CHƢƠNG 3 : THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI
3.2 Tỷ giá hối đoái
3.2.1 Cơ sở xác định tỷ giá
3.2.1.1 Cơ sở hình thành tỷ giá hối đối trong thời kỳ chế độ bản vị vàng
trở về trƣớc (từ tháng 12/1971 về trƣớc)
Trong thời kỳ này, đồng tiền của mỗi nƣớc đều quy định hàm lƣợng vàng cho một đơn vị tiền tệ, và vì vậy tỷ giá hối đối giữa hai đồng tiền hình thành từ sự so sánh hàm lƣợng vàng giữa hai đồng tiền đó. Sự so sánh nhƣ vậy gọi là ngang giá vàng, còn gọi là đồng gía vàng.
Hàm lƣợng vàng của 1USD = 0,888671g vàng Hàm lƣợng vàng của 1DEM = 0,3600g vàng Từ đó ta có ngang giá vàng của USD so với DEM là
0888671=2.4685 0.3600
Nghĩa là hàm lƣợng vàng trong 1 đơn vị tiền tệ của Mỹ (USD) gấp 2.4685 lần hàm lƣợng vàng trong một đơn vị tiền tệ của Đức (DEM).
Tỷ giá hối đoái giữa USD/DEM lấy ngang giá vàng làm cơ sở và tỷ giá sẽ biến động chung quanh ngang giá vàng (tức cao hơn, thấp hơn và bằng 2.4685).
3.2.1.2 Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái trong thời kỳ bản vị tiền giấy (từ sau 12/1971 đến nay)
Sự sụp đổ của hệ thống bản vị dollar Mỹ đã kéo theo sự sụp đổ của hệ thống bản vị vàng trên phạm vi toàn thế giới. Và hệ thống tiền tệ dựa trên chế độ bản vị tiền giấy (bản vị pháp định) đã thay thế bản vị vàng - đồng tiền của các quốc gia khơng có liên hệ trực tiếp với vàng. Trong điều kiện đó, cơ sở hình thành tỷ giá hối đối là ngang giá sức mua, còn gọi là đồng giá sức mua - tức là so sánh sức mua của hai đồng tiền, làm cơ sở tham chiếu để xác định tỷ giá giữ hai đồng tiền đó.
Từ ngang giá sức mua (PPP) ta có một số nhận xét sau:
- Tỷ giá hối đối của hai đồng tiền đƣợc hình thành ở bất kỳ thời điểm nào, thì tỷ giá đó bao giờ cũng phản ánh và kế thừa tỷ giá hối đối đã hình thành ở thời điểm trƣớc đó.
- Theo thuyết ngang giá sức mua, thì tỷ giá hối đoái thay đổi (tăng hoặc giảm) tỷ lệ thuận với sức mua của đồng ngoại tệ và tỷ lệ nghịch với sức mua của đồng bản tệ.