.Giai đoạn giám sát và trợ giúp thân chủ thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu cam_nang_huong_dan_thanh_lap_bo_phan_tu_van_tam_ly_hoc_duong_1010201710 (Trang 72)

- Cùng với một giải pháp hợp lý mà học sinh đã lựa chọn, quá trình giám sát và trợ giúp của nhà tham vấn để học sinh thực thi các giải pháp có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tham vấn. Trong tiến trình thực thi các giải pháp, nhà tham vấn cần kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện theo định kỳ. Trong quá trình này, nhà tham vấn và học sinh cần kịp thời phát hiện và xử lý những khó khăn mới nảy sinh trong tiến trình thực hiện. Quá trình giám sát và trợ giúp việc thực hiện kế hoạch có thể diễn ra trong một thời gian tương đối dài. Ở đây, nỗ lực thực thi giải pháp của thân chủ có vai trị quyết định, nhưng sự giám sát và trợ giúp của nhà tham vấn có vai trị rất quan trọng.

- Trong tình huống trên, với giai đoạn này, nhà tham vấn có thể sử dụng những mẫu sau để giám sát và trợ giúp thân chủ:

+ Hôm nay em đã mạnh dạn phản ứng lại hành động trêu trọc của nhóm học sinh nam đó. Em đã rất dũng cảm và mạnh dạn. Hiện giờ em cảm thấy thế nào?

+ Em đã rất dũng cảm khi thực hiện kế hoạch do em xây dựng. Sau khi mạnh dạn nói lại với nhóm học sinh đó,, e có thấy khó khăn gì phát sinh khơng?

+ Hãy chia sẻ với cô, sau khi thực hiện kế hoạch, bây giờ em cảm thấy thế nào? Những cảm giác như những ngày trước có cịn xuất hiện và làm em mệt mỏi không?

+ Sau khi em thực hiện kế hoạch, theo em, vấn đề của em đã tiến triển như thế nào? 5.3.5. Giai đoạn kết thúc ca tham vấn

Đây là giai đoạn cuối cùng của buổi tham vấn hoặc ca tham vấn. Giai đoạn kết thúc có thể được tiến hành vào cuối mỗi buổi tham vấn hoặc kết thúc toàn bộ ca tham vấn. Trong cuối mỗi buổi tham vấn, bước kết thúc được sử dụng để tóm lược, xác nhận lại những vấn đề cơ bản đã được thống nhất trong buổi làm việc, những kế hoạch thực hiện có thể có của học sinh và những công việc của buổi làm việc tiếp theo. Giai đoạn kết thúc được tiến hành vào cuối ca tham vấn chủ yếu nhằm mục đích hệ thống lại toàn bộ những vấn đề mà học sinh đã gặp phải, tiến trình giải quyết chúng và khẳng định những kết quả mà học sinh đã đạt được sau quá trình tham vấn. Việc tổng kết lại tồn bộ những khó khăn mà thân chủ đã

gặp phải với tiến trình giải quyết chúng kèm theo những bài học cụ thể được rút ra từ tiến trình này khơng chỉ giúp học sinh giải quyết thành cơng những khó khăn trước mắt mà cịn giúp họ nâng cao năng lực ứng phó với các vấn đề tương tự có thể xảy đến trong tương lai.

Trên đây là các giai đoạn cơ bản của một ca tham vấn. Đối với quá trình tham vấn về các vấn đề liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới, tiến trình tham vấn cũng diễn ra theo các giai đoạn này. Các giai đoạn này có thể khơng nhất thiết phải diễn ra một cách tuần tự, nối tiếp nhau. Tuy nhiên, xét theo tiến trình tham vấn, thơng thường, việc giải quyết vấn đề được diễn ra với các bước như trên.

5.4. Vấn đề đánh giá tình huống trong tham vấn bạo lực trên cơ sở giới trong nhà trường

Trước khi có thể giúp đỡ học sinh một cách có hiệu quả, nhà tham vấn cần xác định rõ bức tranh toàn cảnh vấn đề mà học sinh đang phải đối mặt. Khi đó, nhà tham vấn phải đánh giá được tình huống tham vấn. Đánh giá tình huống trong tham vấn được xem là một bản báo cáo mơ tả chi tiết những vấn đề, hồn cảnh gia đình hiện tại và lịch sử gia đình của học sinh. Bản báo cáo này có thể là căn cứ quan trọng giúp nhà tham vấn xác định nên trợ giúp học sinh như thế nào là tốt nhất. Nhà tham vấn khơng thể giúp thân chủ một cách có hiệu quả trừ khi họ có được đầy đủ thơng tin chi tiết về học sinh và những gì đã, đang diễn ra trong cuộc sống của các em.

