Thực trạng các quy định về bảo vệ môi trƣờng tại các cơ sở công

Một phần của tài liệu Pháp luật môi trường trong hoạt động công nghiệp từ thực tiễn tỉnh lào cai (Trang 43 - 49)

8. Kết cấu của luận văn

2.1. Thực trạng pháp luật môi trƣờng trong hoạt động công nghiệp

2.1.3. Thực trạng các quy định về bảo vệ môi trƣờng tại các cơ sở công

công nghiệp

Trong hệ thống pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trƣờng trong kinh doanh ở nƣớc ta hiện nay, khơng có văn bản pháp luật điều chỉnh riêng cho vấn đề bảo vệ môi trƣờng tại các cơ sở sản xuất công nghiệp. Các cơ sở sản xuất công nghiệp này thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng giống nhƣ các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ nói chung đƣợc quy định tại một số văn bản pháp luật nhƣ: Luật bảo vệ môi trƣờng 2014, Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng, Nghị định 38/2015/NĐ-CP quy định về chất thải rắn và phế liệu (đƣợc sửa đổi bởi Nghị định số 40/2019/NĐ-CP)…

Trƣớc hết, dự án phát triển sản xuất công nghiệp sẽ phải thực hiện Đánh giá tác động môi trƣờng (ĐTM). Để dự báo và giảm thiểu những tác động tiêu cực tới mơi trƣờng khi chính thức hoạt động trên thực tế, các dự án đầu tƣ công nghiệp quy định tại Phụ lục 2 của nghị định 40/2019/NĐ-CP với những quy định cụ thể về quy mơ/ cơng suất nhƣ: Nhóm các dự án về năng lƣợng, phóng xạ; nhóm các dự án về điện tử, viễn thơng; nhóm các dự án về khai thác khống sản; nhóm các dự án về dầu khí; nhóm các dự án về cơ khí, luyện kim; nhóm các dự án chế biến thực phẩm, nƣớc giải khát…Theo đó, cùng với việc xây dựng giải trình kinh tế kỹ thuật của dự án, chủ dự án phải lập Báo cáo ĐTM, trong đó phân tích các vấn đề mơi trƣờng tại nơi thực hiện dự án, dự báo những tác động đến mơi trƣờng có thể xảy ra khi triển khai dự

án và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trƣờng khi triển khai dự án. Báo cáo này sẽ đƣợc cơ quan chuyên môn thẩm định và phê duyệt. Sau khi Báo cáo ĐTM đƣợc phê duyệt, chủ dự án có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án về nội dung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng kèm theo bản sao quyết định phê duyệt và niêm yết công khai tại địa điểm thực hiện dự án bản tóm tắt báo cáo đánh giá tác động mơi trƣờng đƣợc phê duyệt, trong đó chỉ rõ: chủng loại, khối lƣợng các loại chất thải; công nghệ, thiết bị xử lý chất thải; mức độ xử lý theo các thông số đặc trƣng của chất thải so với tiêu chuẩn quy định; các biện pháp khác về bảo vệ môi trƣờng.

Khi đi vào hoạt động, ngoài việc phải làm thủ tục để đƣợc cấp các loại giấy phép về tài nguyên (giấy phép tài nguyên nƣớc, giấy phép hoạt động khoáng sản... tuỳ theo hoạt động) các cơ sở công nghiệp phải thực hiện một số nghĩa vụ bảo vệ môi trƣờng sau:

- Nghĩa vụ phịng ngừa ơ nhiễm môi trƣờng, sự cố môi trƣờng

Thực hiện nghĩa vụ này, theo quy định tại Điều 108 Luật bảo vệ môi trƣờng 2014, chủ cơ sở sản xuất cơng nghiệp có nguy cơ gây ra sự cố môi trƣờng phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhƣ: Lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố mơi trƣờng; lắp đặt, trang bị các thiết bị, dụng cụ, phƣơng tiện ứng phó sự cố môi trƣờng; đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lƣợng tại chỗ ứng phó sự cố mơi trƣờng; tuân thủ quy định về an toàn lao động, thực hiện chế độ kiểm tra thƣờng xuyên; thực hiện hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện kịp thời các biện pháp cần thiết để loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố khi phát hiện có dấu hiệu sự cố mơi trƣờng.

