.Bạo lực trên cơ sở giới trong trường học

Một phần của tài liệu cam_nang_huong_dan_thanh_lap_bo_phan_tu_van_tam_ly_hoc_duong_1010201710 (Trang 60 - 63)

Bạo lực trên cơ sở giới là những hành động gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại đối với cá nhân về các phương diện thể xác, tình dục hay tinh thần, xuất phát từ những định kiến về giới hoặc những lý do liên quan đến giới tính của cá nhân. Từ cách hiểu này, có thể xác định bạo lực trên cơ sở giới trong trường học BLGTH là những hành động gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về các phương diện thể xác, tình dục hay tinh thần đối với học sinh, xuất phát từ những định kiến về giới hoặc những lý do liên quan đến giới tính của các em. Các hình thức BLGTH bao gồm xâm hại và quấy rối tình dục, bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần hoặc phức hợp của 2 hoặc cả 3 hình thức nói trên. Những học sinh nam hoặc nữ muốn thốt khỏi sự trói buộc của những vai trị giới mang tính truyền thống thường phải hứng chịu cả 3 hình thức bạo lực trên.

+ Xâm hại và quấy rối tình dục trong trường học (XH&QRTD): Xâm hại tình

dục trẻ em là các hành vi tình dục với trẻ em dưới 18 tuổi (bao gồm cả các hành vi có đụng chạm hoặc khơng đụng chạm) Xâm hại tình dục trẻ em có thể diễn ra ở trường học, trên đường đến trường vả cả ở nhà. Các biểu hiện của xâm hại tình dục trẻ.

Các hành vi xâm hại tình dục có tiếp xúc bao gồm:

 Sờ vào bộ phận sinh dục hoặc cơ thể trẻ với mục đích tình dục

 Yêu cầu trẻ sờ vào bộ phận sinh dục của đối tượng hoặc chơi các trị chơi tình dục

 Đưa các vật dụng hoặc bộ phận cơ thể (như ngón tay, lưỡi, dương vật) vào âm đạo hay hậu mơn, mồm của trẻ với mục đích quan hệ tình dục

 Các hành vi xâm hại tinh dục khơng có tiếp xúc bao gồm :

 Phơ bày bộ phận sinh dục trước mặt trẻ

 Cho trẻ em tranh, sách, truyên, phim khiêu dâm

 Chụp ảnh trẻ cho mục đích tình dục

 u cầu trẻ phơ bày bộ phận sinh dục cho anh ta/chị ta xem

 Khuyến khích trẻ xem hoặc nghe các âm thanh kích dục

 Nhìn trẻ khi trẻ chưa mặc quần áo hoặc ngó vào nhà tắm/nhà vệ sinh

 Gửi các tin nhắn yêu đương/thư tình tới trẻ

 Dùng những lời nói thơ tục trước mặt trẻ

 Sử dụng các hình ảnh của trẻ và internet

Cùng với các hành vi cụ thể trên, hiện nay một vấn đề đang có xu hướng phát triển đó là mọi người sản xuất hoặc tải các hình ảnh gợi dục của trẻ em trên internet. Xem các hình ảnh xâm hại tình duc trẻ em là xâm hại trẻ em và có thể để người khác thấy được việc có quan hệ tình duc với trẻ em là chấp nhận được

+ Quấy rối tình dục trong trường học bao gồm các bình luận, cử chỉ, hành vi với

mục đích làm tổn thương, xúc phạm hoặc hạ thấp nhân phẩm của người khác. Quấy rổi tình dục trong trường học có thể là lời nói (giống như bình luận xấu về ai đó) nhưng nó cũng bao gồm cả các hành vi khơng phải là lời nói. Người gây ra hành vi đó có thể sử dụng cơng nghệ để quấy rối tình dục ai đó (ví dụ gửi các tin nhắn bậy bạ hoặc 1 video có nội dung khơng lành mạnh) Đơi khi, việc quấy rối tình dục bao gồm cả các hành vi đụng chạm vào người. Quấy rối tình dục khơng chỉ xảy ra với em gái. Nam giới có thể quấy rối nữ giới nhưng nữ cũng có thể quấy rối nữ. Quấy rối tình dục khơng dừng lại với những người cùng độ tuổi. Người lới đơi khi cũng quấy rối tình dục người trẻ tuổi hơn (có cả trường hợp thanh thiếu niên quấy rối người lớn tuổi hơn, tuy nhiên, điều này là ít xảy ra). Hầu hết, việc quây rối tình dục xảy ra giữa các bạn thanh thiếu niên trong cùng nhóm độ tuổi.

