Chức năng và vai trò của thị trƣờng chứng khoán

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường tài chính (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 59 - 61)

CHƢƠNG 4 : THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN

4.2 Chức năng và vai trò của thị trƣờng chứng khoán

4.2.1 Chức năng của thị trƣờng chứng khoán

a. Huy động nguồn vốn đầu tƣ cho nền kinh tế

TTCK sơ cấp có chức năng huy động nguồn vốn đầu tƣ cho nền kinh tế, thông qua việc các chủ thể có vốn tiết kiệm đầu tƣ bằng cách mua chứng khoán của các chủ thể phát hành chứng khoán. Số tiền này đƣợc các chủ thể phát hành chứng khoán, nhƣ các doanh nghiệp chẳng hạn, sử dụng vào việc mở rộng hoạt động SXKD, góp phần tăng trƣởng kinh tế. Mặc khác, khi chính phủ cần bù đắp thâm hụt ngân sách, hoặc khi chính quyền trung ƣơng cũng nhƣ chính quyền địa phƣơng cần tiền để đầu tƣ phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội có thể phát hành chứng khốn.

b. Tạo môi trƣờng đàu tƣ cho công chúng

TTCK cung cấp cho tất cả mọi ngƣời một mơi trƣờng đầu tƣ thơng thống với những loại chứng khoán. Các loại chứng khốn rất phong phú và đa dạng, có thể khác nhau về tính chất, thời hạn, mức độ rủi ro, nên cơng chúng có thể lựa chọn nhiều loại chứng khoán khác nhau để mua, bán phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của từng nhà đầu tƣ. Nhờ chức năng này, thị trƣờng chứng khốn đã góp phần làm tăng mức tiết kiệm và đầu tƣ trong nền kinh tế.

c. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khốn

TTCK thứ cấp giúp cho nhà đầu tƣ có thể chuyển đổi các chứng khoán thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác. Nhờ vào chức năng này khiến cho TTCK có tính hấp dẫn đối với nhà đầu tƣ. Khi TTCK phát triển mạnh, hoạt động sơi động, tính thanh khoản ngày càng cao, giúp cho nhà đầu tƣ có thể dễ dàng bán đi các chứng khoán sinh lời kém, và thay vào đó bằng các chứng khốn có mức sinh lời cao hơn. Mặt khác, nhà đầu tƣ cũng dễ dàng bán chứng khoán để thu tiền mặt khi cần tiền mặt hoặc cần đầu tƣ vào một lãnh vực khác.

d. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp.

TTCK xác định giá của chứng khốn nên nó có chức năng giúp cho việc đánh giá hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hay khơng? Doanh nghiệp có thực sự phát triển hay không? Giá trị thực tế của doanh nghiệp cao hay thấp? Nhờ vào chức năng này, các doanh nghiệp có thể có các giải pháp nâng cao hoạt động SXKD, nhằm đạt mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.

4.2.2 Vai trị của thị trƣờng chứng khốn

a. Gia tăng tính thanh khoản cho các loại chứng khốn.

- Giúp các nhà đầu tƣ dễ dàng chuyển đổi danh mục đầu tƣ để giảm thiểu rủi ro và gia tăng lợi nhuận.

- Thúc đẩy việc mua, bán, trao đổi chứng khoán trong nền kinh tế.

- Đẩy mạnh hoạt động đầu tƣ tài chính trong các đơn vị kinh tế.

b. Kích thích các doanh nghiệp sử dụng vốn tiết kiệm có hiệu quả.

- Sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả sẽ làm cho cổ phiếu và trái phiếu của DN càng có giá trên thị trƣờng.

- Giúp DN dễ dàng hơn trong việc huy động vốn trên TTCK.

- Khả năng chuyển hóa thành tiền cao.

- Giúp các nhà đầu tƣ dễ dàng chuyển đổi danh mục đầu tƣ giảm thiểu rủi ro và gia tăng lợi nhuận.

- Thúc đẩy việc mua, bán, trao đổi chứng khoán trong nền kinh tế.

- Đẩy mạnh hoạt động đầu tƣ tài chính trong các đơn vị kinh tế.

c. Giúp Chính phủ thực hiện mục tiêu của chính sách kinh tế tài chính vĩ mơ TTCK phát triển, chỉ số chứng khoán tăng chứng tỏ hầu hết giá chứng khoán tăng, điều này cho thấy các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nên đầu tƣ mở rộng SXKD giúp cho nền kinh tế tăng trƣởng. Ngƣợc lại, nếu chỉ số chứng khoán giảm điều này cho thấy các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, nền kinh tế suy giảm hoặc suy thối. Do đó, ngƣời ta cho rằng thị trƣờng chứng khoán là phong vũ biểu của nền kinh tế.

TTCK giúp cho chính phủ có thể điều hành nền kinh tế vĩ mô, hạ nhiệt khi nền kinh tế phát triển quá nóng, hoặc có các giải pháp thúc đẩy nền kinh tế khôi phục khi có dấu hiệu suy giảm hoặc suy thoái kinh tế. Mặc khác, thơng qua TTCK, chính phủ có thể mua, bán chứng khốn để có nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách hoặc kiểm soát lạm phát. Hơn nữa chính phủ cũng có thể sử dụng một số các chính sách tác động đến TTCK nhằm định đầu tƣ đảm bảo cho sự phát triển nền kinh tế cân đối.

d. Thúc đẩy công ty cổ phần phát triển.

Ban đầu công ty cổ phần ra đời tạo ra hàng hóa cho TTCK. Nhƣng sau đó, TTCK lại thúc đẩy công ty cổ phần phát triển thông qua việc công cấp thông tin, định giá doanh nghiệp, tạo điều kiện cho công ty cổ phần phát hành chứng khoản, tập trung và tích tụ nguồn vốn cho các cơng ty cổ phần. Ngồi ra, TTCK cịn hỗ trợ cho chính sách cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc.

e. Thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngƣời.

TTCK không chỉ tu hút nguồn vốn trong nƣớc mà cịn có chức năng thu hút vốn đầu tƣ từ nƣớc ngồi thơng qua các cá nhân, tổ chức nƣớc ngoài đầu tƣ vào TTCK.

Ngồi ra TTCK cịn giúp chính phủ và doanh nghiệp phát hành chứng khốn ra nƣớc ngồi để thu hút nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường tài chính (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)