Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân dẫn đến tồn tại hạn chế

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp từ thực tiễn tỉnh bắc giang (Trang 76 - 81)

1.2.1 .Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

2.2.2. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân dẫn đến tồn tại hạn chế

2.2.2.1.Những tồn tại hạn chế

Thực tiễn thực hiện pháp luật về BHTN tại tỉnh Bắc Giang trong thời gian cho cho thấy vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như sau:

Thứ nhất, cơ chế chính sách pháp luật vẫn cịn nhiều bất cập.

Chính sách BHTN là chính sách mới nên trong q trình thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc. Mặc dù, Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan rất quan tâm, bám sát cùng địa phương trong quá trình triển khai thực hiện và tổng hợp các vướng mắc phát sinh nhằm đưa ra các đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, Nghị định số 61/2020/NĐ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ được ban hành từ 15/7/2020, đã giải quyết được một số vướng mắc về hồ sơ đề nghị hưởng TCTN đối với người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã khi doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp; hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề; Về xác định các trường hợp có việc làm… Tuy nhiên, chính sách BHTN vẫn chưa giải quyết được một số trường hợp như sau:

+ Vẫn chưa giải quyết hưởng TCTN được cho NLĐ bị mất việc làm tại đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật và người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.

+ Chưa đảm bảo được quyền lợi cho người lao động trong trường hợp NLĐ đã chấm dứt hưởng TCTN hoặc đã hưởng TCTN mới được cơ quan BHXH xác nhận bổ sung thời gian đóng BHTN trước đó. Đối với trường hợp này chưa có quy định cụ thể giải quyết thống nhất trên toàn quốc.

Thứ hai, vẫn để xảy ra hiện tượng doanh nghiệp trốn đóng và nợ

BHXH bắt buộc, BHTN.

Thứ ba, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp chưa hỗ trợ đầy đủ các chế độ bảo

hiểm thất nghiệp và việc triển khai thực hiện bảo hiểm thất nghiệp. Người sử dụng lao động khó tiếp cận với chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động do các điều kiện

để được hỗ trợ là khá chặt chẽ. Chưa có sự kết nối và hỗ trợ lẫn nhau giữa chính sách bảo hiểm thất nghiệp và các chính sách khác, cần có chính sách hỗ trợ cho người lao động, người sử dụng lao động từ nguồn Qũy bảo hiểm thất nghiệp (ví dụ: hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nghề do phải thay đổi cơ cấu công nghệ; hỗ trợ tránh sa thải lao động trên 35 tuổi, lao động là người tàn tật...).

Thứ tư, việc kiểm sốt tình trạng việc làm của người lao động gặp nhiều

khó khăn, do đó, vẫn cịn trường hợp người lao động vừa đi làm vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp. Mặt khác, công tác thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn do khơng kiểm sốt được việc người lao động di chuyển nơi ở, nơi làm việc đi địa phương khác.

2.2.2.2.Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế nêu trên bao gồm nguyên khách quan và nguyên nhân chủ quan, cụ thể:

Thứ nhất, pháp luật hiện hành về BHTN còn tồn tại một số vướng mắc,

bất cập

Mặc dù đã có nhiều điểm tiến bộ, phù hợp so với quy định của Luật BHXH trước đây, tuy nhiên pháp luật về BHTN hiện hành vẫn còn một số điểm vướng mắc, bất cập sau:

- Đối tượng tham gia BHTN chưa bao phủ hết tất cả đối tượng có quan hệ lao động, lao động là người nước ngoài, lao động làm việc trong khu vực phi chính thức và chủ hộ kinh doanh cá thể.

- Chưa có quy định hướng dẫn về bảo lưu thời gian đóng BHTN trong trường hợp NLĐ đã chấm dứt hưởng TCTN hoặc đã hưởng TCTN mới được cơ quan BHXH xác nhận bổ sung thời gian đóng BHTN trước đó làm ảnh hưởng đến quyền lợi cho người lao động tham gia BHTN.

- Chưa có quy định hướng dẫn về việc xác nhận thời gian đóng BHTN cho NLĐ tại đơn vị sử dụng lao động khơng có người đại diện theo pháp luật và người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền dẫn đến NLĐ thuộc trường hợp này không thể làm hồ sơ đề nghị hưởng TCTN theo quy định.

- Chế tài xử phạt hành vi vi phạm chính sách BHTN cịn hạn chế chưa đủ sức ren đe ngăn ngừa trục lợi BHTN.

Thứ hai, công tác quản lý lao động ở nước ta cịn nhiều bất cập, chưa có

đủ công cụ để quản lý lao động. Do vậy, việc tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp còn nhiều hạn chế, vẫn còn xảy ra hiện tượng trục lợi bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng và trên tồn quốc nói chung.

Thứ ba, nhận thức của NSDLĐ và NLĐ về tầm quan trọng của BHTN

chưa cao.

Thời gian qua, ngành Lao động –Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội ln tích cực phối hợp với các đơn vị truyền thông như Báo, Đài phát thanh và Truyền hình trung ương cũng như địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông đã giúp NSDLĐ, NLĐ tiếp cận được các thông tin về việc làm, BHTN nhằm nâng cao nhận thức về chính sách việc làm, chính sách BHTN. Tuy nhiên, NSDLĐ cũng như NLĐ vẫn chưa nhận thức được đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân khi tham gia BHTN.