Quấy rối tình dục là phạm pháp, nó có thể là các hành vi được mơ tả là vi phạm pháp luật hay khơng vi phạm và nó khơng được mơ tả hoặc được giải quyết như là các hành vi quấy rối tình dục. Ví dụ như việc lặp đi lặp lại các bình luận về cân nặng của bạn, bản

chất khơng liên quan đến tình dục. Hay bất cứ hành vi nào, mà không được mong đợi đều là các hành vi quấy rối tình dục , bất kể người nói là ai. Các hành vi tiêu biểu bao gồm: Đụng chạm, cấu, sờ vào các người; Bị cài bẫy; Bị nhận các tin nhắn, hình ảnh gợi dục (khơng kể tính đến việc nó được gửi dưới hình thức nào); Các hình vẽ gợi dục; Bị đưa ra làm mục tiêu cho các hành vi/cử chỉ gợi dục; Bị tung tin đồn xấu về tình dục hoặc bị gợi ý về tình dục; Bị lột quần áo; Bi nhìn ai đó cởi hết quần áo; Bị ép hơn ai đó hoặc phải làm gì đó gợi dục; Bị buộc phải có quan hệ tình duc với ai đó.

XH&QRTD có ảnh hưởng rất lớn đối với học sinh. Bên cạnh những hậu quả trực tiếp như mang thai ngoài ý muốn, bệnh truyền nhiễm và sức khỏe của học sinh, XH&QRTD còn để lại những hậu quả lâu dài về tâm lý, xã hội đối với các em (Ví dụ: trầm cảm, tự sát, bỏ học..).

Số liệu nghiên cứu đầu vào của dự án cho thấy 10,9% học sinh báo cáo bị Quấy rối và xâm hại tình dục trong sáu tháng qua trong khi ở trường. Số học sinh THPT (13%) bị Quấy rối và xâm hại tình dục ở trường nhiều hơn một chút so với học sinh THCS (9,5%) (p <0,01).1 Trong số các học sinh ở trường THPT, 11,5% nam sinh và 14,5% nữ sinh từng bị loại hình bạo lực này. Ở trường THCS, 10,6% nam sinh và 8,5% nữ sinh từng bị Quấy rối và xâm hại tình dục trong khi ở trường.

+ Bạo lực thân thể trong trường học (BLTT): là các hành vi làm tổn thương thực

thể bao gồm đánh, đấm, đã, cấu, quật, bắt vận động quá sức, bắt đứng ngồi ở những tư thế khó chịu. BLTT có ảnh hưởng trực tiếp như chảy máu, thâm tím, suy giảm sức khỏe và ảnh hưởng lâu dài về sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh. Bên cạnh đó, bạo lực thể chất cũng đẩy học sinh đến những nguy cơ học kém, chán học, bỏ học và tham gia vào các tệ nạn xã hội cũng có xu hướng lạm dụng các hành vi bạo lực thân thể để giải quyết các vấn đề.

Số liệu khảo sát đầu vào của dự án cho thấy gần một phần ba số học sinh tham gia khảo sát (cả nam và nữ) đã bị Bạo lực thể chất trong 6 tháng qua. 16,7% bị Bạo lực thể chất trên đường đến trường và về nhà. Nam sinh và học sinh THCS thường bị Bạo lực thể chất ở trường nhất.

+ Bạo lực tinh thần trong trường học bao gồm các hành vi nói xấu, cơ lập, đe

dọa, nhục mạ, tạo tin đồn, châm biếm….BLTTT2H có ảnh hưởng rất lớn đối với học sinh; làm gia tăng các nguy cơ xã hội, tâm lý, tình cảm ở các em; ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập.

Theo số liệu nghiên cứu đầu vào đối với 3000 học sinh thuộc 30 trường học tại Hà Nội, 65,3% học sinh được hỏi bị bạo lực tinh thần trong trường học trong sáu tháng qua2. Nhiều học sinh nam (70,5%) bị loại hình bạo lực này hơn so với học sinh nữ (60,2%) (p <0,001). Tỷ lệ học sinh THPT và THCS bị bạo lực tinh thần là khác nhau.3 Ở trường THPT, 59,3% học sinh nữ và 68,9% học sinh nam bị bạo lực tinh thần. Ở trường THCS, 60,9% học sinh nữ và 71,5% học sinh nam từng bị loại hình bạo lực này trong 6 tháng qua.

Một phần của tài liệu cam_nang_huong_dan_thanh_lap_bo_phan_tu_van_tam_ly_hoc_duong_1010201710 (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w