Hoàn thiện các quy định pháp luật bảo vệ môi trƣờng trong xây

Một phần của tài liệu Pháp luật môi trường trong hoạt động công nghiệp từ thực tiễn tỉnh lào cai (Trang 67 - 70)

8. Kết cấu của luận văn

3.2. Các giải pháp hồn thiện pháp luật về bảo vệ mơi trƣờng trong hoạt

3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật bảo vệ môi trƣờng trong xây

xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển cơng nghiệp

Hồn thiện các quy định pháp luật bảo vệ môi trƣờng trong xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển cơng nghiệp chính là hoàn thiện

các quy định pháp luật còn hạn chế ở khung pháp lý và khâu thực thi việc thực hiện đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc ĐMC. Cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, cần bổ sung quy định về chuyên môn và trách nhiệm của

ngƣời lập báo cáo đánh giá ĐMC : theo hƣớng tất cả các báo cáo ĐMC đều

phải đƣợc lập bởi ngƣời có chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ hành nghề này nên do nhà nƣớc tổ chức, sát hạch chặt chẽ và theo thời hạn nhất định phải thi lại để đƣợc gia hạn. Đồng thời, cần xác định rõ mỗi Báo cáo ĐMC phải do một cá nhân có chứng chỉ hành nghề chịu trách nhiệm chính, tránh tình trạng trách nhiệm tập thể (nhƣ nhóm tƣ vấn) hoặc trách nhiệm tổ chức (nhƣ công ty tƣ vấn). Cá nhân này sẽ bị tƣớc thẻ hành nghề nếu vi phạm các quy định về tiêu chuẩn nghề nghiệp do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng hoặc do tổ chức nghề nghiệp chuyên môn ban hành.

Thứ hai, cần bổ sung thêm quy định về các biện pháp bảo đảm thực thi với ĐMC.

Cụ thể, Quy định trách nhiệm pháp lý của ngƣời có thẩm quyền ký quy hoạch trong ĐMC, chính là quy định trách nhiệm pháp lý của Thủ tƣớng Chính phủ trong phê duyệt quy hoạch và trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân trong phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ, cũng nhƣ quy định bắt buộc các hồ sơ trên phải đến đƣợc tay cán bộ chuyên trách về môi trƣờng.

Đồng thời, quy định tính độc lập và tính chịu trách nhiệm của Hội đồng thẩm định theo hƣớng nên để Hội đồng thẩm định là một cơ quan chuyên môn riêng của Nhà nƣớc và các thành viên Hội đồng thẩm định phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Có thể nói tính độc lập của hội đồng thẩm định là một trong những yêu cầu quan trọng nhất nhằm đảm bảo chất lƣợng của các báo cáo ĐMC do báo cáo này đƣợc lập bởi các cơ quan nhà nƣớc. Do đó, lựa chọn hội đồng thẩm định có thể theo các cách sau:

Một là, nên áp dụng cơ chế lựa chọn ngẫu nhiên trong hệ thống cơ sở dữ liệu về chuyên gia. Cơ chế này tƣơng tự nhƣ việc lựa chọn thành viên bồi thẩm đoàn. Nếu một chuyên gia đã tham gia trong cơng tác lập Báo cáo, hoặc có mối quan hệ có thể dẫn tới mâu thuẫn lợi ích sẽ bị loại ra khỏi danh sách hội đồng.

Hai là, cần nghiêm cấm mọi sự tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp giữa thành viên hội đồng và chủ dự án. Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định chủ dự án phải có mặt trong phiên họp của hội đồng và trình bày Báo cáo. Tuy nhiên, điều này là cơ hội nảy sinh tham nhũng, tiêu cực và rất nhiều nội dung trao đổi sẽ không đƣợc lƣu lại. Do đó, cần quán triệt quan điểm là mọi điều cần trình bày trƣớc hội đồng đã đƣợc cơ quan, tổ chức lập báo cáo ĐMC trình bày trong ĐMC.

Ba là, mọi ý kiến của các thành viên hội đồng đều phải đƣợc lƣu lại, kể cả các ý kiến thiểu số và các thành viên phải chịu trách nhiệm về ý kiến của mình trong Báo cáo thẩm định. Nếu Báo cáo ĐMC đƣợc thông qua và sau này phát hiện có sai sót thì những thành viên bỏ phiếu thuận sẽ bị tƣớc thẻ hành nghề, đồng thời bị loại khỏi danh sách chuyên gia.

Song song với đó, pháp luật nên nhấn mạnh tính độc lập giữa cơ quan thẩm định và cơ quan phê duyệt, nhất là với Báo cáo ĐMC vì Báo cáo này cũng do các cơ quan nhà nƣớc lập và cơ quan thẩm định chịu nhiều áp lực hơn.

Thứ ba, đảm bảo sự tham gia của cộng đồng và công khai thông tin: Pháp luật Việt Nam cần phải xác định rõ nguyên tắc và cơ chế tham gia của cộng đồng và phải đảm bảo sự tham gia này trong cả ba giai đoạn lập, thẩm định và giám sát thực hiện Báo cáo ĐTM. Pháp luật cũng cần quy định việc tham vấn rộng rãi qua các hình thức văn bản, gặp mặt và đăng tải trên mạng internet trong quá trình lập báo cáo đánh giá. Cần có quy định rõ ràng về việc lƣu trữ và báo cáo trung thực tất cả các ý kiến, không chỉ của ngƣời dân mà cả các ý kiến của chuyên gia. Giai đoạn thẩm định và phê duyệt Báo cáo, cơ quan thẩm định có nghĩa vụ tiếp thu tất cả các ý kiến đóng góp. Tồn bộ tài liệu do chủ đầu tƣ nộp phải đƣợc công bố rộng rãi trên mạng internet kèm với khoảng thời gian thẩm định cùng đầu mối tiếp nhận và phản hồi, giải trình đối với các ý kiến.

Cuối cùng, sau khi Báo cáo đƣợc phê duyệt, tất cả các hồ sơ của chủ đầu tƣ và của cơ quan thẩm định phải đƣợc lƣu trữ và công bố công khai để mọi ngƣời dân đều dễ dàng tiếp cận.

Thứ tƣ, ban hành quy chế, quy phạm về thu thập, xử lý, cung cấp và sử dụng tài liệu về môi trƣờng làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển cơng nghiệp. Do vai trị của tài liệu này là nhằm phục vụ cho việc đánh giá thực trạng môi trƣờng và xu thế biến động của chúng trong tƣơng lai, làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động công nghiệp một cách chính xác, khoa học. Do vậy, cần phải thống nhất, quy chuẩn hóa cơng tác thu thập, xử lý, lƣu trữ, cung cấp và sử dụng tài liệu về môi trƣờng thông qua việc ban hành quy chế, quy phạm.

Thứ năm, cần hoàn thiện và bổ sung các quy định đảm bảo thực thi

Một phần của tài liệu Pháp luật môi trường trong hoạt động công nghiệp từ thực tiễn tỉnh lào cai (Trang 67 - 70)