1.1 .Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm xã hội tự nguyện
3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo hiểm
pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện tại thành phố Hà Nội.
BHXH TN là một hợp phần quan trọng trong chính sách BHXH, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Đối với NLĐ tự do tham gia BHXH TN đảm bảo an sinh cho NLĐ khi hết tuổi lao động, khơng cịn khả năng lao động được Quỹ BHXH chi trả lương hưu, đảm bảo thu nhập và ổn định cuộc sống. BHXH TN thể hiện chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước ta nhằm góp phần ổn định cuộc sống của NLĐ khi về già, quỹ bảo hiểm được nhà nước bảo trợ, đồng thời, chính sách này cũng thể hiện sự tích cực, chủ động của người lao động về tự an sinh cho chính bản thân mình, góp phần chia sẻ cộng đồng và phát triển xã hội. Nhưng thực tế cho thấy, loại hình BHXH TN vẫn chưa thực sự thu hút người dân tham gia.
- Thứ nhất, cần khắc phục những bất cập trong quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Từ khi Luật Bảo hiểm xã hội 2014 ra đời đã mở rộng đối tượng tham gia BHXH TN. Luật có nhiều ưu điểm, đó là pháp luật quy định cụ thể đối tượng tham gia, các chế độ được mở rộng hơn khi rút ngắn thời gian và điều kiện hưởng các chế độ, phương thức đóng được bổ sung linh hoạt.
Tuy nhiên, sau gần 6 năm thực hiện các quy định của Luật BHXH năm 2014 về BHXH TN đã dần bộc lộ một số bất cập. Đối tượng người nước ngoài chưa được quy định là đối tượng tham gia của BHXH TN; các chế độ BHXH như thai sản, tai nạn lao động, ốm đau chưa được BHXH TN quy định, dẫn đến nhiều NLĐ không mặn mà với BHXH TN; quy định về gia tăng nguồn quỹ BHXH TN còn chưa linh hoạt, nguồn quỹ bị hạn hẹp không thể phát triển, mất cân đối nguồn quỹ khiến cho việc chi trả BHXH TN bị hạn chế; các thủ tục dù đã có những quy định cải cách nhưng nhìn chung cịn phức tạp so với nhận thức của người dân. Bởi vậy, các quy định về BHXH nói chung và BHXH nói riêng cần phải cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ nhưng cũng cần có sự linh
50
hoạt, phù hợp với điều kiện và hồn cảnh sống của người lao động, có như vậy mới thu hút được đơng đảo sự tham gia của họ. Do đó, pháp luật về BHXH TN cần có những sửa đổi, bổ sung để phù hợp hơn với thực tế đời sống và nhu cầu của người tham gia BHXH TN. Mặt khác, việc thực hiện mở rộng, bổ sung các quy định và tăng số lượng chế độ BHXH TN nhằm tăng sự bảo vệ của BHXH TN cho đối tượng tham gia, góp phần ổn định đời sống cho người lao động khi ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đồng thời tạo cho BHXH TN tăng thêm tính hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm của các đối tượng người lao động.
- Thứ hai, bảo đảm phù hợp với chính sách của Đảng về BHXH nói chung, BHXH TN nói riêng
Để triển khai thực hiện chiến lược an sinh xã hội phù hợp với thời kỳ mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định, định hướng phát triển như: Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2012 - 2020 đã nêu rõ mục tiêu: “Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ BHXH, BHYT; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH, nhất là BHXH TN; thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân. Phấn đấu đến năm 2020, có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH”. Đồng thời, Nghị quyết cũng khẳng định, việc mở rộng chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người tham gia các loại hình BHXH, BHYT, nhất là BHXH TN cho nơng dân, lao động trong khu vực phi chính thức.
BHXH TN là một trong những nội dung quan trọng, vì thế khi hồn thiện pháp luật, cần thiết bảo đảm mục tiêu đặt ra. Đó là: “tăng cường tính bình đẳng trong thị trường lao động thông qua hỗ trợ tốt hơn người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương tham gia đào tạo, có việc làm, nâng cao điều kiện làm việc và cải thiện cuộc sống, mở rộng tỷ lệ tham gia bảo hiểm tự nguyện”. Đồng thời, "Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội tiên tiến, mở rộng phạm vi, đối tượng tham gia vào BHXH TN, quỹ bảo hiểm xã hội được bảo đảm an toàn và phát triển, mức hưởng được cải thiện”. Trên cơ sở Nghị quyết số 21- NQ/TW, BHXH thành phố Hà Nội đã chỉ đạo BHXH các Quận, Huyện, Thị xã xây dựng kế hoạch và các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu, đồng thời đề ra một
51 số giải pháp thực hiện.
Đặc biệt, Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH đã khẳng định: “BHXH cơ bản, bao gồm BHXH bắt buộc và BHXH TN: BHXH bắt buộc (với các chế độ hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ốm đau, thai sản, thất nghiệp) dựa trên đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động. BHXH TN (với các chế độ hưu trí, tử tuất hiện nay, từng bước mở rộng sang các chế độ khác) dựa trên đóng góp của người lao động khơng có quan hệ lao động; có sự hỗ trợ phù hợp từ ngân sách nhà nước cho nơng dân, người nghèo, người có thu nhập thấp, lao động khu vực phi chính thức để mở rộng diện bao phủ BHXH; nâng cao ý thức, trách nhiệm của người lao động đối với việc tự bảo đảm an sinh cho bản thân. Mở rộng diện bao phủ BHXH theo lộ trình điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu phù hợp từng thời kỳ”.