Để ứng phó sự cố mơi trƣờng, các cơ sở công nghiệp phải bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phịng ngừa và ứng phó sự cố mơi trƣờng, đặc biệt là đối với cơ sở sản xuất có sử dụng hố chất, chất phóng xạ, chất dễ gây cháy, nổ (Điều 68 Luật bảo vệ mơi trƣờng 2014). Ngồi ra theo Điều 109 Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014 quy định, trong trƣờng hợp gây ra sự cố môi trƣờng, chủ cơ sở sản xuất cơng nghiệp có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho ngƣời và tài sản; tổ chức cứu

quan chuyên môn về bảo vệ môi trƣờng nơi xảy ra sự cố. Nếu sự cố xảy ra vƣợt quá khả năng ứng phó sự cố của cơ sở, địa phƣơng thì phải khẩn cấp báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp để kịp thời huy động các cơ sở, địa phƣơng khác tham gia ứng phó sự cố mơi trƣờng; cơ sở, địa phƣơng đƣợc yêu cầu huy động phải thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố mơi trƣờng trong phạm vi khả năng của mình.

- Nghĩa vụ quản lý chất thải

Để quản lý chất thải và phòng ngừa, giảm thiểu những tác động xấu đối với môi trƣờng từ các loại chất thải của cơ sở sản xuất công nghiệp, chủ cơ sở phải thực hiện quản lý chất thải theo quy định chung tại Chƣơng 9 Luật Bảo vệ môi trƣờng 2014 và các văn bản pháp luật về quản lý chất thải nhƣ: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, Nghị định số 53/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày về phí bảo vệ mơi trƣờng đối với nƣớc thải … Theo đó, chủ cơ sở sản xuất cơng nghiệp phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

+) Xử lý và giảm thiểu chất thải trong quá trình sản xuất. Thực hiện nghĩa vụ này, các cơ sở sản xuất công nghiệp làm phát sinh chất thải trong quá trình hoạt động của mình phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để loại bỏ bớt các chất gây ô nhiễm trong chất thải và chỉ xả thải ra môi trƣờng lƣợng chất thải ở mức thấp nhất. Để làm đƣợc điều đó, các biện pháp thƣờng đƣợc áp dụng trên thực tế là: áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và xử lý chất thải, sản xuất sạch hơn, sử dụng tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu…

+) Xác định rõ nguồn thải, khối lƣợng, tính chất chất thải. Việc xác định nguồn thải, khối lƣợng và tính chất của chất thải là yếu tố hết sức quan trọng để áp dụng các phƣơng pháp và quy trình xử lý thích hợp với từng loại chất thải. Theo đó, loại chất thải có chứa các yếu tố độc hại cần đƣợc xử lý theo qui trình và phƣơng pháp khác với qui trình xử lý chất thải thơng thƣờng; các hoạt động có sản sinh khối lƣợng lớn chất thải cần đƣợc áp dụng một qui trình xử lý khơng giống với hoạt động phát sinh khối lƣợng chất thải nhỏ…

+) Thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ. Các sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ không chỉ là nguyên nhân gây ô nhiễm mơi trƣờng mà cịn có nguy cơ ảnh hƣởng xấu đối với sức khoẻ con ngƣời. Vì thế,

để phịng ngừa những tác động bất lợi đó, chủ cơ sở sản xuất cơng nghiệp có trách nhiệm thu hồi sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ của mình, bao gồm: nguồn phóng xạ sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; pin, ắc quy; thiết bị điện tử, điện dân dụng và công nghiệp; dầu nhớt, mỡ bơi trơn, bao bì khó phân huỷ trong tự nhiên; sản phẩm thuốc, hố chất sử dụng trong cơng nghiệp…

+) Phân loại chất thải tại nguồn. Việc phân loại chất thải tại nguồn không chỉ tránh đƣợc những tác động cộng hƣởng của các chất gây ô nhiễm tồn tại trong các loại chất thải khác nhau mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành các công đoạn tiếp theo của quá trình quản lý chất thải. Hoạt động thu gom, vận chuyển hay tái chế, tái sử dụng chất thải sẽ dễ dàng hơn, tiết kiệm đƣợc nhiều chi phí hơn khi từng loại chất thải đã đƣợc phân loại rõ ràng ngay từ nguồn phát sinh ra nó. Qui định này đƣợc áp dụng chủ yếu với các loại chất thải rắn.