Đánh giá tình huống trong tham vấn là rất cần thiết bởi hai lý do sau:

Thứ nhất, đánh giá tình huống giúp nhà tham vấn thu thập, sắp xếp được những thông tin quan trọng về học sinh. Những thông tin về hồn cảnh hiện tại, mơi trường sống, lịch sử gia đình, tính cách cá nhân của học sinh… là cơ sở quan trọng giúp nhà tham vấn có thể xác định các chiến lược hợp lý trong việc tiếp cận, làm việc và trợ giúp các em.

Thứ hai, đánh giá tình huống là một cơng cụ quan trọng giúp nhà tham vấn có thể giám sát sự tiến bộ của các em. Những hồ sơ ghi chép về các nhu cầu và mối quan tâm của học sinh rất có ích trong việc đánh giá một cách thường xuyên, có hệ thống sự thay đổi, tiến bộ của học sinh và xác định những lĩnh vực cần tiếp tục trợ giúp giải quyết.

Đánh giá tình huống là một trong những công việc quan trọng của nhà tham vấn. Nhờ cơng việc này, nhà tham vấn có thể xác định các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng đến học sinh, giúp học sinh nhận thức được và đối mặt chủ động với các tác động từ bên ngoài.

Những thông tin được lưu giữ trong hồ sơ đánh giá tình huống chính là cơ sở quan trọng để nhà tham vấn có thể trợ giúp học sinh một cách hiệu quả nhất.

Việc đánh giá thường được hoàn thiện sau một vài buổi tham vấn. Để hoàn thiện hồ sơ đánh giá, nhà tham vấn nên làm rõ cho học sinh hiểu lý do mà nhà tham vấn hỏi nhiều câu hỏi khác nhau. Cần giải thích với các em rằng, để làm tốt cơng việc của mình, nhà tham vấn cần hiểu rõ những suy nghĩ, cảm xúc và hoàn cảnh quá khứ, hiện tại của các em. Nhà tham vấn cần thường xuyên nhấn mạnh với các em rằng, những thông tin mà các em chia sẻ sẽ được giữ bí mật.

Q trình đánh giá tình huống trong tham vấn có thể bao gồm những nội dung chính sau:

Phần 1: Những thơng tin chung

1. Xác định thơng tin: Phần này gồm những thơng tin chính như họ tên, tuổi, nơi ở, giới tính; lý do học sinh tìm đến nhà tham vấn; dáng vẻ bề ngồi của học sinh, giao tiếp bằng mắt, trạng thái tinh thần, tâm thế sẵn sàng nhận sự trợ giúp và thay đổi…

2. Vấn đề nổi cộm của học sinh.

Nội dung này có thể diễn đạt là những lo lắng và nhu cầu hiện tại của học sinh khi các em tìm đến dịch vụ hỗ trợ tâm lý. Trong phần này, nhà tham vấn cùng học sinh mô tả được những nhu cầu và những vấn đề, băn khoăn ở học sinh. Những vấn đề nổi cộm của học sinh chỉ là các biểu hiện bên ngoài, hoặc là các chỉ báo của các nội dung sâu xa ở bên trong. Nhà tham vấn không được bỏ qua tất cả các chi tiết dù là nhỏ nhất để có thể đi sâu tìm hiểu bản chất, nguyên nhân của vấn đề ẩn sâu trong đời sống tâm lý của học sinh. Ở đây, nhà tham vấn cũng cần tránh tình trạng suy diễn, chụp mũ khi nhìn nhận, đánh giá vấn đề, mà cần có cái nhìn tổng thể, bao quát, không loại trừ bất kỳ khả năng nào.

3. Lịch sử vấn đề.

Trong phần này, nhà tham vấn cần mô tả được lịch sử của vấn đề mà học sinh đang phải đối mặt. Những vấn đề của trẻ cũng cần được mơ tả trong tiến trình nảy sinh, hình thành và phát triển.

Các quan hệ gia đình có ảnh hưởng sâu sắc đến những vấn đề của trẻ đặc biệt là vấn đề bạo lực trên cơ sở giới. Trong phần này, nhà tham vấn cần mô tả được những đặc điểm của hồn cảnh gia đình có thể liên quan đến vấn đề hiện tại của học sinh.

