXH. Ngồi ra, người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng được xác định mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. Trong quy đinh, mức thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính hưởng BHXH một lần được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP. Thời điểm tính người lao động được hưởng BHXH một lần là ngày ghi trong quyết định của cơ quan BHXH.
Trường hợp NLĐ chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng và khơng có nguyện vọng hưởng BHXH một lần thì được bảo lưu thời gian đóng BHXH. Quy định như vậy là nhằm đảm bảo cho NLĐ được tiếp tục tham gia BHXH TN và hưởng những quyền đầy đủ hơn sau khi phát sinh sự kiện làm gián đoạn q trình đóng BHXH TN. Tính liên thơng của BHXH TN và
27
BHXH bắt buộc cũng được thể hiện ở quy định này khi thời gian gián đoạn có thể là khoảng thời gian chuyển tiếp giữa hai loại hình bảo hiểm, hay xuất phát từ đối tượng tham gia BHXH TN, khi khơng có thu nhập khơng ổn định. Ngồi ra, quy định này còn đáp ứng được nhu cầu của người tham gia.
Các quy định về chế độ hưu trí của BHXH TN nhìn chung khá tương đồng với BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, do đối tượng tham gia của BHXH TN là lao động tự do, thu nhập thấp, bấp bênh nên không ổn định về mức đóng và thời gian đóng, có khi họ chưa đáp ứng được đủ số năm tham gia, đủ tuổi quy định để hưởng trợ cấp. Chính vì vậy, pháp luật cần điều chỉnh về vấn đề này cho phù hợp với điều kiện thực tế của NLĐ.
1.2.3.2. Chế độ tử tuất
Chế độ tử tuất trong BHXH TN thực hiện với mục đích hỗ trợ tài chính cho gia đình NLĐ khi họ tham gia BHXH TN mà chết. Chế độ tử tuất được đông đảo NLĐ trong xã hội quan tâm bởi lẽ, khi NLĐ mất đi thì những người thân của họ cần được trợ cấp để đảm bảo và ổn định cuộc sống. Trường hợp NLĐ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nhưng chẳng may bị mất đi, thì