1.1 .Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm xã hội tự nguyện
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về BHXH tự nguyện
- Thứ nhất, cần quy định bổ sung các chế độ BHXH tự nguyện
Trước hết, tai nạn lao động, chế độ thai sản, ốm đau là những chế độ gắn liền với đời sống của NLĐ. Đối với Việt Nam hiện nay, chúng ta đang tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là thực hiện cơng nghiệp hóa ở nơng thơn, các cơ sở sản xuất nhỏ sẽ phát triển, điều này làm tăng nguy cơ tai nạn lao động. Do đó, nhu cầu về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động có thể tăng cao. Tuy nhiên, trên thực tế với những người tham gia BHXH TN khó phân biệt giữa tai nạn lao động và tai nạn thông thường nên nếu thêm
54
chế độ này thì cũng cần phải có cơ chế hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, giám định phù hợp. Điều này có lẽ cịn gặp nhiều khó khăn trong tình hình BHXH Việt Nam hiện nay.
Mặt khác, đối với những người tham gia BHXH TN là lao động nữ ở nông thôn, phụ nữ ở vùng điều kiện khó khăn, người thu nhập thấp thì chế độ thai sản trở thành một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu khi quyết định có tham gia BHXH TN hay không. Trong suốt thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ sẽ không thể làm việc để tạo ra thu nhập nên việc họ không được hưởng trợ cấp thai sản của BHXH sẽ tạo ra những khó khăn cho cuộc sống, tạo tâm lý khơng n tâm. Đây có thể coi là sự bất cơng đối với NLĐ nữ tham gia BHXH TN. Do đó, cần có chính sách của Nhà nước hỗ trợ cho chế độ thai sản đối với những người tham gia BHXH TN là lao động nữ để đảm bảo chính sách ASXH cho NLĐ ngày càng có ý nghĩa sâu sắc, nhằm dự liệu được chính xác những vấn đề xảy ra trong xã hội. Đáp ứng nhu cầu của người tham gia đồng thời căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội, cần có sự nghiên cứu để mở rộng các chế độ cho BHXH TN.
Do đó, chính sách BHXH TN, pháp luật cần bổ sung các chế độ BHXH TN như tai nạn lao động, chế độ thai sản, ốm đau nhằm chia sẻ những rủi ro, tạo bình đẳng hơn giữa những người tham gia BHXH TN với những người tham gia BHXH bắt buộc như chính sách của một số nước đã thực hiện. Góp phần thực hiện tốt hơn chính sách đảm bảo ASXH của cả nước nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng. Nhằm thu hút các đối tượng NLĐ tham gia góp phần tăng quỹ BHXH TN nhằm đảm bảo chính sách mục tiêu ASXH của Đảng và Nhà nước ta.
- Thứ hai, cần rút ngắn thời gian tham gia BHXH TN để được hưởng chế độ lương hưu hằng tháng
Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động theo khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
1. Người lao động thuộc các trường hợp dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 4 của Nghị định này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác:
55
a) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
b) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
c) Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
d) Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc quy định tại điểm a và thời gian làm việc ở vùng quy định tại điểm b khoản này từ đủ 15 năm trở lên.
Theo quy định của Luật BHXH hiện hành, NLĐ thuộc nhóm đối tượng lao động nghề, cơng việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi tham gia BHXH bắt buộc sẽ được giảm độ tuổi để hưởng chế độ hưu trí, đối với Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành. Trong khi đó, BHXH TN thì khơng có quy định về giảm độ tuổi và chế độ trong trường hợp này. NLĐ thuộc nhóm đối tượng này hầu hết mong muốn được hưởng chê độ hưu trí sớm hơn. Do đó, chính sách BHXH TN cần nghiên cứu bổ sung thêm nội dung trong đó có nhóm đối tượng lao động nghề, cơng việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thu hút nhóm đối tượng này tham gia BHXH TN.
Mặc dù, chính sách BHXH TN có nhiều ưu việt, nhưng số người tham gia BHXH TN còn chưa tương xứng với tiềm năng. NLĐ vẫn so sánh với BHXH bắt buộc có 5 chế độ (3 chế độ ngắn hạn và 2 chế độ dài hạn), trong khi đời sống NLĐ cịn khó khăn, nhiều khoản cần chi trước mắt, họ chưa tính được để dành cho tương lai.
Loại hình BHXH TN mới được thiết kế với hai chế độ dài hạn là hưu trí và tử tuất. Điều này được đánh giá là phù hợp với giai đoạn đầu triển khai, khi chúng ta cần có những bước đi thận trọng nhằm đảm bảo cho quỹ BHXH
56
TN có thể tự cân đối thu chi, đảm bảo sự phát triển bền vững. Nhưng nếu xét về lâu dài, thì đây lại là một điểm hạn chế có nguy cơ kìm hãm sự phát triển của BHXH TN. Đây là hai chế độ BHXH dài hạn, người tham gia bảo hiểm phải đóng góp trong thời gian ít nhất là 20 năm. Trong khi đó thu nhập của NLĐ tham gia loại hình này thì hầu hết lại khơng ổn định, khơng liên tục do công việc mang tính thời vụ. Như vậy, rất khó để đảm bảo sự tham gia BHXH liên tục của đối tượng lao động này mà tính liên tục lại là một điều kiện được chi trả BHXH.
