VÀ XÃ HỘI, KHOA HỌC, LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ) Ở TIỂU HỌC
1. Lịch sử môn học:
Từ năm học 1996 - 1997 môn Tự nhiên và Xã hội được chính thức đưa vào dạy đại trà ở tiểu học. Đây là môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ các mơn học trước nó như "Khoa học thường thức" (1956), "Tìm hiểu khoa học" (1986), "Tìm hiểu Tự nhiên và Xã hội"(1993).
Thực hiện chủ trương đổi mới chương trình và SGK ở tiểu học, sau năm 2000, môn Tự nhiên và Xã hội được cấu trúc lại thành các môn: Tự nhiên và Xã hội (lớp 1, 2, 3), Khoa học, Lịch sử và Địa lý (lớp 4, 5). Các môn học này được kế thừa, bổ sung và hồn thiện từ các chủ đề và phân mơn của môn TN-XH và môn Sức khoẻ trước đây. Đây là những mơn học có vị trí quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu kép của giáo dục tiểu học: tạo điều kiện cho HS tiếp tục học tốt các môn học tương ứng ở các lớp trên, hoặc bước vào cuộc sống lao động.
2. Mục tiêu chung:
Các môn về TN-XH nhằm giúp HS lĩnh hội những tri thức ban đầu và thiết thực về con người, tự nhiên và xã hội xung quanh. Qua đó, phát triển cho các em năng lực quan sát, năng lực tư duy, lòng ham hiểu biết khoa học và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, góp phần hình thành nhân cách cho HS.
Cụ thể:
2.1.Về kiến thức:
Giúp HS lĩnh hội những kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về:
* Con người: HS có những hiểu biết cơ bản về con người ở các phương diện:
+ Sinh học: Sơ lược về cấu tạo, chức phận và sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể người và mối liên hệ giữa con người và môi trường.
+ Nhân văn: Tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, các thành quả lao động, sáng tạo của con người, mối quan hệ giữa con người và con người trong gia đình và cộng đồng.
* Sức khoẻ: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh mơi trường, phịng tránh một số bệnh tật và tai nạn, các vấn đề về sức khoẻ tinh thần.
* Xã hội: HS có những hiểu biết ban đầu về xã hội theo thời gian (Biết được một số sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu, điển hình trong lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho đến ngày nay), theo không gian (Biết được nơi bản thân, gia đình và cộng đồng cư trú, sơ lược về đất nước Việt Nam, về các châu lục và các nước trên thế giới).
* Thế giới vật chất xung quanh:
+ Giới tự nhiên vô sinh: các vật thể, các chất... + Giới tự nhiên hữu sinh: động, thực vật…
Ngoài những tri thức cơ bản trên, học sinh còn được cung cấp một số vấn đề về dân số, mơi trường.
2.2. Về kỹ năng:
Hình thành và phát triển cho HS các kỹ năng như:
- Biết quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản và gần gũi với đời sống hàng ngày.
- Biết phân tích, so sánh, đánh giá một số mối quan hệ đơn giản, những dấu hiệu chung và riêng của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội.
- Biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, biết phòng tránh một số bệnh tật và tai nạn.
- Biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày. 2.3. Về thái độ: hình thành và phát triển ở HS thái độ và thói quen như: - Ham hiểu biết khoa học.
-Yêu thiên nhiên, đất nước, con người, có ý thức bảo vệ mơi trường tự nhiên, mơi trường sống.
- Hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn đối với bản thân, gia đình, cộng đồng. Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng, sống hồ hợp với mơi trường và cộng đồng.
Một trong những vấn đề trọng tâm của việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở bậc tiểu học nói chung, trong các mơn về TN-XH nói riêng là đổi mới PPDH. Đổi mới PPDH được hiểu là đưa các PPDH mới vào nhà trường trên cơ sở phát huy mặt tích cực của các PPDH truyền thống nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Từ đặc điểm chương trình và SGK các môn về TN-XH, từ quan điểm đổi mới PPDH ở bậc tiểu học, việc sử dụng PPDH các môn về TN-XH cần dựa trên các định hướng cơ bản sau:
- Đề cao vai trò chủ thể của người học: Đây chính là cách dạy học hướng tập trung vào HS, HS thực sự là chủ thể nắm tri thức, rèn luyện kỹ năng.
