trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2015 đến 06 tháng đầu năm 2020
Đơn vị tính: người
Nguồn: Báo cáo của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Giang
Cấp thẻ bảo hiểm y tế: 100% người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp
đều được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp thẻ bảo hiểm y tế theo đúng quy định hiện hành, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có thể khám chữa bệnh và sớm trở lại thị trường lao động.
Qua tổng hợp số liệu kết quả đạt được, cho thấy số lượng người lao động đã được tiếp cận thông tin về chính sách BHTN nhiều hơn. Điều này chứng tỏ, việc truyền thơng về chính sách BTHN trên địa bàn tỉnh đã thực hiện khá tốt. Việc tổ chức tiếp nhận và giải quyết kịp thời các chế độ không bị quá thời hạn giải quyết theo quy định đã giúp người lao động trong giai đoạn khó khăn mất việc làm, thiếu hụt thu nhập ổn định cuộc sống, hỗ trợ người lao động trong thời gian đó được khám chữa bệnh theo thẻ bảo hiểm y tế.
Năm Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 06 tháng đầu năm 2020 Số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN 10.026 8.165 8.697 13.117 13.243 6.706 Số người có Quyết định hưởng TCTN 10.039 8.012 8.568 12.672 13.147 6.244 Số người được cấp thẻ BHYT 10.039 8.012 8.568 12.672 13.147 6.244 Số tiền TCTN 71.320 68.386 87.336 137.642 162.315 84.247
Tuy nhiên, giai đoạn từ năm 2015 đến 06 tháng đầu năm 2020, cịn một số đối tượng vẫn khơng được giải quyết chế độ BHTN do Luật Việc làm chưa có quy định cụ thể điều chỉnh. Cụ thể như: Người lao động bị mất việc làm do chủ doanh nghiệp bỏ trốn khơng có sổ BHXH đã chốt thời gian đóng BHTN, khơng có Quyết định chấm dứt HĐLĐ…do vậy, khơng đủ thành phần hồ sơ đề nghị hưởng TCTN theo quy định của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy. Chính vì vậy, đối tượng lao động này thực sự là người mất việc làm thụ động, bị mất thu nhập và một số quyền lợi khác không được NSDLĐ đảm bảo theo quy định của pháp luật thì lại khơng được hưởng TCTN. Bên cạnh đó, một số đối tượng người lao động là người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã khi bị bãi nhiệm hoặc khi công ty, hợp tác xã giải thể, …. cũng không được hưởng TCTN mặc dù hàng năm, cơ quan BHXH đã thực hiện thu BHTN của họ. Một số đối tượng do rủi ro bị các một số bệnh không thể đi lại hoặc hạn chế trong việc làm nên khơng tìm được việc làm nhưng họ khơng có xác nhận của các cơ quan liên quan có thẩm quyền thì cũng khơng được hưởng TCTN hoặc khơng thực hiện trách nhiệm thông báo hàng tháng về việc tìm kiếm việc làm theo quy định. Điều này khơng đảm bảo quyền lợi của người lao động tham gia BHTN.
Do vậy, để đảm bảo quyền lợi của người lao động cũng như mục tiêu an sinh xã hơi của chính sách BHTN thì cần liên tục tổng kết đánh giá, nghiên cứu và hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp để phù hợp với thực tế.
2.1.3.2. Tiếp nhận và giải quyết chế độ hỗ trợ học nghề
Theo báo cáo của các Trung tâm dịch vụ việc làm, tất cả những người thất nghiệp có nguyện vọng học nghề đều được tổ chức để hỗ trợ học nghề theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với tỉnh Bắc Giang, từ sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 77/2014/QĐ-TTg ngày 24/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức hỗ trợ học nghề đối với NLĐ tham gia bảo hiểm thất nghiệp, số lượng người có nhu cầu học nghề tăng hơn so với những năm trước khi Quyết định có hiệu lực nhưng số lượng người nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề còn rất thấp.