Dự báo lượng phát sinh CTRSH huyện Văn Lâm đến 2020

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp cải thiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh học trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 56 - 61)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

3.3. Dự báo lượng phát sinh CTRSH huyện Văn Lâm đến 2020

Để dự báo được lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh, phương pháp tính tốn cơ bản như sau:

WSH = Pn x KSH /1000 (tấn/ngày)

Trong đó: Pn: Quy mơ dân số thời điểm dự báo

KSH: hệ số phát sinh chất thải (kg/người.ngày)

Dự báo tỷ lệ tăng dân số (Tính tốn theo hướng dẫn của tổng cục dân số - KHHGĐ)

Dân số là yếu tố chủ chốt trong việc ước tính lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh. Sử dụng phương pháp ngoại suy xu thế để dự báo tăng dân số, đây là phương pháp nghiên cứu tiền sử của đối tượng dự báo và chuyển tính quy luật đã phát hiện trong quá khứ, hiện tại sang tương lai. Phương pháp này cho phép xác định dân số trong tương lai trên cơ sở xu hướng vận động của tổng thể dân số trong quá khứ và hiện tại đồng thời giả thiết xu hướng đó vẫn đúng trong tương lai ở thời điểm dự báo.

Cơng thức tính như sau: P(t) = P(0) * (1+r)t

Trong đó: P(t): Dân số dự báo năm (t) P(0) : Dân số năm gốc (0)

r: Tốc độ tăng dân số (tăng tự nhiên và tăng cơ học) t: Độ dài thời kỳ dự báo (số năm)

Đây là hàm số thường được áp dụng rộng rãi để dự báo dân số vì nó phù hợp với thực tế và xác định tương đối đơn giản.

Cơ sở của dự báo dân số là dựa vào phương án giữ nguyên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình của huyện Văn Lâm giai đoạn 2005 – 2010 trung bình là r =0,9% [14]

Như vậy dân số các xã của huyện Văn Lâm dự báo cho năm 2015 và năm 2020 như sau:

48

Bảng 3.11. Dự báo dân số các xã/thị trấn của huyện Văn Lâm

TT Xã, thị trấn Dân số (người) Năm 2015 Năm 2020 1 Như Quỳnh 18.239 19.060 2 Trưng Trắc 11.803 12.334 3 Đình Dù 7.967 8.325 4 Tân Quang 13.190 14.023 5 Lạc Hồng 8.619 8.998 6 Lạc Đạo 14.695 15.356 7 Chỉ Đạo 8.293 8.666 8 Minh Hải 10.079 10.533 9 Đại Đồng 9.522 9.950 10 Việt Hưng 8.592 8.798 11 Lương Tài 8.405 8.783 Tổng 11 119.624 125.007 Hệ số phát sinh chất thải

Để dự báo hệ số phát sinh chất thải sinh hoạt, báo cáo dựa vào các cơ sở sau: + Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 về chất thải rắn do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

+ What a waste: Global review of Solid Waste Management, World Bank – 2012 (Vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt toàn cầu)

+ Kết quả điều tra, khảo hiện trạng CTR sinh hoạt nông thôn phát sinh trên địa bàn huyện, định hướng phát triển kinh tế xã hội của các địa phương trong huyện. Theo cách phân loại của ngân hàng thế giới, tỷ lệ phát sinh chất thải sinh hoạt theo mức thu nhập như sau:

49

Bảng 3.12. Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt theo mức thu nhập [20]

Phân loại Thu nhập Tỷ lệ phát sinh chất thải

(kg/người. ngày)

Thu nhập thấp Mức thu nhập bình quân đầu người từ 905 USD/năm trở xuống;

0,6

Thu nhập trung bình thấp

Mức thu nhập bình quân đầu người từ 906 USD đến 3.595 USD/năm

0,78

Thu nhập trung bình cao

Mức thu nhập bình quân đầu người từ 3.596 USD đến 11.115 USD/năm

1,16

Thu nhập cao Mức thu nhập bình quân đầu người từ 11.116 USD/năm trở lên

2,13

Như vậy, theo cách phân loại của ngân hàng thế giới thì thu nhập bình quân đầu người của huyện Văn Lâm thc loại trung bình thấp.

