Qũy bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp từ thực tiễn tỉnh bắc giang (Trang 50 - 52)

1.2.1 .Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

1.2.5. Qũy bảo hiểm thất nghiệp

1.2.5.1. Trách nhiệm đóng quỹ, mức đóng và phương thức đóng

Ở Việt Nam, nhìn chung thống nhất quan điểm là Nhà nước, NLĐ và NSDLĐ cùng có trách nhiệm đóng góp để hình thành và duy trì quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 57, Luật việc làm năm 2013. Quy định này phù hợp với một trong các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm thất nghiệp – Qũy bảo hiểm thất nghiệp được nhà nước quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, đảm bảo an toàn và được nhà nước bảo hộ. Qũy BHTN được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau:

Thứ nhất, khoản đóng của NLĐ, NSDLĐ và hỗ trợ từ Nhà nước. Cụ thể: NSDLĐ đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những NLĐ đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp; Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những NLĐ đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.

Trên thực tế, có trường hợp NSDLĐ trả tiền lương thực tế cho NLĐ cao hơn mức ghi trong hợp đồng lao động và sử dụng mức tiền lương thấp ghi trong hợp đồng làm căn cứ tính đóng BHTN cho NLĐ; hoặc có trường hợp cả NLĐ và NSDLĐ có sự thỏa thuận với nhau về vấn đề này, gây thất thoát nguồn thu cho quỹ BHTN, ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ cũng như sự minh bạch trong việc tham gia nộp và chi trả BHTN.

Thứ hai, tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ. Thứ ba, nguồn thu hợp pháp khác.

Quy định về mức đóng như trên là hợp lý bởi lẽ trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, nếu quy định mức đóng của NLĐ, NSDLĐ q cao thì sẽ khơng đảm bảo tính khả thi, khơng thu hút được sự tham gia. Đối với nhà nước, nhằm đảm bảo tài chính cho quỹ và tránh những thất bại đáng tiếc, việc quy định mức hỗ trợ của nhà nước ngang bằng với NLĐ và NSDLĐ là phù hợp.

Thực tế cho thấy, rất ít quốc gia xác định mức hỗ trợ của Nhà nước bằng của NLĐ và NSDLĐ như Việt Nam mà đa phần chỉ cấp bù khi thiếu hụt về tài chính. Đây là thuận lợi đảm bảo thành công của chế độ bảo hiểm này khi mới triển khai. Song để phù hợp với tương quan chung của các chế độ bảo hiểm xã hội khác cụ thể: Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ NLĐ là 8% mức tiền lương tháng, NSDLĐ là 18% trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của NLĐ theo quy định tai Điều 85, điều 86 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014...trong tương lai cần xác định vai trò của nhà nước chỉ dừng lại ở việc bảo trợ cho quỹ, trong trường hợp mất cân đối nhà nước mới bù đắp.

1.2.5.2. Quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp

*Quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý quỹ theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, cơng khai, minh bạch, đảm bảo an tồn và được Nhà nước bảo hộ. Quản lý bảo hiểm thất nghiệp thể biện ở các khía cạnh sau đây:

- Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hạch toán độc lập, tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc thu, chi, quản lý và sử dụng Qũy bảo hiểm thất nghiệp.

Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp phải đảm bảo an toàn, minh bạch, hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết, thơng qua các hình thức: Mua trái phiếu, tín phiếu, cơng trái của Nhà nước, trái phiếu của ngân hàng thương mại do nhà nước sở hữu 50% vốn điều lệ; Đầu tư vào các dự án quan trọng theo Quyết định của thủ tướng Chính phủ; Cho ngân sách nhà nước, ngân hàng phát triển Việt Nam, ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng thương mại do nhà nước sở hữu trên 50%, vốn điều lệ vay.

*Sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp:

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 57 Luật việc làm năm 2013 thì quỹ bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng vào các mục đích sau:

- Chi trả trợ cấp thất nghiệp;

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ;

- Hỗ trợ học nghề;

- Đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp;

- Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;

- Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng Quỹ.

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp từ thực tiễn tỉnh bắc giang (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)