.Yêu cầu hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp từ thực tiễn tỉnh bắc giang (Trang 81 - 82)

Từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay, Đảng ta luôn quan tâm tới việc phát triển và hồn thiện các chính sách an sinh xã hội, trong đó có chính sách bảo hiểm thất nghiệp.Trong các văn kiện của Đảng, chủ trương, quan điểm chỉ đạo về chính sách bảo hiểm thất nghiệp được tiếp cận trên nhiều phương diện: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển bền vững và hồn thiện các chính sách bảo hiểm thất nghiệp; bảo đảm quyền an sinh xã hội của cơng dân; cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy nhà nước. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 26/5/1997 về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội; Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30/01/2008 về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020; Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 10/6/2012 về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020; Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03/6/2017 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc ban hành chính sách bảo hiểm thất nghiệp và tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp:

- Bảo hiểm thất nghiệp là chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội.

- Mở rộng và hồn thiện chế độ, chính sách bảo hiểm thất nghiệp: + Mở rộng và hồn thiện chế độ, chính sách, có bước đi, lộ trình phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

+ Phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, đa tầng, thống nhất; huy động sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng xã hội thực hiện chính sách an sinh xã hội; khuyến khích người dân tự nguyện tham gia bảo đảm an sinh xã hội;

+ Nguyên tắc đóng, hưởng, quyền lợi BHTN tương ứng với nghĩa vụ, có sự chia sẻ giữa các bên, bảo đảm công bằng và bền vững của hệ thống.

- Tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp:

+ Phát triển hệ thống bảo hiểm thất nghiệp đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và thụ hưởng;

+ Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội, đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia. Đồng thời tạo điều kiện để người dân nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh;

+ Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội là nhiệm vụ của cả hệ thống

chính trị, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân;

+ Chi phí tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp lấy từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, không lấy từ ngân sách nhà nước; Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, nhất là trong bối cảnh thị trường lao động biến động nhanh chóng;

+ Phát triển hệ thống tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đảm bảo tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, nâng cấp tính hấp dẫn, củng cố niềm tin và sự hài lòng của người dân cũng như các chủ thể tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp từ thực tiễn tỉnh bắc giang (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)