Khái quát về thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn tại thành phố hà nội (Trang 41 - 42)

1.1 .Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm xã hội tự nguyện

2.1. Khái quát về thành phố Hà Nội và bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội

2.1.1. Khái quát về thành phố Hà Nội

Thủ đơ Hà Nội là trung tâm hành chính quốc gia, đầu não chính trị, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, kinh tế, khoa học và giao dịch quốc tế của đất nước. Là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trung tâm lớn về giao thương kinh tế và quốc tế chung chuyển của cả nước. Qua nhiều năm hình thành và phát triển, Hà Nội cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều phong kiến tại Việt Nam trước đây. Hà Nội có lịch sử lâu đời gắn liền với sự thăng trầm thời gian qua các thời kỳ.

Thành phố Hà Nội được hợp nhất theo quyết định của Hội nghị Trung ương VI (khóa X) và Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ III ngày 29 tháng 05 năm 2008. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2008. Hà Nội mở rộng địa giới hành chính sau hợp nhất bao gồm: Thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây cũ, huyện Mê Linh - Tỉnh Vĩnh Phúc và bốn xã thuộc huyện Lương Sơn - Tỉnh Hịa Bình.

Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương, nằm ở phía tây bắc trung tâm đồng bằng châu thổ sơng Hồng, có vị trí từ 20º53′ đến 21°23′ vĩ độ bắc và 105º44′ đến 106º02′ kinh độ đơng. Phía bắc Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc; phía nam là các tỉnh Hà Nam, Hịa Bình; phía đơng là Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng n; phía Tây là Hịa Bình và Phú Thọ. Diện tích Hà Nội sau khi mở rộng là 3.342,92km², lớn gấp hơn 3 lần trước đây và đứng vào tốp 17 Thủ đơ trên thế giới có diện tích rộng nhất; đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với hơn 8 triệu người (năm 2019), tuy nhiên, nếu tính những người cư trú khơng đăng ký thì dân số thực tế của thành phố Hà Nội năm 2019 là gần 10 triệu người. Mật độ dân số của Hà Nội là 2.398 người/km², mật độ giao thông là 105,2 xe/km² mặt đường. Hiện nay, Hà Nội chính là đơ thị loại đặc biệt duy nhất của nước ta.

34

Với vị trí địa lý thuận lợi này, thành phố này dễ dàng trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học quan trọng của cả nước. Hiện nay, Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã:

* 12 Quận: Hồn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hồng Mai, Thanh Xuân, Long Biên, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hà Đông.

* 1 Thị xã: Sơn Tây

* 17 Huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Đan Phượng, Đơng Anh, Gia Lâm, Hồi Đức, Mê Linh, Thạch Thất, Mỹ Đức, Thường Tín, Phú Xuyên, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thanh Oai, Ứng Hịa, Thanh Trì, Ba Vì.

Trong thời gian qua, tốc độ đơ thị hóa ở thành phố Hà Nội đang diễn ra mạnh mẽ, đây cũng là xu thế tất yếu của các thành phố lớn. Với mật độ dân số tăng nhanh, trên 10 triệu người, nên lãnh đạo Thành phố đã rất chú trọng tới việc nâng cao chất lượng đời sống cho người dân, thực hiện BHXH, bảo hiểm y tế, trong đó đặc biệt chú trọng bảo hiểm xã hội tự nguyện nhằm bảo đảm ASXH trên địa bàn Thủ đơ.

Các điều kiện về vị trí địa lý, kinh tế, xã hội nói trên mang lại nhiều thuận lợi cũng như đặt ra nhiều thách thức đối với công tác thực thi pháp luật về BHXH, chi trả BHXH của cơ quan BHXH Thành phố, khi mà đối tượng NLĐ khơng chỉ đơng mà cịn đa dạng và phức tạp. Qua đó lại phải đối mặt với nhiều thách thức khó khăn như: Lũ lụt, thiên tai, dịch bệnh, giá cả đầu vào tăng cao ở hầu hết các ngành sản xuất. Làm cho chi phí sản xuất tăng mạnh đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh và đời sống. Với sự chỉ đạo đồng hành của Chính phủ, Hà Nội quyết tâm, nỗ lực cố gắng cùng các cơ quan ban ngành và nhân dân tồn Thành phố. Tình hình kinh tế xã hội đã thu được kết quả đáng kể, kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng đi lên.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn tại thành phố hà nội (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)