5. Tình trạng sức khỏe.

Sức khỏe thể chất có thể tác động đáng kể đến trạng thái tâm lý. Nhà tham vấn cần xác định, mô tả trong phần này những cảm nhận ban đầu về sức khỏe của học sinh, đồng thời hỏi và mơ tả những đặc điểm về thể chất có thể ảnh hưởng đến tình trạng khủng hoảng hiện tại của trẻ. Đối với những vấn đề bạo lực trên cơ sở giới, mối quan hệ giữa tình trạng sức khỏe và sức khỏe tinh thần biểu hiện rất rõ nét. Nhà tham vấn cần đặc biệt chú ý, mơ tả.

6. Hồn cảnh kinh tế, xã hội và đặc điểm cộng đồng nơi học sinh cư trú

Hoàn cảnh kinh tế gia đình và những đặc điểm cụ thể về kinh tế, văn hóa và tâm lý nơi học sinh cư trú có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng của học sinh, đặc biệt là đối với các vấn đề có liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới. Việc hiểu về cộng đồng nơi học sinh cư trú không chỉ giúp nhà tham vấn thấu hiểu vấn đề của học sinh mà cịn có thể tìm kiếm được nguồn lực giúp đỡ các em một các hiệu quả.

Phần 2: Ấn tượng tâm lý

Trong phần ấn tượng tâm lý, nhà tham vấn phải mơ tả những khía cạnh liên quan đến trạng thái tâm lý, xã hội và hành vi của học sinh.

Trước hết, nhà tham vấn cần mô tả được thế mạnh và hạn chế của học sinh. Việc nhìn nhận rõ thế mạnh và hạn chế của học sinh có thể giúp nhà tham vấn hiểu rõ, khai thác tốt các tiềm năng của học sinh, thúc đẩy quá trình thay đổi của các em khi thực hiện các chiến lược tác động. Khi xác định thế mạnh và hạn chế của học sinh, ngoài cách tiếp cận trực tiếp với học sinh để hỏi về thế mạnh và điểm yếu của các em, thì việc tiếp cận với thế mạnh và hạn chế của các em qua các thành viên quan trọng trong gia đình giữ một vai trị đặc biệt quan trọng. Đây sẽ là thơng tin khách quan, quan trọng giúp đánh giá vấn đề mà nhiều khi các em – những người trong cuộc không nhận ra hoặc đánh giá sai.

Phần mơ tả ấn tượng tâm lý cũng có thể bao gồm cả những cảm nhận riêng của nhà tham vấn về thế mạnh và điểm yếu của học sinh.

Các nguồn lực và hạn chế của cộng đồng cũng có thể được mơ tả trong phần này. Nắm vững được vấn đề này có thể giúp nhà tham vấn xác định được các chiến lược trợ giúp một cách tích cực nhất.

Phần 3: Đánh giá vấn đề

Đây là phần trung tâm của đánh giá vấn đề trong tham vấn. Tất cả các thông tin thu thập được trong quá trình tham vấn là cơ sở xây dựng nên nội dung này. Phần này bao gồm những nội dung sau:

- Đánh giá các vấn đề cơ bản của học sinh

- Đánh giá nguyên nhân căn bản làm nảy sinh vấn đề

- Dự đoán về xu hướng tiến triển của vấn đề và trạng thái tâm lý của học sinh

Phần 4: Kế hoạch xử lý

Những thông tin thu được trong đánh giá tổng quan về vấn đề sẽ mang lại cho nhà tham vấn những thông tin đầy đủ để xây dựng các mục tiêu cùng học sinh. Phần kế hoạch xử lý bao gồm các chiến lược có thể được sử dụng để học sinh khai thác tốt những tiềm năng của mình giải quyết những khó khăn hiện tại và chủ động đối phó với những vấn đề tương tự trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Trần Thị Minh Đức (2010), Kỹ năng tham vấn cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật, Luck House Graphics.

2. Trần Thị Minh Đức, Đỗ Hồng (2006), Tham vấn học đường - Nhìn từ góc độ giới, Tạp chí tâm lý học, (11), tr 45.

3. Trần Thị Minh Đức (2005), Tham vấn tâm lý, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội (NXB ĐHQG HN).

4. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế Tâm lý học đường lần thứ 3 (2012). Phát triển mơ hình và kỹ năng hoạt động tâm lý học đường. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 5. Đặng Phương Kiệt (2001), Cơ sở tâm lý học ứng dụng, NXB ĐHQG HN .