Theo kế hoạch của UBND tỉnh Hưng Yên, toàn tỉnh phấn đấu để xây dựng Hưng Yên đến năm 2020 là tỉnh đạt mức khá trong vùng đồng bằng sơng Hồng, có GDP bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD vào năm 2015 và trên 4.300 USD vào năm 2020. Như vậy sau đến năm 2015 thì các huyện vẫn thuộc nhóm thu nhập trung bình thấp, và đến năm 2020 thuộc nhóm có thu nhập trung bình cao. Như vậy có thể dự báo từ nay đến năm 2015, hệ số phát sinh chất thải sinh hoạt vẫn tương đương với hiện tại, chênh lệch không đáng kể. Nhưng năm 2020 thì mức phát sinh chất thải sẽ tăng lên, lấy theo tỷ lệ của World Bank thì mức tăng lên sẽ là: 1,16/0.78 = 1,48 lần. Ta có hệ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt của các xã của huyện Văn Lâm như sau:

50

Bảng 3.13. Dự báo lượng phát sinh CTRSH các xã/thị trấn huyện Văn Lâm

TT Xã, thị trấn

Hệ số cho chất thải rắn sinh hoạt

(kg/người/ngày) Năm 2015 Năm 2020 1 Như Quỳnh 0,88 1,3 2 Trưng Trắc 0,9 1,33 3 Đình Dù 0,68 1,01 4 Tân Quang 0,83 1,23 5 Lạc Hồng 1,1 1,63 6 Lạc Đạo 0,7 1,04 7 Chỉ Đạo 0,63 0,93 8 Minh Hải 0,46 0,68 9 Đại Đồng 0,48 0,71 10 Việt Hưng 0,64 0,95 11 Lương Tài 0,63 0,93

Từ kết quả dự báo dân số và lượng phát sinh chất thải sinh hoạt tại các năm 2015 và năm 2020, có thể dự báo được tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các xã của huyện Văn Lâm như sau:

Bảng 3.14. Dự báo xu hướng phát sinh CTRSH cho các xã/thị trấn huyện Văn Lâm

STT Xã, thị trấn Khối lượng CTR sinh hoạt (tấn/ngày)

2015 2020 1 Như Quỳnh 16.050 24.778 2 Trưng Trắc 10.623 16.404 3 Đình Dù 5.418 8.408 4 Tân Quang 10.948 17.248 5 Lạc Hồng 9.481 14.667 6 Lạc Đạo 10.287 15.970 7 Chỉ Đạo 5.225 8.059 8 Minh Hải 4.636 7.162 9 Đại Đồng 4.571 7.065 10 Việt Hưng 5.499 8.358 11 Lương Tài 5.295 8.168

51

Tổng 11 88.031 136.288

Theo số liệu trong bảng 3.14 thì khối lượng CTRSH trên địa bàn huyện Văn Lâm vào năm 2015 sẽ là khoảng 32.131 tấn/năm và đến năm 2020 sẽ là khoảng 49.745 tấn/năm, như vậy khối lượng CTRSH phát sinh là khá lớn và trên thực tế lượng rác này có thể cịn cao hơn nhiều do tỷ lệ phát sinh CTRSH/người/ngày ở cả nông thôn và thành thị của huyện chắc chắn sẽ không giữ nguyên mà sẽ tăng lên do sự phát triển kinh tế và mức sống của người dân được nâng cao. Đây sẽ là một thách thức lớn cho công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

52

CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CTRSH NĨI CHUNG VÀ CẢI THIỆN CƠNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ

CTRSH NÓI RIÊNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN LÂM

Huyện Văn Lâm với điều kiện vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế- xã hội; chuyển dịch cơ cấu kinh tế dần chuyển sang công nghiệp- dịch vụ- thương mại với công nghiệp làm trong tâm; ngồi ra tiểu thủ cơng nghiệp với các làng nghề truyền thống, làng có nghề cũng đang phát triển mạnh mẽ. Chính vì vậy theo dự báo thì khối lượng CTR nói chung và CTRSH nói riêng sẽ ngày một tăng trong thời gian tới, khối lượng chất thải tăng lên đòi hỏi một yêu cầu cấp bách đó là cần có biện pháp quản lý cụ thể. Để tăng cường và nâng cao hơn nữa trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý CTRSH nói riêng cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp lãnh đạo, tăng cường sự phối hợp và tham gia của cộng đồng về bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức của người dân. Qua việc tìm hiểu thực trạng, phân tích những thuận lợi và khó khăn về công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH trên địa bàn huyện Văn Lâm cho thấy công tác thu gom, vận chuyển còn nhiều hạn chế cần có biện pháp cụ thể:

+ Tăng cường công tác thu gom hàng ngày và thu gom tại các điểm container. + Kiện toàn cơ cấu tổ chức quản lý CTRSH từ huyện đến xã, thị trấn.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức về quản lý CTRSH; xã hội hóa cơng tác quản lý CTRSH.

Tơi xin đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả trong công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn huyện Văn Lâm từ các điểm tập kết về Khu xử lý chất thải Đại Đồng của Công ty Urenco 11 để xử lý.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp cải thiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh học trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)