.Những yếu tố ảnh hưởng thuộc về gia đình

Một phần của tài liệu cam_nang_huong_dan_thanh_lap_bo_phan_tu_van_tam_ly_hoc_duong_1010201710 (Trang 28 - 30)

2.5 .Nguyên nhân của các hành vi bạo lực giới trong học đường

2.5.2 .Những yếu tố ảnh hưởng thuộc về gia đình

Gia đình có ảnh hưởng lớn trong q trình trưởng thành của một cá nhân. Nếu nhìn nhận vấn đề bạo lực của trẻ vị thành niên như một căn bệnh, thì nguồn gốc của căn bệnh ấy bắt nguồn từ gia đình và được thể hiện ở một số khía cạnh sau:

- Khuôn mẫu hành vi của cha mẹ và người thân trong gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức về giới/ vai trị giới/ đình kiến giới của các em: Uy quyền của người cha (người có vị trí và tiếng nói trong gia đình, người quyết định mọi cơng việc trong gia đình, mạnh mẽ, quyết đốn, gia trưởng…); Sự đảm đang của người mẹ (người chăm sóc các thành viên trong gia đình; ln nhẫn nhịn và chịu thiệt vì mình, hy sinh vì chồng con, dịu dàng, nữ cơng gia chánh….)… định hướng rất lớn đối với quá trình nhận diện bản sắc giới của trẻ vị thành niên.

Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa quan hệ cha mẹ, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái… đối với các vần đề bạo lực của trẻ vị thành niên. Trong một nghiên cứu của Hoàng Bá Thịnh (2007) cho thấy trong số các em có hành vi bạo lực, thì có 77.3% nói rằng “các thành viên trong gia đình ít có sự quan tâm lẫn nhau”; 52% học sinh trả lời “ bố mẹ ít quan tâm”; 14.7% nói “cha mẹ khơng quan tâm”. 84.7% nữ sinh đánh nhau nói rằng trong gia đình các em có hành vi bạo lực giữa các thành viên, trong đó 12% bạo lực giữa bố mẹ; 16.7% bạo lực giữa anh, chị em; 32.7% bạo lực cha mẹ - con cái; 13.3% gia đình tồn tại cả ba loại bạo lực trên. Bên cạnh đó, ở Mỹ trong số những trẻ em chứng kiến bạo lực gia đình, có tới 60% trẻ em nam đã trở thành những kẻ đánh người, và 80% nam giới trong tù lớn lên từ các gia đình có bạo lực.

Trong nghiên cứu của dự án với 3000 học sinh nam, nữ tại 30 trường học tại Hà Nội cũng chỉ ra mối liên quan giữa việc chứng kiến bạo lực gia đình và bị bạo lực tinh thần ở trường, trong vịng 6 tháng qua, khi đưa vào mơ hình phân tích các yếu tố gồm giới tính của học sinh, sự thường xuyên chứng kiến cảnh cha bạo lực mẹ và thái độ của học sinh với BLGTH trong khi kiểm soát các yếu tố khác. Nam sinh bị bạo lực tinh thần nhiều hơn nữ sinh 1,36 lần (95% CI = 1,13-1,70). So với học sinh nam không bao giờ chứng kiến cha đánh mẹ, học sinh nam thường xuyên chứng kiến cảnh bạo lực gia đình có khả năng bị bạo lực tinh thần ở trường cao hơn 1,73 lần (95% CI = 0,65-4,64), và học sinh nam hiếm khi chứng kiến cảnh bạo lực gia đình này có khả năng bị bạo lực tinh thần ở trường cao hơn 1,95 lần (95% CI = 1,35-2,82) (p <0,001). Căn cứ vào số điểm thái độ của họ về BLGTH, cứ mỗi điểm số tăng, học sinh giảm 7% nguy cơ bị bạo lực tinh thần ở trường (95% CI 0,91- 0,97) (p <0,001).

