2.5 .Nguyên nhân của các hành vi bạo lực giới trong học đường
2.5.3 .Những yếu tố thuộc về nhà trường
- Khuôn mẫu hành vi của Thầy Cô giáo phản ánh rất rõ các vấn để liên quan đến giới và bình đẳng giới của họ: Thầy giáo là người mạnh mẽ, nghiêm khắc với rất nhiều đặc điểm tương đồng với ông bố trong một gia đình. Cơ giáo là người dịu dàng, ân cần, chu đáo và những điểm tương đồng với một bà mẹ trong gia đình. Khn mẫu giới ở người Thầy/ Cô giáo là những định hướng quan trọng trong việc thể nghiệm những vai trò giới khác nhau trong đời sống thường ngày của các em.
- Sự phân biệt trong yêu cầu giáo dục và phương thức ứng xử đối với học sinh ở khía cạnh giới tính có sự phân biệt lớn giữa nam, nữ (lựa chọn môn học, ngành học, lựa chọn nghề nghiệp và làm việc) ; cịn khn mẫu áp đặt về giới tính trong sách giáo khoa (Nguồn: Đánh giá giới ở Việt Nam, Ngân hàng thế giới- 2011). Cho đến nay, trong nhà trường vẫn còn một số quan niệm sau: “Các bạn nữ thường phải dịu dàng, nên nếu bạn nữ nào mà chơi đá bóng thì mọi người sẽ nhìn nhận khơng nữ tính”; “Bạn nam phải mạnh mẽ nên nếu bạn nam nào mà nhẹ nhàng, hiền thì sẽ bị các bạn khác gán tên là ‘chị..’, ‘pê đê’”; “… các bạn nữ là phải chăm chỉ, do vậy đối với các môn xã hội, nếu các bạn nữ khơng thuộc bài thì thường bị chỉ trích nhiều hơn các bạn trai”…
- Vai trò quản lý của nhà trường: Sự quản lý không tốt trong trường học cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hành vi bạo lực học đường. Khi nhà trường, thầy cô thiếu nghiêm khắc với học sinh, phát hiện chưa kịp thời và xem nhẹ những ảnh hưởng tiêu cực từ các phương tiện truyền thông t, sẽ dẫn đến xuất hiện tràn lan những hiện tượng nghiện gamme, học sinh yêu sớm, hút thuốc, uống rượu, những thành phần không tốt trong xã hội cũng dễ dàng trà trộn vào mơi trường học đường, thậm chí có thể tồn tại cả những văn hóa phẩm đồi trụy trong trường học.
Bên cạnh đó việc giải quyết chưa thỏa đáng đối với những hành vi bạo lực học đường cũng sẽ là “ngòi nổ” cho một loạt những hành vi bạo lực tiếp theo của học sinh. Chẳng hạn khi học sinh mắc sai lầm nhà trường khơng kiên trì trong việc tìm hiểu ngun nhân để từ đó tiến hành cơng tác giáo dục, mà lại tiến hành các hình thức kỷ luật ở các mức độ khác nhau khiến lòng tự trọng của các em bị tổn thương. Từ đó tạo nên khoảng cách và sự đối lập trong quan hệ thầy trị, khiến một số học sinh trở nên thơ bạo hơn đối với những người khác, một số khác thì phản ứng bằng việc phá hoại của công, phá đồ của bạn để “trả đũa” lại nhà trường cũng như thầy cô giáo.
Mặc dù các nhà trường đã ý thức được sự tồn tại của hành vi bạo lực học đường nhưng vẫn chưa ý thức được hết sự nghiêm trọng của nó. Nếu các trường vẫn mang tâm lí vì sợ ảnh hưởng đến thành tích mà khơng thơng báo rộng rãi cũng như không xử lý nghiêm các hành vi bạo lực học đường, không cùng với phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội khác phối kết hợp để kiểm sốt hiện tượng này thì bạo lực trong nhà trường rất khó có thể ngăn chặn và phịng ngừa.
- Hoạt động hỗ trợ tâm lý chưa được quan tâm đúng mức do Quan niệm giáo dục
thiên lệch: Trong q trình giáo dục, các nhà trường vẫn cịn xem trọng việc nâng cao và bồi
dưỡng kiến thức cho học sinh, trong khi xem nhẹ vấn đề chăm sóc sức khỏe tinh thần cho các em. Việc làm thế nào để có thể sống khỏe, sống vui, làm thế nào để giúp cho bản thân có một tinh thần thoải mái khơng được quan tâm một cách thỏa đáng. Chính điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của học sinh. Những học sinh có thành tích học tập tốt thường được thiên vị và được các thầy cô giáo yêu quý hơn, trong khi những học sinh mà các thầy cô cho là “chậm tiến” lại thiếu sự quan tâm đầy đủ và đúng mức của thầy cô. Cách làm này không chỉ làm cho các em mất đi quyền lợi được hưởng sự giáo dục cơng bằng, mà cịn làm tổn thương đến lòng tự trọng của các em. Những học sinh này sẽ cảm thấy các em bị bỏ rơi, khơng có tiền đồ, thậm chí tự dày vị bản thân mình, chẳng bao lâu các em sẽ trở thành thành phần bất định trong trường học, những hành vi bạo lực như đánh nhau, ẩu đả, cướp đồ của bạn, xin tiền bảo kê là khó tránh khỏi.