Trong khi đó, đối tượng tham gia BHXH TN hiện nay vẫn bị khống chế bởi quy định về độ tuổi lao động, làm hạn chế quyền tham gia của những đối tượng vẫn cịn tuổi lao động nhưng có nhu cầu tham gia để hưởng một khoản trợ cấp sau này. Như một số bộ phận người lao động (nam từ 45 tuổi, nữ từ 40 tuổi trở lên) đã khơng có thu nhập và vì thế khơng có khả năng tham gia BHXH TN để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, trong khi họ phải đủ 20 năm đóng BHXH. Nếu hưởng BHXH một lần theo Nghị quyết số 93/2015/QH-K13 thì ảnh hưởng đến chính sách ASXH. Điều đó sẽ gây khó khăn cho đời sống của NLĐ, vì thế theo tinh thần mở rộng đối tượng hưởng lương hưu trong Nghị quyết số 28/NQ-TW năm 2018, pháp luật cần rút ngắn thời gian tham gia BHXH TN để NLĐ được hưởng chế độ lương hưu hằng tháng.
- Thứ ba, cần tăng mức trợ cấp một lần khi NLĐ tham gia BHXH tự nguyện nghỉ hưu mà có thời gian đóng BHXH cao hơn tham gia tương ứng mức lương hưu tối đa 75%
Theo quy định hiện hành, thì NLĐ tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH cao hơn tham gia tương ứng mức lương hưu tối đa 75%, thì cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình qn thu nhập tháng đóng BHXH.
Mức hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu như vậy là quá thấp so với NLĐ hưởng chế độ BHXH một lần. Tuy với mục đích đặt ra là nhằm chia sẻ giữa những người lao động tham gia BHXH, song pháp luật cũng cần bảo đảm ngun tắc cơng bằng, có đóng có hưởng của BHXH. Bởi vậy, pháp luật cần tăng mức trợ cấp một lần khi NLĐ tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH cao hơn tham gia tương ứng mức lương hưu tối đa 75%. Cụ thể:
57
NLĐ tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH cao hơn tham gia tương ứng mức lương hưu tối đa 75%, thì cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 1,5 tháng mức bình qn thu nhập tháng đóng BHXH. Thời gian hưởng theo lộ trình tăng dần và theo mức tăng bậc thang. Quy định như thế vừa bảo đảm nguyên tắc đóng hưởng BHXH, đồng thời vừa bảo đảm cơng bằng giữa những người tham gia BHXH tự nguyện.
- Thứ tư, cần sửa đổi quy định về điều kiện hưởng trợ cấp mai táng và tuất hàng tháng
Theo quy định hiện hành, tại khoản 1 Điều 80 Luật BHXH năm 2014, NLĐ tham gia BHXH tự nguyện từ đủ 5 năm trở lên mà chết thì thân nhân của họ mới được nhận chế độ trợ cấp mai táng. Việc quy định thời gian 5 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mới được nhận trợ cấp mai táng như hiện nay là quá dài.
Đây là quy định được kế thừa từ Luật BHXH năm 2006, trong thời điểm Việt Nam mới triển khai BHXH tự nguyện và quỹ BHXH tự nguyện độc lập, tự hạch tốn. Mục đích là nhằm ổn định quỹ khi mới thực hiện chưa có sự chia sẻ giữa nhiều người tham gia BHXH tự nguyện. Tuy nhiên, cho đến nay, theo Luật BHXH năm 2014, pháp luật quy định gộp quỹ BHXH tự nguyện chung trong quỹ hưu trí, tử tuất của BHXH bắt buộc. Hơn nữa số người tham gia BHXH tự nguyện ngày một tăng và đã kết dư. Vì thế, cần xem xét điều chỉnh thời gian tham gia BHXH tự nguyện để được hưởng chế độ này. Có thể cân nhắc điều chỉnh giảm số năm tham gia BHXH tự nguyện trên cơ sở cân đối nguồn quỹ bảo hiểm xã hội, đảm bảo được việc tăng trưởng quỹ và cân đối với lợi ích của NLĐ. Theo đó, chỉ cần NLĐ tham gia BHXH tự nguyện từ đủ 1 năm trở lên mà chết thì thân nhân của họ mới được nhận chế độ trợ cấp mai táng.
Về chế độ tuất hàng tháng, mức trợ cấp tuất hàng tháng nên xem xét hạ thấp hoặc ở điều kiện về thời gian 15 năm tham gia BHXH bắt buộc xuống cịn 10 năm để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia cũng như thân nhân của họ.
- Thứ năm, cần tăng mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với NLĐ tham gia BHXH tự nguyện
58
Từ ngày 01/01/2018, nhà nước sẽ thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện với mức hỗ trợ từ 10 đến 30% tùy từng đối tượng. Phương thức hỗ trợ là người tham gia BHXH tự nguyện thuộc đối tượng được hỗ trợ nộp số tiền đóng BHXH phần thuộc trách nhiệm đóng của mình cho cơ quan BHXH hoặc đại lý thu; định kỳ 3, 6 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan BHXH tổng hợp số đối tượng được hỗ trợ, số tiền thu của đối tượng và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ BHXH.
Tuy nhiên, thực tế thi hành quy định này ở thành phố Hà Nội, cho thấy mức hỗ trợ này vẫn chưa đủ hấp dẫn người dân tham gia BHXH tự nguyện. Vì vậy, trong thời gian này, để phát triển đối tượng tham gia và nhằm khuyến khích NLĐ tham gia BHXH tự nguyện, pháp luật cần quy định tăng mức hỗ trợ cho NLĐ tham gia BHXH TN từ nguồn ngân sách địa phương. Do đây là là chính sách xã hội, bảo đảm an sinh xã hội cho NLĐ khi về già. Nếu khi tuổi già họ khơng có lương hưu hoặc nguồn trợ cấp nào khác thì vơ hình trung càng tăng gánh nặng cho ngân sách nhà nước về trợ cấp xã hội. Điều đó cũng phù hợp với điều kiện thực tế khi tốc độ già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam hiện nay.