Đối với NLĐ, họ chỉ quan tâm đến lợi ích về nguồn TCTN mà từ chối việc làm, một số trường hợp không trung thực hoặc thông báo khơng kịp thời về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng nhằm trục lợi TCTN.

Đối với NSDLĐ, họ luôn hướng tới cắt giảm các chi phí có thể, lạm dụng nguồn kinh phí trích nộp từ quỹ tiền lương của người lao động nên vẫn xảy ra trường hợp trốn đóng BHTN, đóng khơng đầy đủ số người lao động thuộc đối tượng bắt buộc BHXH, BHTN hoặc nợ đóng BHXH bắt buộc, BHTN.

Thứ tư, sự phối hợp trong tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp giữa

ngành Lao động – Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội chưa thực sự chặt chẽ, có sự chồng chéo trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ dẫn đến một số khó khăn như: Phát sinh khối lượng cơng việc và kinh phí trong q trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo hiểm thất nghiệp, đặc biệt là phát sinh các khâu trung gian từ giải quyết đến chi trả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Mặt khác, không kịp thời phát hiện và ngăn chặn khi có hành vi gian lận, trục lợi Quỹ bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và người sử dụng lao động. Do đó, vẫn có trường hợp người lao động có việc làm nhưng vẫn hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thứ năm, việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin cịn nhiều khó khăn, bất

cập, cụ thể như sau:

- Đường truyền kết nối internet tốc độ thấp, chỉ có duy nhất 01 đường truyền, tốc độ khơng đảm bảo, khơng có phương án dự phịng, tính bảo mật thấp, chưa đáp ứng được khả năng cung cấp khi có nhu cầu trung bình hoặc lớn hệ thống máy chủ, thiết bị bảo mật cũ và đã có nhiều thiết bị hỏng hoàn toàn do chu kỳ sản xuất của nhà sản xuất khơng cịn cung cấp thiết bị thay thế. - Khả năng xử lý dữ liệu, xử lý thông tin đã khơng cịn đáp ứng được nhu cầu thực tế cũng như khi triển khai dịch vụ công trực tuyến.

- Phần mềm về bảo hiểm thất nghiệp chưa có phần mềm tổng thể, chưa thực hiện số hóa nên chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, tra cứu và khai thác hồ sơ, đội ngũ nhân sự cơng nghệ thơng tin cịn thiếu và yếu. Mặt khác, chưa xây dựng được phần mềm về thông báo biến động lao động cũng là nguyên nhân dẫn tới công tác này còn chưa đạt hiệu quả cao. Lỗi phần mềm thường xuyên xảy ra, khiến việc thực hiện, thao tác trên phần mềm bị gián đoạn, một số trung tâm trong lúc chờ trung ương sửa lỗi đã phải nhập dữ liệu thủ cơng, sau khi phần mềm được khắc phục mới có thể cập nhật dữ liệu vào dữ liệu chung của trung ương, gây rất nhiều khó khăn và tốn thời gian của các nhân sự trung tâm thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.

-Việc chia sẻ cơ sở dữ liệu: Các thông tin tra cứu giữa trung tâm dịch vụ việc làm và cơ quan bảo hiểm xã hội mới chỉ dừng lại ở một số thông tin cơ bản của người lao động, chưa tra cứu được thông tin về q trình đóng bảo hiểm thất nghiệp, mốc thời gian đóng bảo hiểm xã hội để biết về tình trạng việc làm, lương bình quân 6 tháng của người lao động trước khi chốt sổ bảo hiểm xã hội… ; Việc tra cứu thơng tin chỉ là hình thức tạm thời, giúp nhân sự thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tra cứu, không thể lấy thông tin từ cơ quan bảo hiểm xã hội để sử dụng cho phần giải quyết thất nghiệp, người thực hiện vẫn phải nhập dữ liệu thủ công.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương II nghiên cứu đánh giá thực trạng thực hiện quy định pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn từ năm 2015 đến hết tháng 6 năm 2020. Nội dung chính của chương này tập trung phân tích tình hình triển khai thực hiện, tình hình tham gia BHTN, tình hình tiếp nhận và giải quyết các chế độ BHTN, tình hình sử dụng và quản lý Qũy BHTN, tình hình xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp về bảo hiểm thất nghiệp. Từ đó, đánh giá được những ưu điểm, những tồn tại hạn chế trong quá trình thực hiện các quy định pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Nghiên cứu và xác định được 03 nguyên nhân chính dẫn đến những tồn tại hạn chế trong thời gian vừa qua như sau: (i) Nguyên nhân xuất phát từ cơ chế chính sách chưa hồn thiện; (ii) Nguyên nhân xuất phát từ nhận thức của người sử dụng lao động cũng như người lao động về chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; (iii) Nguyên nhân từ phía các cơ quan tổ chức thực hiện giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

CHƯƠNG 3.

KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM

THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp từ thực tiễn tỉnh bắc giang (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)