Trong dạy học các môn TN-XH, thay cho việc chủ yếu là giảng giải, thuyết trình, đọc, nói theo tài liệu có sẵn, GV cần huy động tối đa kinh nghiệm và vốn tri thức có sẵn của HS để tổ chức cho các em tự phát hiện tri thức mới của bài học. GV thiết kế, hệ thống câu hỏi, bài tập giao cho HS thực hiện với sự hướng dẫn, giúp đỡ khi cần thiết, tổ chức các hoạt động như quan sát, thảo luận nhóm, trị chơi học tập qua đó giúp HS lĩnh hội kiến thức của bài học một cách tích cực, chủ động.
- Đưa các PPDH mới vào q trình dạy học các mơn về TN-XH trên cơ sở phát huy những ưu điểm của các PPDH truyền thống nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Trong dạy học các môn về TN-XH không phủ nhận việc sử dụng các PPDH truyền thống như giảng giải, hỏi đáp. Tuy nhiên, GVcần sử dụng các PPDH này theo quan điểm phát triển, kích thích, phát huy vai trị chủ động, tích cực nhận thức của HS, tạo mọi điều kiện cho HS được tham gia tích cực vào việc xây dựng bài học. Bên cạnh phát huy ưu điểm của các PPDH truyền thống, cần vận dụng một cách linh hoạt các PPDH mới như thảo luận, điều tra, đóng vai, động não. Đây là các PPDH yêu cầu HS phải hoạt động tích cực với các nguồn tri thức như vật thật, tranh ảnh, sơ đồ, đồng thời vận dụng vốn tri thức, vốn hiểu biết của mình để tự phát hiện kiến thức của bài học.
- Liên quan đến việc đổi mới PPDH, đòi hỏi phải đổi mới các hình thức tổ chức dạy học, đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đổi mới cách đánh giá trong dạy học các môn về TN-XH, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì GV phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng ngược lại thói quen học tập của trị cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy. Chẳng hạn, có trường hợp HS địi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng GV chưa đáp ứng được, hoặc có trường hợp GV hăng hái áp dụng PPDH tích cực nhưng khơng thành cơng vì HS chưa thích ứng, vẫn quen với lối học tập thụ động. Vì vậy, GV phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho HS phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao.
Nội dung giáo dục gắn bó chặt chẽ với đời sống hàng ngày của học sinh. Hệ thống kiến thức phù hợp vừa sức với các em. Ngoài ra cần chú trọng kĩ năng thực hành vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Hướng tới giáo dục toàn diện thể hiện ở ba nội dung: Hình thành cho học sinh những kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu chương trình, là cơ sở cho sự phát triển nhân cách của mỗi con người; Hình thành và phát triển những năng lực cơ bản cho học sinh: khả năng tự phục vụ, tự quản; giao tiếp, hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; Hình thành các phẩm chất cơ bản của học sinh: lòng yêu quê hương đất nước gia đình, yêu con người; tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; chăm học, chăm làm yêu thích nghệ thuật, thể thao
Sự phát triển của giáo dục, của nhà trường đã hình thành sự phân cơng lao động giữa các nhà khoa học (Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường Đại học) và GV trực tiếp dạy học: các nhà khoa học biên soạn chương trình và sách giáo khoa, các GV soạn bài và lên lớp. GV có thể dạy học theo quan điểm tích hợp bằng cách kết hợp nhiều môn học, thông qua kiến thức của các môn học khác để
chuyển tải những kiến thức các môn Tự nhiên - Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, do đó cung cấp được nhiều kiến thức và hình thành được nhiều kĩ năng học và kĩ năng tự học hơn cho HS.
PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy TTC của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy TTC của người dạy. Trong đổi mới PPDH phải có sự hợp tác cả của thầy và trị, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành cơng. Như vậy, việc dùng thuật ngữ "Dạy và học tích cực" để phân biệt với "Dạy và học thụ động".
Trên thực tế, trong qúa trình dạy học người học vừa là đối tượng của hoạt động dạy, lại vừa là chủ thể của hoạt động học. Thông qua hoạt động học, dưới sự chỉ đạo của thầy, người học phải tích cực chủ động cải biến chính mình về kiến thức, kĩ năng, thái độ, hồn thiện nhân cách, khơng ai làm thay cho mình được. Vì vậy, nếu người học khơng tự giác chủ động, khơng chịu học, khơng có phương pháp học tốt thì hiệu quả của việc dạy sẽ rất hạn chế.