Hình thức dạy học ngoài lớp và tham quan:

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy học các môn học về tự nhiên xã hội theo phương pháp dạy học tích cực (Trang 39 - 42)

3. Biện pháp 3: Đa dạng hóa các hình thức dạy học 1 Hình thức dạy học trong lớp:

3.2. Hình thức dạy học ngoài lớp và tham quan:

3.2.1. Dạy học ngồi lớp (vườn trường, sân trường...)

Mơn Tự nhiên và Xã hội có nhiều nội dung gắn liền với môi trường tự nhiên, xã hội của địa phương, nơi các em HS đang sinh sống.

a) Những ưu điểm:

- Tổ chức dạy học ngồi lớp sẽ thích hợp cho việc sử dụng các PPDH (quan sát thiên nhiên, các trị chơi…), dễ gây hứng thú và học tập tích cực cho HS.

- Giúp HS tri giác trực tiếp đối tượng và ghi nhớ tốt, không phải tri giác gián tiếp qua các phương tiện dạy học.

- HS có điều kiện gần gũi, hiểu biết thêm về thiên nhiên, từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên mơi trường sống xung quanh.

- Những hoạt động ngồi lớp cịn là cơ hội để các em bộc lộ cá tính, năng khiếu, sở trường, đồng thời có tác dụng hình thành thói quen hợp tác, tương trợ học hỏi lẫn nhau.

b) Những nhược điểm:

- Khó quản lí HS.

- Tốn thời gian đi lại, ổn định tổ chức lớp ảnh hưởng đến kết quả tiết học.

c) Những điểm cần chú ý:

- Môi trường học tập phải đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khoẻ HS (khơng nóng, rét, gió mạnh…) và nề nếp học tập chung của trường.

- Những tác động của môi trường tới thời điểm diễn ra tiết học làm ảnh hưởng khả năng sử dụng các PPDH (sương mù, mưa, nắng…).

- GV cần tìm hiểu kĩ hiện trường tiết học, chuẩn bị tốt giáo án phù hợp với dạy học ngoài lớp.

- Thời gian tiết học có hạn (khơng q 40 phút), do vậy việc tổ chức dạy học ngoài lớp ở các địa điểm gần trường là tốt nhất.

3.2.2. Tham quan:

a) Tham quan có vai trị quan trọng trong dạy học Tự nhiên và Xã hội:

- Tạo điều kiện để HS tiếp xúc với thiên nhiên, xã hội xung quanh làm cho HS vừa giúp các em có các biểu tượng sinh động cụ thể vừa giúp các em bổ sung, mở rộng nhận thức ra cả hoạt động bên ngồi nhà trường.

- Giúp HS có điều kiện tiếp cận với thực tiễn để nhận thức các quy tắc giao tiếp xã hội, tuân thủ luật pháp, nâng cao ý thức tập thể tinh thần tương trợ trong cộng đồng.

- Tham quan tạo ra hình thức vận động cơ thể, thay đổi mơi trường góp phần giáo dục thể chất cho HS.

b) Một số hình thức tham quan:

- Tham quan các cơ sở văn hoá, xã hội ở địa phương. - Tham quan các di tích lịch sử và các nhà bảo tàng.

- Tham quan các cơ sở kinh tế: các nhà máy, đồng ruộng, cảng biển… - Tham quan mơi trường tự nhiên (rừng cây, các địa hình phổ biến, phong cảnh đẹp…

c) Các bước tiến hành: * Chuẩn bị:

- Chuẩn bị của GV:

+ Có kế hoạch khoa học, tỉ mỉ cho từng buổi tham quan (xác định mục đích, địa điểm, thời gian, lộ trình, phương tiện và những thơng tin cần thiết cần cung cấp cho HS trước khi tham quan).

+ GV cần chuẩn bị các câu hỏi định hướng tham quan, các hình thức tổ chức dạy học trong khi tiến hành tham quan.

+ Các hình thức giúp HS thu thập thông tin: quan sát, phỏng vấn, thu thập hiện vật, tư liệu, tranh ảnh...

+ Chuẩn bị tốt hậu cần đối với cuộc tham quan cho phù hợp: thuốc chữa bệnh, thực phẩm, quần áo cho HS.

- Chuẩn bị của HS.

+ Chuẩn bị tư trang, thực phẩm, nước uống... cần thiết cho chuyến đi. + Chuẩn bị giấy bút ghi chép, túi đựng các vật thu thập...

* Tiến hành tham quan:

- Khi đến các địa điểm tham quan, GV cần yêu cầu HS chào hỏi lễ phép. - Khi tham quan phải tôn trọng các quy định về giao tiếp xã hội, tiếp xúc với máy móc, hiện vật an tồn, giữ gìn vệ sinh mơi trường, chú ý bảo vệ an tồn tính mạng và sức khoẻ ...

- Trong khi tham quan cần hướng dẫn HS quan sát, ghi chép, trả lời các câu hỏi của HS.

* Tổng kết tham quan: sau buổi tham quan cần tổng kết, rút kinh nghiệm:

- GV giải đáp những thắc mắc còn tồn tại của HS.

- GV hướng dẫn HS viết báo cáo thu hoạch sau buổi tham quan …

- Đánh giá HS về nhận thức, ý thức chấp hành các quy định trong chuyến tham quan.

* Một số lưu ý:

- Nội dung tham quan phải phục vụ thiết thực cho chương trình mơn học nội khố. Do vậy, nên tổ chức tham quan khi mở đầu học một chủ đề, hoặc sau khi học xong một chủ đề.

- Tùy theo điều kiện từng trường, cần tổ chức tham quan kết hợp với nhiều môn học khác để tăng hiệu quả.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy học các môn học về tự nhiên xã hội theo phương pháp dạy học tích cực (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)