6. Nguyễn Thị Mùi và cộng sự (2006), Hoạt động của phòng tham vấn học đường trường trung học phổ thông ở Hà Nội, Hội thảo xây dựng và phát triển mạng lưới tham vấn trong trường học, Bộ GD & ĐT, tr. 119 - 141.

7. Nguyễn Thơ Sinh (2001), Tư vấn tâm lý căn bản, Nhà xuất bản lao động. 8. Tài liệu tập huấn kỹ năng cơ bản trong tham vấn (2005). Unicef.

Tài liệu tiếng Anh

1. Best practices in school psychology V. (2010). National Association of School Psychology

2. Chris Trotter (2004), Helping Abused Chirdren and Their Family, Allen & Unwin.

3. David C.& Douglas G. (2002), Introduction to Group Counseling, Love Publishing Company.

4. Havey, Smith Virginia; Struzziero, Joan. (2000). Effective Supervision in School Psychology. National Association of School Psychology.

5. Jame H. Jacqueline H.L (1999), Basic counseling skills, Cole Publishing Company.

7. Richard S. Sharf (2002), Theories of psychotherapy & Counseling, Cole Publishing Company.

8. Tan Esther (2004), Counseling in School, McGraw – Hills Education.

9. School based counselling operation toolkit – Bristish Associasion for Counselling and Psychotheroraphy

PHỤ LỤC

1. Các tiêu chí quản lý chất lượng hoạt động tham vấn

Tiêu chí Mục tiêu Cơng cụ đánh giá

Phịng tham vấn

Hỗ trợ một phịng tham vấn an tồn, thân thiện, riêng tư để đảm bảo cho học sinh được thoải mái khi trị chuyện cùng CVTV về các khó khăn mà các em đang phải đối mặt

Đảm bảo là các em học sinh có thể sử dụng thời gian tham vấn để chia sẻ khó khăn và vượt qua khó khăn mà không lo sợ bị chen ngang, bị lộ bí mật.

Phản hồi của CVTV và của học sinh về tính phù hợp của phòng tham vấn, đảm bảo các tiêu chí đã đưa ra

Tiến hành tham vấn

Tham vấn trực tiếp cho học sinh, miễn phí và đảm bảo bí mật, an tồn

Đảm bảo hoạt động tham vấn có hiệu quả với học sinh, cho phép các em có được các cơ hội giải quyết các khó khăn của mình thơng qua trị chuyện với CVTV

Báo cáo giám sát thống kê được số học sinh được tham vấn. Phản hồi của học sinh, giáo viên, cha mẹ về các thay đổi mà hoạt động tham vấn đã mang lại cho học sinh trong học tập hoặc cuộc sống của các em

Giúp học sinh phát triển được tính tự chủ, sự tự tin và các cách đối đầu với khó khăn hoặc khủng hoảng mà các em gặp phải.

Thúc đẩy việc thiết lập và phát triên sự tự nhận thức và các kỹ năng đối đầu của học sinh, trang bị cho học sinh khả năng đối đầu với các thay đổi, thách thức trong cuộc sống và thúc đẩy một cuộc sống tinh thần tốt

Thông qua sổ ghi chép các ca tham vấn, hệ thống giám sát chính thức và phi chính thức, phiếu phản hồi dịch vụ tham vấn của học sinh, cha mẹ và thầy cô

Đảm bảo các em học sinh tham gia vào q trình tham vấn và có cơ hội chia sẻ, phản hồi với CVTV và chất lượng của hoạt động tham vấn đối với các em thông qua việc trao đổi trong thời gian tham vấn

Giúp cho học sinh phát triển tính trách nhiệm cho bản thân các em, các lựa chọn trong cuộc sống của các em. Cho phép CVTV nhận các phản hồi từ học sinh và đảm bảo chất lượng của hoạt động tham vấn đám ứng được nhu cầu và phù

Thông qua sổ ghi chép các ca tham vấn, hệ thống giám sát chính thức và phi chính thức, phiếu phản hồi dịch vụ tham vấn của học sinh, cha mẹ và thầy cô

hợp với mỗi một học sinh Giúp học sinh hiểu được bản thân

các em và quá trình thay đổi của cá nhân và xã hội đã có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng cuộc sống của các em và khuyến khích các em các trách nhiệm với cuộc

Một phần của tài liệu cam_nang_huong_dan_thanh_lap_bo_phan_tu_van_tam_ly_hoc_duong_1010201710 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w