Phương pháp động não:

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy học các môn học về tự nhiên xã hội theo phương pháp dạy học tích cực (Trang 33 - 35)

2. Biện pháp 2: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học.

2.10. Phương pháp động não:

2.10.1. Khái niệm: Là một phương pháp dùng để giải quyết nhiều vấn đề

khác nhau, giúp người học trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.

2.10.2. Tác dụng:

- Trả lời nhanh.

- Tránh trả lời hấp tấp với thời gian hạn định.

- Tự do và chân thực trong việc tham gia vào các hoạt động mà không quan tâm đến những hạn chế của cá nhân.

2.10.3. Cách sử dụng:

- So với một số phương pháp khác (quan sát, hỏi đáp, thảo luận…), phương pháp động não ít được sử dụng hơn trong dạy học TN-XH nói chung. Thống kê trong SGVcho thấy: các chủ đề sử dụng nhiều phương pháp này là chủ đề “Con người và sức khoẻ”; Xã hội”.

+ Ví dụ 1: Khi dạy bài 8, “Ăn, uống hàng ngày” - SGK TN-XH lớp 1, GV đưa ra câu hỏi: Hãy kể tên những thức ăn, đồ uống chúng ta thường ăn uống hàng ngày.

+ Ví dụ 2: Khi dạy bài 8: “Ăn, uống sạch sẽ” - SGK TN-XH lớp 2, GV đưa ra câu hỏi: Để ăn uống sạch sẽ, chúng ta cần phải làm gì?.

- Trong dạy học TN-XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, phương pháp động não được vận dụng khi giúp HS phát hiện một vấn đề ít nhiều đã quen thuộc trong thực tế của HS, các em có thể suy nghĩ khơng q căng thẳng, trả lời nhanh và tập trung vào vấn đề được nêu.

- Mỗi vấn đề được nêu trong phương pháp động não thường giúp HS đưa ra nhiều đáp án mà thông thường mỗi HS chưa thể trình bày đầy đủ chính xác đáp án.

Các bước tiến hành :

Bước 1: Lựa chọn và nêu vấn đề cần tìm hiểu cho HS. Bước 2: Tổ chức cho HS phát biểu ý kiến.

Bước 3: Tổng hợp ý kiến

2.10.4. Một số điểm cần chú ý:

- Các vấn đề nêu ra phải giúp HS trả lời thật ngắn gọn, tốt nhất bằng một vài từ, hay cụm từ hoặc câu đơn thật ngắn cho mỗi ý đúng.

- GV cần khen ngợi tất cả mọi ý kiến, hạn chế phê phán, nhận định đúng sai. - Tổng hợp các ý kiến cần hướng vào các ý kiến có sự tham gia của nhiều HS. - Khi sử dụng phương pháp động não, khơng khí lớp học thường sơi nổi,

ồn ào. GV cần đưa ra những hướng dẫn để HS có thể tìm ra các ý tưởng, giả định sát với chuẩn kiến thức và cả những quy định cần thiết về tổ chức lớp học.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy học các môn học về tự nhiên xã hội theo phương pháp dạy học tích cực (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)