So với các học sinh nữ không bao giờ chứng kiến cảnh cha đánh đập mẹ, các học sinh nữ thường xun chứng kiến cảnh bạo lực gia đình này có khả năng bị bạo lực tinh thần ở trường cao hơn 3,64 lần (95% CI = 1,44-9,16) (p <0,01) và những học sinh nữ hiếm khi chứng kiến cảnh bạo lực gia đình này có khả năng bị bạo lực tinh thần ở trường cao hơn 1,74 lần (95% CI = 1,26-2,41) (p <0,001). Căn cứ vào số điểm thái độ của họ đối với giới và BLGTH, cứ mỗi điểm số tăng, học sinh giảm 5% nguy cơ bị bạo lực tâm lý ở trường (95% CI = 0,91-0,98) (p <0,01).

Kết quả phân tích chỉ ra, nam sinh có khả năng bị bạo lực gấp 1,44 lần so với nữ sinh (95% CI = 1,16-1,78). Nam sinh - những người thường xuyên chứng kiến cảnh cha

đánh đập mẹ có khả năng bị bạo lực về thể chất cao gấp 3,31 lần (95% CI = 1,35-8,11) (p <0,01) và những học sinh hiếm khi chứng kiến cảnh bạo lực này có nhiều khả năng bị bạo lực về thể chất cao gấp 1,88 lần (95% CI = 1,34-2,65) so với những học sinh không bao giờ

chứng kiến cha đánh đập mẹ (p <0,001). Căn cứ vào số điểm thái độ của họ đối với giới và BLGTH, ứng với mỗi một số điểm gia tăng, học sinh bớt đi 5% khả năng bị bạo lực thể chất trong trường học (95% CI = 0,92-0,98) (p <0,01).

Những nữ sinh thường xuyên chứng kiến cảnh cha đánh đập mẹ có khả năng bị bạo lực về thể chất cao gấp 3,33 lần (95% CI = 1,52-7,30) (p <0,01) và những học sinh hiếm khi chứng kiến cảnh bạo lực này có khả năng bị bạo lực về thể chất cao gấp 1,76 lần (95% CI = 1,24-2,50) so với những học sinh không bao giờ chứng kiến cha đánh đập mẹ (p <0,01). Căn

cứ vào số điểm thái độ của họ đối với giới và BLGTH, ứng với mỗi một số điểm gia tăng, học sinh bớt đi 6% khả năng bị bạo lực thể chất trong trường học (95% CI = 0,91-0,98) (p <0,01).

Có mối liên quan giữa việc chứng kiến bạo lực gia đình và bị xâm hại và quấy rối tình dục ở trường, trong vịng 6 tháng qua, khi phân tích các yếu tố gồm giới tính của học sinh, sự thường xuyên chứng kiến cảnh cha bạo lực mẹ và thái độ của học sinh với BLGTH trong khi kiểm soát cả các yếu tố khác. So với những nam sinh chưa bao giờ chứng kiến cha

đánh đập mẹ, nam sinh thường xuyên chứng kiến cha đánh đập mẹ có khả năng bị xâm hại và quấy rối tình dục cao gấp 2,28 lần (95% CI = 0,79-6,55) và những nam sinh hiếm khi

chứng kiến cha bạo lực me có khả năng bị xâm hại và quấy rối tình dục nhiều gấp 2,31 lần (95% CI1,48-3,61) (p <0,001). Căn cứ vào số điểm thái độ của họ về BLGTH, cứ mỗi điểm số tăng, học sinh giảm 4% nguy cơ bị xâm hại và quấy rối tình dục ở trường (95% CI = 0,92-1,01).

Các học sinh nữ thường xuyên chứng kiến cha đánh đập mẹ có khả năng bị xâm hại và quấy rối tình dục nhiều gấp 5,31 lần (95% CI = 2,31-12,23) (p <0,001) và những nữ sinh

hiếm khi chứng kiến cảnh bạo lực này có khả năng bị xâm hại và quấy rối tình dục nhiều

gấp 2,62 lần (95% CI = 1,78-3,85) so với những nữ sinh không bao giờ chứng kiến cha đánh đập mẹ (p <0,001). Căn cứ vào số điểm thái độ của họ về giới và SRGBV, cứ mỗi điểm số tăng, học sinh giảm 6% nguy cơ bị xâm hại và quấy rối tình dục ở trường (95% CI = 0,90- 0,99) (p <0,05).

Một phần của tài liệu cam_nang_huong_dan_thanh_lap_bo_phan_tu_van_tam_ly_hoc_duong_1010201710 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w