2.5 .Nguyên nhân của các hành vi bạo lực giới trong học đường
2.5.4 .Những yếu tố thuộc về xã hộ i truyền thông
- Những nhân tố tiêu cực và các yếu tố văn hóa khơng lành mạnh như “lối sống thực dụng”, “lối sống hưởng thụ”, chủ nghĩa cá nhân”, hiện tượng tham ô tham nhũng, tư tưởng “có tiền là có tất cả”,… dễ khiến cho thế giới quan, nhân sinh quan và những quan niệm về giá trị đạo đức của học sinh có những sai lệch. Các em khó phân biệt được đúng sai, khơng thấy được làm những việc xấu là khơng tốt, mà ngược lại lại thấy đó là điều đáng tự hào, dễ dẫn đến các em đi theo con đường phạm pháp.
- Những ảnh hưởng của những yếu tố văn hóa khơng lành mạnh trên các phương tiện truyền thông làm cho việc học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí, cũng như quan niệm giá trị của các em cũng thay đổi theo. Những nhân tố văn hóa khơng lành mạnh trên mạng internet đã tác động tiêu cực đến thanh thiếu niên, nó cũng chính là một “đường link” trực tiếp đến hành vi bạo lực của các em.
Một phân tích tồn diện về hơn 200 cuộc nghiên cứu liên quan đến nội dung bạo lực trên các phương tiện truyền thơng đại chúng đã có thấy có mối quan hệ với sự gia tăng hành vi hiếu chiến trong thanh thiếu niên (Nguồn : R.T.Schaefer, 2005)
Bảng 1: Hành vi bạo lực trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở Mỹ trong hai năm 1998 - 1999
Phương tiện truyền thông Hành vi bạo lực Hành vi bạo lực nghiêm trọng
Hành vi bạo lực tính trên mỗi hồi/ phim
Truyền hình
3.381 1.754
12 (6 Nghiêm trọng) Phim truyền hình cáp và phim
phát hành 865 485
17 (10 Nghiêm trọng) Phim chiếu trong rạp
2.319 1.377
46 (28 Nghiêm trọng)
(Nguồn : R.T.Schaefer, 2005) 2.5.5. Nguyên nhân thuộc về việc chấp hành và thực thi hiệu lực luật pháp trong xã
hội
Hiện nay những điều luật, bộ luật về bảo vệ và chăm sóc trẻ em, thanh thiếu niên của nước ta cịn mang tính ngun tắc, hiệu lực thực thi chưa cao. Trong đó chưa chỉ rõ được trách nhiệm phòng chống hành vi bạo lực học đường, người thực hiện hành vi bạo lực học đường khơng bị xử lí kịp thời, người bị hại cũng khơng được bảo vệ kịp thời. Những hiện tượng trẻ em bị bạo hành cả về thể xác lẫn tinh thần trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội vẫn diễn ra hết sức phức tạp. Nhiều người cho rằng bạo lực học đường chỉ liên quan đến nhà trường, dồn hết trách nhiệm cho nhà trường,… Nếu giữ quan niệm như vậy thì bạo lực học đường sẽ khó có thể kiểm sốt được vì mọi mặt trong đời sống xã hội đều có tác động đến hành vi bạo lực trong nhà trường. Bạo lực học đường có liên quan đến nhà trường, gia đình, cơ quan hành pháp, đoàn thanh niên, tổ dân phố và các tầng lớp trong xã hội, nhưng do chưa có sự phân cấp rõ ràng trong quản lý, nên trên thực tế cơng việc ngăn chặn và phịng ngừa hành vi bạo lực học đường vẫn chưa nhận được sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức này.