Nâng cao năng lực hoạt động của đơn vị thực hiện giải quyết chính

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp từ thực tiễn tỉnh bắc giang (Trang 86 - 102)

3.2 .Kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo hiểm thất nghiệp

3.3.2. Nâng cao năng lực hoạt động của đơn vị thực hiện giải quyết chính

chính sách BHTN trên địa bàn tỉnh.

Để nâng cao năng lực hoạt động của các đơn vị thực hiện giải quyết chính sách BHTN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, cần phải thực hiện một số nội dung như sau:

Thứ nhất là nâng cao năng lực đội ngũ nhân sự thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.

- Tổ chức đánh giá, phân loại chất lượng nhân sự để xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ cho nhân sự thực hiện bảo hiểm thất nghiệp bao gồm nghiệp vụ bảo hiểm thất nghiệp và các kỹ năng cần thiết khác.

- Xây dựng, hoàn thiện tiêu chuẩn về vị trí việc làm theo chức danh nghề nghiệp, số lượng người làm việc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ tại đơn vị.

- Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn bảo đảm tất cả nhân sự thực hiện bảo hiểm thất nghiệp được tuyển dụng dựa trên năng lực và kỹ năng phù hợp để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ nhất là trong bối cảnh thị trường lao động biến động nhanh chóng và cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4 sẽ làm biến đổi cấu trúc thị trường lao động. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyển dụng và sử dụng nhân sự thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.

- Xây dựng nội dung chương trình và tổ chức đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng theo hình thức tập trung và trực tuyến. Ưu tiên cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cho số nhân sự hiện có theo các nghiệp vụ chun mơn, vị trí việc làm để nâng cao năng lực thực hiện, nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường kiểm soát nhằm giảm bớt các sai sót trong q trình thực hiện. Nhân sự cần được tập huấn nghiệp vụ thường xuyên, đặc biệt khi có những thay đổi về chính sách, quy trình thực hiện.

- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, tạo điều kiện cho nhân sự, công chức, viên chức được đào tạo về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc.

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân sự thực hiện các hoạt động giải quyết chính sách, thanh tra, kiểm tra về bảo hiểm thất nghiệp. Xây dựng chế tài nghiêm khắc hơn đủ sức răn đe nhằm ngăn ngừa, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật.Trong mọi trường hợp yếu tố con người có vai trị rất quan trọng, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đang hội nhập sâu rộng kinh tế trong khu vực, việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự quản lý, nhân sự thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp là việc cần làm thường xuyên, liên tục.

- Tiếp tục cải cách chế độ, chính sách sử dụng, thu hút, đãi ngộ, khen thưởng gắn với hiệu quả công việc nhằm bảo đảm sự công bằng, minh bạch

quyền lợi phải gắn với trách nhiệm và sự cống hiến, tạo động lực cho nhân sự thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Đồng thời, tạo động lực thông qua đánh giá tạo cơ hội để đội ngũ nhân lực được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng; tạo cơ hội thăng tiến. Bên cạnh đó, cần nâng cao đời sống tinh thần cho đội ngũ nhân lực thông qua việc phát triển các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, tăng các khoản phúc lợi như hỗ trợ nghỉ mát, du lịch,…

Với giải pháp này, tác giả kỳ vọng có thể xây dựng được đội ngũ nhân lực được chuẩn hóa về trình độ, năng lực nghiệp vụ, các kỹ năng giao tiếp, tư vấn, thuyết trình, đàm phán; thái độ phục vụ tốt, có tinh thần trách nhiệm nâng cao khả năng chủ động đối với công việc được giao nhằm nâng cao hiệu quả chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

Thứ hai là tăng cường bảo đảm cơ sở vật chất trong việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp

- Rà sốt, phân loại, điều chỉnh, bố trí, sắp xếp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất hiện có để xác định nhu cầu xây dựng mới, sữa chữa, cải tạo cơ sở vật chất tại trung tâm dịch vụ việc làm;

- Xây dựng kế hoạch đầu tư về cơ sở vật chất trong trung hạn, dài hạn theo hướng tăng cường đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện;

- Đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng nhu cầu về tiếp nhận, tư vấn, giới thiệu việc làm và giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên phạm vi cả nước;

- Tăng cường kiểm tra và giám sát việc lập kế hoạch, tổ chức quản lý, sử dụng cơ sở vật chất để đảm bảo nâng cao chất lượng thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.

Thứ ba là tăng cường đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, chia sẻ thông tin liên ngành.

- Đầu tư công nghệ thông tin đảm bảo sự đồng bộ các yếu tố về công nghệ, kỹ thuật gắn kết với cải cách hành chính, phương thức làm việc trong tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.

- Hình thành cơ sở dữ liệu về thu, chi, quản lý đối tượng tham gia và hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở Trung ương, tiến tới điện tử hóa q trình thu, chi bảo hiểm thất nghiệp theo chủ trương hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh tốn của Chính phủ.

