CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
2.3. Một số mô hình quản lý CTRSH nông thôn cấp huyện hiện nay
2.3.1. Mơ hình quản lý CTRSH phân tán
20
bã chè, thức ăn thừa, lá cây...) và các chất vô cơ. Các chất hữu cơ dễ phân hủy được xử lý tại khu xử lý của xã, thị trấn bằng phương pháp ủ thủ cơng hiếu khí hoặc yếm khí kết hợp các chế phẩm vi sinh, sản phẩm thu hồi là chất mùn hữu cơ có thể dùng trong nông nghiệp. Chất thải vô cơ được đưa đến khu xử lý tập trung của huyện tiếp tục phân loại, các chất có thể tái chế nhựa nhựa, nilơng, kim loại, thủy tinh...đưa đến các cơ sở tái chế, chất thải nguy hại được xử lý riêng, các chất còn lại đưa đi chôn lấp hợp vệ sinh.
Với mô hình trên thì sự phân cơng trách nhiệm của các cấp cụ thể như sau: Cấp huyện
+ Quản lý vận hành khu xử lý CTRSH tập trung cấp huyện, phân loại chất thải tại bãi tập kết của huyện.
+ Vận chuyển CTRSH từ điểm tập kết của các xã, thị trấn đến Khu xử lý tập trung của huyện.
Cấp xã, thị trấn
+ Tổ chức thu gom vận chuyển CTRSH từ các khu dân cư đến điểm tập kết của xã, thị trấn.
+ Thu phí vệ sinh mơi trường của các hộ gia đình. Hộ gia đình, tổ chức
+ Phân loại CTRSH tại nguồn, thực hiện quy định về quản lý CTRSH của địa phương.
+ Nộp phí vệ sinh môi trường hàng tháng để phục vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH.
Ưu điểm: Quy mô vừa phải, tổ chức gọn nhẹ nhưng vẫn có điều kiện áp dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến đảm bảo vệ sinh môi trường. Tăng cường trách nhiệm quản lý CTRSH cho cấp xã, thị trấn. Giảm chi phí xử lý vì lượng chất thải chủ yếu là CTR hữu cơ được xử lý tại chỗ, giảm chi phí vận chuyển, tiết kiệm quỹ đất để bố trí chơn lấp.
Nhược điểm: Địi hỏi sự phối hợp chặt chẽ các tổ chức dịch vụ cấp huyện và xã, thị trấn. Địi hỏi người dân phải có nhận thức cao, ý thức trong việc phân loại CTRSH tại nguồn, đóng góp phí mơi trường đầy đủ để duy trì mơ hình. Chính quyền phải quan tâm, hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị. Phải cớ cơ chế, chính sách phù
21 hợp, triển khai đồng bộ.