+) Tái chế, tái sử dụng chất thải. Đây là hoạt động đang đƣợc Nhà nƣớc khuyến khích. Hoạt động này khơng chỉ góp phần giải quyết đƣợc nguy cơ ơ nhiễm môi trƣờng bởi các loại chất thải mà còn giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Thay vì sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên, con ngƣời sẽ sử dụng các chất thải đƣợc tái chế để làm nguyên liệu sản xuất, qua đó giảm đƣợc tình trạng suy thối tài ngun thiên nhiên do sự khai thác quá mức của con ngƣời để phục vụ các hoạt động phát triển. Khi tiến hành các hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải, các tổ chức, cá nhân sẽ đƣợc hƣởng sự hỗ trợ của Nhà nƣớc về vốn, đất đai hoặc đƣợc ƣu đãi về thuế…

Đối với từng loại chất thải: Mỗi loại chất thải đều có những đặc tính riêng địi hỏi cần phải đƣợc quản lý theo những cách thức riêng biệt. Vì vậy, điều chỉnh về vấn đề này, pháp luật đã có quy định riêng cho quản lý chất thải rắn, nƣớc thải và bụi khí thải. Theo đó, các cơ sở cơng nghiệp làm phát sinh từng loại chất thải sẽ phải thực hiện quản lý theo các cách thức sau:

+) Quản lý chất thải rắn: Tại nguồn thải, chất thải rắn phải đƣợc phân loại thành chất thải rắn thông thƣờng và chất thải rắn nguy hại. Cùng với việc phân loại, cơ sở sản xuất cơng nghiệp phải bố trí đủ và đúng quy định thiết bị thu gom để tiếp nhận chất thải rắn phù hợp với việc phân loại tại nguồn. Việc

loại tại nguồn, trong thiết bị chuyên dụng phù hợp, bảo đảm không rơi vãi, phát tán mùi trong quá trình vận chuyển.

+) Quản lý nƣớc thải: Tại các cơ sở sản xuất công nghiệp, nƣớc thải phải đƣợc thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trƣờng. Bùn thải đƣợc quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn. Nƣớc thải có yếu tố nguy hại sẽ đƣợc quản lý riêng theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.

+) Quản lý bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ: Để kiểm soát lƣợng bụi và khí thải thải vào mơi trƣờng trong q trình các tổ chức cá nhân tiến hành các hoạt động công nghiệp, Luật bảo vệ mơi trƣờng có qui định rõ trách nhiệm của các chủ thể này bao gồm: kiểm soát và xử lý bụi, khí thải, tiếng ồn đạt tiêu chuẩn môi trƣờng; hạn chế việc sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu, thiết bị, phƣơng tiện thải khí độc hại ra mơi trƣờng; máy móc, thiết bị, có phát tán bụi, khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải đạt tiêu chuẩn mơi trƣờng, có thiết bị che chắn hoặc biện pháp khác để giảm thiểu bụi bảo đảm đạt tiêu chuẩn mơi trƣờng.

Ngồi các quy định trên, nếu cơ sở làm phát sinh các chất thải nguy hại trong quá trình hoạt động thì phải thực hiện các thủ tục để đƣợc cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải và lƣu giữ an toàn chất thải nguy hại tại cơ sở trƣớc khi chuyển giao cho các chủ thể khác có khả năng vận chuyển và xử lý hiệu quả. Chủ nguồn thải chỉ đƣợc chuyển giao chất thải nguy hại cho chủ vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại đã đƣợc cấp giấy phép hành nghề theo luật định.

- Nghĩa vụ tài chính về bảo vệ mơi trƣờng

Khi tiến hành các hoạt động sản xuất công nghiệp, tuỳ từng trƣờng hợp cụ thể, cơ sở sản xuất công nghiệp có thể phải thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ tài chính sau:

- Nộp thuế tài nguyên: Theo quy định của Luật thuế tài nguyên, nếu cơ sở sản xuất cơng nghiệp có khai thác các loại tài nguyên nhƣ: Tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nƣớc... sẽ phải nộp khoản thuế này.

- Nộp thuế môi trƣờng: Trong trƣờng hợp cơ sở sản xuất công nghiệp sản xuất các sản phẩm có khả năng gây ảnh hƣởng xấu, lâu dài đến môi trƣờng và sức khoẻ con ngƣời sẽ phải nộp thuế môi trƣờng theo quy định tại Luật thuế môi trƣờng 2010.

- Nộp phí bảo vệ mơi trƣờng: Các khoản phí chủ yếu mà các cơ sở cơng nghiệp phải nộp đƣợc quy định hiện nay là phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải (theo quy định tại Nghị định số 53/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày về phí bảo vệ mơi trƣờng đối với nƣớc thải). Phí bảo vệ mơi trƣờng đối với nƣớc thải đƣợc tính dựa trên hàm lƣợng các chất gây ô nhiễm trong nƣớc thải cịn phí bảo vệ mơi trƣờng đối với chất thải rắn đƣợc tính theo khối lƣợng chất thải rắn cần xử lý.

- Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trƣờng: Các cơ sở sản xuất công nghiệp khai thác tài nguyên thiên nhiên, phải thực hiện ký quỹ nhƣ sau: Trƣớc khi khai thác phải thực hiện việc ký quỹ tại tổ chức tín dụng trong nƣớc hoặc quỹ bảo vệ môi trƣờng của địa phƣơng nơi khai thác tài nguyên thiên nhiên. Theo quy định của pháp luật, mức ký quỹ đƣợc xác định phụ thuộc vào quy mô khai thác, mức độ tác động xấu đối với mơi trƣờng, chi phí cần thiết để cải tạo, phục hồi môi trƣờng sau khai thác. Trong trƣờng hợp cơ sở không thực hiện nghĩa vụ cải tạo, phục hồi môi trƣờng hoặc thực hiện không đạt u cầu thì tồn bộ hoặc một phần số tiền ký quỹ đƣợc sử dụng để cải tạo, phục hồi mơi trƣờng nơi cơ sở đó khai thác.

Nhƣ vậy, có thể thấy, pháp luật hiện hành về môi trƣờng trong sản xuất cơng nghiệp đã có những quy định tƣơng đối đầy đủ để điều chỉnh các vấn đề môi trƣờng phát sinh trong quá trình tiến hành hoạt động của các cơ sở công nghiệp, đáp ứng ngày càng tốt hơn những yêu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên, các quy định này cũng cho thấy một số tồn tại sau:

Thứ nhất, về phòng ngừa và ứng cứu sự cố môi trƣờng tại các cơ sở công nghiệp. Vấn đề này hiện mới chỉ dừng lại ở các quy định chung của Luật bảo vệ môi trƣờng mà chƣa có những hƣớng dẫn cụ thể để có thể triển khai trên thực tế. Rõ ràng, xây dựng và thực hiện các biện pháp phịng ngừa, ứng phó sự cố mơi trƣờng là vấn đề kỹ thuật môi trƣờng mà không phải cơ sở cơng nghiệp cũng đủ trình độ chun mơn để thực hiện. Vì vậy, việc ban hành các hƣớng dẫn kỹ thuật về vấn đề này là cần thiết. Các hƣớng dẫn này không chỉ là cơ sở để giúp các chủ dự án đầu tƣ công nghiệp xây dựng tốt nội dung này trong báo cáo ĐTM mà còn là hƣớng dẫn kỹ thuật cần thiết để họ có thể

triển khai các kế hoạch ứng phó sự cố mơi trƣờng trong q trình hoạt động một cách khoa học nhất, chất lƣợng nhất.

Thứ hai, về quản lý chất thải tại các cơ sở công nghiệp. Tại các cơ sở công nghiệp, quản lý chất thải là vấn đề cốt lõi cho thành công của quản lý môi trƣờng. Tuy nhiên, các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này lại chƣa đầy đủ và chƣa phù hợp để đảm bảo hiệu quả cao nhất của hoạt động này. Có thể kể đến một số tồn tại sau:

- Thiếu quy định hƣớng dẫn áp dụng các biện pháp giảm thiểu, phân loại và đóng gói chất thải cho chủ nguồn thải. Các biện pháp giảm thiểu, phân loại và đóng gói một cách hợp lý, khoa học chất thải ngay tại nguồn thải là những biện pháp kỹ thuật môi trƣờng. Đây là những biện pháp mà không phải chủ nguồn thải nào cũng có đủ trình độ để tự nghiên cứu và áp dụng. Vì thế, một hƣớng dẫn chung thống nhất trên cơ sở khoa học kỹ thuật môi trƣờng cho các chủ nguồn thải trong vấn đề này là cần thiết để đảm bảo nghĩa vụ này có thể đƣợc thực hiện dễ dàng, thuận lợi và hiệu quả hơn.

- Chƣa có chính sách cụ thể nhằm khuyến khích chủ nguồn thải áp dụng các biện pháp giảm thiểu chất thải, mặc dù đây là một trong những biện quan trọng đảm bảo việc thực thi pháp luật của chủ nguồn thải. Xét trên

Một phần của tài liệu Pháp luật môi trường trong hoạt động công nghiệp từ thực tiễn tỉnh lào cai (Trang 43 - 49)