- Hồn thiện, nâng cấp phần mềm bảo hiểm thất nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp cũng như việc xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất từ trung ương đến địa phương về bảo hiểm thất nghiệp.

- Thực hiện chia sẻ, kết nối thông tin, cơ sở dữ liệu giữa các cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, bảo hiểm xã hội, kế hoạch đầu tư, thuế, tài chính, thống kê, đơn vị sử dụng lao động và người lao động trong việc quản lý, thu thập, tổng hợp, lưu trữ, cung cấp thông tin thị trường lao động, giải quyết các chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

- Xây dựng phần mềm hỗ trợ việc kết nối giữa trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp trong việc khai báo nhu cầu sử dụng lao động, tuyển lao động, thông báo biến động lao động trên địa bàn.

- Tăng cường đánh giá, rà sốt các thủ tục hành chính về bảo hiểm thất để giản lược các thủ tục không cần thiết mà không ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, người sử dụng lao động, không ảnh hưởng tính thực thi của chính sách và độ an tồn Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, từ đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan đến thủ tục hành chính về bảo hiểm thất nghiệp.

- Tăng cường đẩy mạng ứng dụng công nghệ thông tin mức độ 3, 4 dịch vụ công trực tuyến, xây dựng bộ danh mục thủ tục hành chính hồ sơ điện tử về bảo hiểm thất nghiệp nhằm cải cách thủ tục hành chính trên cơ sở đẩy mạnh giao dịch điện tử về bảo hiểm thất nghiệp. Ngoài việc cắt giảm những thủ tục không cần thiết cần phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.

Hệ thống cơ sở hạ tầng đổi mới, hiện đại. Khơng gian giao dịch thuận tiện, thoải mái góp phần tạo mơi trường làm việc hiệu quả. Trang thiết bị hiện đại chuyên nghiệp, hệ thống phần mềm ứng dụng khai thác và quản lý, điều hành đồng bộ đáp ứng yêu cầu giải quyết chế độ BHTN cho người lao động trên địa bàn tỉnh.

Thứ tư là tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật tại các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trên địa bàn tỉnh nhằm phát hiện, xử lý các sai phạm trong thực hiện bảo hiểm thất nghiệp của NSDLĐ cũng như NLĐ.

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm của tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân trong lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp, nhất là các hành vi trốn đóng, nợ đọng, gian lận, trục lợi bảo hiểm thất nghiệp.

- Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của đối tượng thanh tra, kiểm tra và đề xuất các biện pháp để thi hành dứt điểm các kiến nghị còn tồn đọng.

Thứ năm là tăng cường hoạt động phối hợp rà soát, tự rà soát việc tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp của hiểm xã hội các tỉnh và các trung tâm dịch vụ việc làm nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm.

Kết quả kỳ vọng: Nâng cao năng lực hoạt động của các đơn vị thực hiện

giải quyết BHTN trên địa bàn tỉnh. Bộ máy tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp phải đảm bảo thống nhất để kịp thời hỗ trợ các đối tượng trên phạm vi cả nước; gắn kết chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan trong quá trình thực hiện, phát huy giá trị cốt lõi của bảo hiểm thất nghiệp, sẵn sàng đáp ứng các nhiệm vụ về dịch vụ việc làm và bảo hiểm thất nghiệp.

Để thực hiện tốt các giải pháp trên, cần có sự quan tâm, tham gia chỉ đạo xây dựng, triển khai, tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành, tác giả đề xuất một số kiến nghị thực hiện giải pháp như sau:

Đối với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:

Đề nghị Bộ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương sắp xếp, quy hoạch lại hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm thống nhất từ Trung ương đến địa phương tinh gọn, hiệu quả, phát huy giá trị cốt lõi của chính sách bảo hiểm thất nghiệp là tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề và duy trì việc làm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kết nối cung cầu lao động của từng địa phương và trên toàn quốc.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống khung pháp lý cho hoạt động dịch vụ việc làm để nâng cao vai trò, năng lực của hệ thống trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao và hợp tác với các cơ sở dạy nghề, với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và trên toàn quốc.

- Hỗ trợ đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất nhằm nâng cao năng lực của hệ thống Trung tâm Dịch vụ việc làm theo hướng chuyên nghiệp, bảo đảm thực hiện tốt các nhiệm vụ: Tư vấn việc làm, học nghề và chính sách có liên quan, giới thiệu việc làm, tuyển dụng và cung ứng lao động; thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thị trường lao động; thực hiện các hoạt động sự nghiệp về bảo hiểm thất nghiệp; dự báo biến động của thị trường lao động; đào tạo theo quy định của pháp luật.

