Kết quả hỗ trợ học nghề cho người lao động thất nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp từ thực tiễn tỉnh bắc giang (Trang 68 - 70)

trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2015 đến 06 tháng đầu năm 2020

STT Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 06 tháng đầu năm 2020 1 Số người đủ điều kiện hưởng TCTN nộp hồ sơ đề nghị hưởng BHTN (đ.v.t: người) 10.026 8.165 8.697 13.117 13.243 6.706 2 Số người nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề (đ.v.t: người) 7 5 237 77 31 0 3 Tỷ lệ số người được hỗ trợ học nghề trong tổng số người đủ điều kiện hưởng TCTN nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN

(đ.v.t: %)

0,07 0,06 2,73 0,59 0,2 0

Nguồn: Báo cáo của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Giang

Theo quy định của pháp luật về BHTN thì có 02 đối tượng được hỗ trợ học nghề bao gồm:

- Người lao động đủ điều kiện hưởng TCTN.

- Người lao động thất nghiệp có số tháng đóng BHTN từ đủ 09 tháng trở lên trong vòng 24 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ nhưng chưa đủ số tháng đống BHTN để đủ điều kiện hưởng TCTN.

Trên thực tế, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng và cả nước nói chung thì khơng có trường hợp người lao động thất nghiệp có số tháng đóng BHTN từ đủ 09 tháng trở lên trong vòng 24 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ nhưng chưa đủ số tháng đống BHTN để đủ điều kiện hưởng TCTN đề nghị hỗ trợ học nghề. Vì vậy, tỷ lệ hỗ trợ học nghề cho người lao động theo chính sách BHTN được tính trên tổng số người đủ điều kiện hưởng TCTN nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN để đánh giá nhu cầu của người lao động về học nghề theo chính sách BHTN.

Đồ thị 2. 1. Tỷ lệ học nghề giai đoạn 2015-2019

Nguồn: Báo cáo của Cục Việc làm

Tỷ lệ hỗ trợ học nghề cho người lao động theo chính sách BHTN trên địa bàn của tỉnh Bắc Giang quá thấp so với tỷ lệ hỗ trợ học nghề cho đối tượng này trung bình tồn quốc.

Qua đánh giá kết quả hỗ trợ học nghề cho thấy nhu cầu học nghề rất thấp. Người lao động thất nghiệp chỉ quan tâm đến mức trợ cấp thất nghiệp mà không quan tâm đến việc chuyển đổi nghề để sớm tìm được việc phù hợp với thị trường lao động. Vì vậy, cần có chính sách hỗ trợ học nghề thu hút đối tượng thất nghiệp tham gia các khóa học nghề ngắn hạn nhằm chuyển đổi nghề để quay lại thị trường lao động, ổn định cuộc sống. Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông để nâng cao nhận thức của người lao động về việc học nghề để chuyển đổi nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập, cách mạng công nghiệp 4.0.

2.1.3.3. Tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động

Từ năm 2015, Luật Việc làm có hiệu lực tập trung vào nội dung hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động bị thất nghiệp nhằm tạo công việc ổn định, lâu dài, giải quyết các vấn đề tệ nạn xã hội khi thất nghiệp, góp phần cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế xã hội đất nước. Chính vì vậy, từ năm 2015, thực hiện sự chỉ đạo của Cục Việc làm, Sở Lao động-

Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố, công tác tư vấn, giới thiệu việc làm ngày càng được các trung tâm dịch vụ việc làm chú trọng và cải tiến quy trình thực hiện.

Từ năm 2015, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Giang đã triển khai thực hiện dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí cho người lao động thuộc đối tượng hưởng BHTN thông qua mơ hình tư vấn ban đầu, qua các phiên giao dịch định kỳ tại sàn giao dịch việc làm của trung tâm, các phiên giao dịch việc làm lưu động tại các xã thuộc huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa và trên địa bàn đặt văn phòng đại diện; các phiên giao dịch việc làm online kết nối với một số tỉnh lân cận thuộc khu vực phía Bắc đến nay đã thực hiện kết nối với 12 tỉnh phía Bắc như: Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hịa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Nam Định, Hà Nam.

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp từ thực tiễn tỉnh bắc giang (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)