Theo Nghị quyết này nêu rõ: “Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội để bảo hiểm xã hội thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân. Phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo ngun tắc đóng - hưởng, cơng bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch”.
Trong đó chính sách BHXH TN cần mở rộng đối tượng thuộc diện tham gia BHXH TN theo hướng không khống chế tuổi trần tham gia để khuyến khích những người từ 45 tuổi trở lên đối với nam, từ 40 tuổi trở lên đối với nữ tham gia BHXH. Quy định này nhằm tạo điều kiện cho mọi người lao động có khả năng và nhu cầu đều được tham gia để có lương khi về già.
Như vậy, hệ thống cơ chế, chính sách về BHXH TN đã thơng thống và đầy đủ đảm bảo hành lang pháp lý tạo điều kiện tối đa để người dân, người lao động tham gia BHXH TN, nhằm mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân. Nội dung sửa đổi này rất có ý nghĩa đối với lao động nữ thuộc diện tham gia BHXH TN bởi lẽ ở nước ta, phần đông lao động nữ ở độ tuổi trên, dưới 30 đều dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc gia
52
đình, con nhỏ. Chỉ khi con cái đi học phổ thơng thì mới có nhiều thời gian hơn để tham gia lao động, sản xuất. Vì vậy, việc khơng khơng chế tuổi trần để tham gia BHXH TN sẽ giúp nhiều lao động nữ có cơ hội tham gia BHXH TN.
Cùng với đó cần sửa đổi mức đóng BHXH TN theo hướng bỏ quy định khống chế mức thu nhập thấp nhất làm căn cứ đóng BHXH bằng mức lương tối thiểu chung (hiện hành đang quy định không thấp hơn mức lương tối thiểu chung, hiện nay là mức lương cơ sở), giao Chính phủ quy định cụ thể tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của từng thời kỳ, nhằm phù hợp với khả năng tài chính của đại bộ phận lao động nơng thơn và khu vực phi chính thức. Do đó, hồn thiện pháp luật về BHXH TN, nhất thiết phải bảo đảm phù hợp với những định hướng của Đảng.
- Thứ ba, bảo đảm phù hợp với xu hướng chung của pháp luật quốc tế về BHXH TN
Xu thế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thế giới là xu thế chung của các quốc gia. Mỗi một quốc gia tồn tại nhiều thành phần kinh tế song bên cạnh đó vẫn phải có chung hệ thống tiền lương và BHXH, các chính sách này từng bước hội nhập với khu vực và thế giới. Mặc dù mỗi quốc gia có đặc thù riêng, cách tiếp cận giải quyết các chính sách an sinh xã hội riêng, song nó vẫn phải tuân theo các quy luật chung, những vấn đề có tính phổ biến. Mặt khác, q trình hội nhập kinh tế thế giới cũng phát sinh nhiều vấn đề xã hội nổi cộm có tính khu vực và tồn cầu, đặt ra u cầu buộc các quốc gia phải nỗ lực để giải quyết điều này, dẫn đến cách tiếp cận thực hiện các chính sách an sinh xã hội cũng gần nhau hơn. Thậm chí ILO cũng đã quy định một số vấn đề mang tính nguyên tắc, bắt buộc hoặc khuyến khích các nước thành viên phải thực hiện. Vì vậy, các quốc gia đặc biệt là các quốc gia thành viên của ILO cần phải xây dựng, hồn thiện các chính sách ASXH, trong đó có BHXH TN phù hợp với xu thế hội nhập chung.
Việt Nam là một trong những thành viên của WTO, quá trình tham gia hội nhập quốc tế địi hỏi những chính sách, pháp luật Việt Nam phải phù hợp và tương thích với các nước. Hệ thống các chính sách, pháp luật, chế độ về ASXH được xây dựng trên những nguyên lý khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu lâu dài là con người, ổn định xã hội để phát triển và coi trọng các giá
53
trị nhân bản, truyền thống. Điểm chung trong triết lý về ASXH trên thế giới đó là: “Khơng có gì miễn phí tồn bộ, mọi chế độ thụ hưởng đều phải có trách nhiệm và sự đóng góp của tất cả các cá nhân trong xã hội".
Để xây dựng hệ thống các chế độ BHXH TN phù hợp, Việt Nam cần kế thừa những tri thức về BHXH của thế giới, có sự học hỏi từ các quốc gia phát triển. Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH TN cũng như gia tăng các chế độ của BHXH TN là điều cần thiết đối với BHXH TN tại Việt Nam. Việt Nam có thể học hỏi các quốc gia trên thế giới khi quy định nhiều chế độ khác nhau cho người lao động lựa chọn tùy theo khả năng và nguyện vọng, đồng thời quy định BHXH TN được thực hiện dưới 2 dạng là BHXH TN cho những đối tượng chưa có điều kiện tham gia BHXH bắt buộc và BHXH TN cho những đối tượng đã tham gia BHXH bắt buộc có nhu cầu được đảm bảo cao hơn.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần tham khảo kinh nghiệm cách thức quản lý nguồn vốn nhàn rỗi của BHXH, học hỏi các quốc gia phát triển trong việc đầu tư sinh lời những nguồn vốn nhàn rỗi nhằm gia tăng quỹ BHXH. Ngoài ra, xu thế áp dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý BHXH cũng là một trong những xu thế được các nước trên thế giới áp dụng khá nhiều bởi sự đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả mà nó đem lại.
Chính vì vậy, trước u cầu hội nhập kinh tế thế giới bên cạnh những những chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Việt Nam cần hồn thiện hơn nữa các chính sách an sinh xã hội, trong đó có pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện. Nhằm từng bước phù hợp với các quy định chung của các quốc gia trên thế giới.