- Hỗ trợ các trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Sàn giao dịch việc làm, hội chợ việc làm, trong đó tập trung cho các địa phương có Sàn giao dịch việc làm và các địa phương tổ chức Hội chợ việc làm.

- Phát triển mạng thông tin việc làm, cơ sở dữ liệu người tim việc, việc tìm người của các Trung tâm dịch vụ việc làm và của cả hệ thống dịch vụ việc làm.

+ Xây dựng và nâng cao năng lực trung tâm tích hợp dữ liệu thị trường lao động: Nâng cấp máy chủ, hệ thống mạng, hệ thống điện, hệ thống điều hòa, hệ thống giám sát phòng máy chủ, hệ thống an ninh bảo mật, phần mềm hệ thống, phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu; Phát triển Trung, tâm tích hợp dữ liệu thị trường lao động, xây dựng hệ thống dự phịng có đủ năng lực lưu trữ,

xử lý, phân tích, phổ biến thông tin thị trường lao động; Trang bị, nâng cấp các phần mềm, cơ sở dữ liệu có bản quyền cho phịng máy chủ trung tâm.

+ Nâng cấp, phát triển mạng thông tin internet việc làm: Nâng cấp, phát triển mạng thông tin internet việc làm nội bộ ESS tại từng trung tâm dịch vụ việc làm để thống nhất quản lý, điều hành các hoạt động của Trung tâm (tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề, bảo hiểm thất nghiệp, sàn giao dịch việc làm....). Nâng cấp, phát triển cơ sở dữ liệu việc làm trống, người tìm việc.

+ Nâng cấp cổng thông tin việc làm Việt Nam kết nối với hệ thống phần mềm ESS, đáp ứng kịp thời các thông tin về việc làm, về nhu cầu tuyển dụng, nhu cầu tìm việc trên tồn quốc thơng qua mạng Internet, giúp cho các đối tượng có nhu cầu dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận hơn với thơng tin việc làm.

+ Xây dựng hệ thống mạng kết nối các Trung tâm dịch vụ việc làm địa phương và trung ương phục vụ công tác quản lý, điều hành và cung cấp thông tin thị trường lao động cho người sử dụng lao động và người lao động.

- Nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý nhà nước về việc làm và cán bộ làm công tác dịch vụ việc làm, bảo hiểm thất nghiệp.

+ Tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ về BHTN, tư vấn GTVL và dự báo thông tin thị trường lao động. Đồng thời, tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề và kỹ năng thu thập, phân tích thơng tin và dự báo thị trường lao động trong và ngoài nước về việc làm.

+ Xây dựng các tài liệu nghiệp vụ phục vụ cán bộ dịch vụ việc làm, bảo hiểm thất nghiệp (Sổ tay nghiệp vụ dịch vụ việc làm và các tài liệu khác).

- Bổ sung Bộ chỉ số đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách BHTN làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện chính sách BHTN và chuẩn hóa đội ngũ nhân lực thực hiện nhiệm vụ này.

Đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

Đề nghị BHXH Việt Nam chia sẻ dữ liệu thu BHTN và phối hợp với Cục Việc làm thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện kết nối tích hợp dữ liệu thu BHTN với phần mềm quản lý BHTN của ngành Lao

động –Thương binh và Xã hội thơng suốt tồn quốc nhằm kiểm soát, ngăn ngừa trục lợi TCTN.

Đối với UBND tỉnh Bắc Giang:

- Phê duyệt Đề án vị trí việc làm của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Giang nhằm phát huy hiệu quả Bộ máy tổ chức hoạt động.

- Ban hành bộ định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực việc làm áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Hỗ trợ cơ chế tài chính cũng như cơ chế hoạt động cho Trung tâm Dịch vụ việc làm - đơn vị sự nghiệp công thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo hướng tự chủ một phần kinh phí thường xuyên.

- Tăng cường chỉ đạo, yêu cầu Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hỗ trợ cho Trung tâm dịch vụ việc làm về công tác thông tin thị trường lao động, tổ chức Sàn giao dịch việc làm, hội chợ việc làm.

Đối với các cơ quan liên quan khác trên địa bàn tỉnh:

Để thực hiện tốt chính sách BHTN trên địa bàn tỉnh, khơng chỉ các đơn vị trực tiếp thực hiện chính sách cần phối hợp chặt chẽ mà các cơ quan, ban, ngành khác trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cũng cần có sự tham gia phối hợp. Cụ thể như:

Đối với Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Giang: Phối hợp trao đổi thơng

tin để nắm chắc tình hình biến động của các doanh nghiệp trên địa bàn, từ đó xác định được số lượng doanh nghiệp tham gia bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn.

Đối với Liên đoàn lao động tỉnh Bắc Giang: Phối hợp tuyên truyền chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn nhằm nâng cao nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động, tăng cường hiệu quả của chính sách bảo

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp từ thực tiễn tỉnh bắc giang (Trang 86 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)