Thời gian thu gom CTRSH của các tổ vệ sinh trên địa bàn huyện Văn Lâm

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp cải thiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh học trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 52 - 57)

Xã/thị trấn Số tổ vệ sinh Sáng Trưa Chiều

Số tổ Số tổ Số tổ TT Như Quỳnh 5 2 0 3 Đình Dù 4 1 0 3 Tân Quang 8 5 0 3 Trưng Trắc 8 4 0 4 Lạc Hồng 8 0 0 8 Lạc Đạo 15 2 0 13 Đại Đồng 6 0 0 6 Minh Hải 6 0 3 3 Chỉ Đạo 4 1 3 0 Việt Hưng 9 0 0 9 Lương Tài 12 4 2 6

Bảng 3.10 cho thấy thời gian thu gom CTRSH của các địa phương được phân bổ khá đồng đều vào các thời gian trong ngày. Ở mỗi địa phương thì thời gian thu gom rác đều biến động lớn. Thời gian thu gom biến động lớn là để phù hợp với những đặc điểm riêng của mỗi khu vực cụ thể.

44

Nhìn chung, hoạt động thu gom rác của các tổ vệ sinh môi trường tại các địa phương được tiến hành và duy trì tốt, đều đặn. Điều này phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của người dân trong vùng. Tuy nhiên, tỷ lệ phân loại rác cịn thấp do đó cần phải chú ý cải thiện trong thời gian tới.

3.2.4.4.5. Tình hình xử lý rác thải trên địa bàn huyện Văn Lâm

Với đặc điểm trên địa bàn huyện có Khu xử lý chất thải Đại Đồng của Công ty Urenco 11 nên toàn bộ rác thải dân sinh phát sinh trên địa bàn huyện sau khi được các tổ, đội vệ sinh môi trường tại các xã, thị trấn thu gom vào các điểm tập kết sẽ được Công ty Urenco 11 vận chuyển về Khu xử lý để xử lý đảm bảo theo quy định.

Khu xử lý chất thải Đại Đồng nằm trên địa bàn xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng n với diện tích 10ha và được Cơng ty Urenco đưa vào hoạt động từ năm 2008, hàng năm Công ty tiếp nhận toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bành tỉnh Hưng Yên với công suất tối đa là 500tấn/ngày đêm với nhiều hình thức xử lý như chôn lấp, ủ phân compos, tái chế…nhưng trong giai đoạn I của dự án mới chỉ chôn lấp là chính.

Bên cạnh hình thức xử lý chính trên thì cịn một số hình thức xử lý khác như: tại một số hộ gia đình có tiến hành phân loại rác. Các loại rác hữu cơ dễ phân hủy được đem chôn, vùi ngay trong vườn nhà để tạo chất hữu cơ cho cây. Các loại rác vô cơ có thể bán thì được phân loại riêng và bán cho những người thu mua sắt vụn. Hình thức này khá hiệu quả đối với khu vực nông thôn nơi các gia đình có diện tích vườn rộng, biện pháp này không những làm giảm khối lượng CTRSH phát sinh mà còn đem lại thêm thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, đáng tiếc là hình thức này chưa được áp dụng phổ biến. Đối với một số hộ dân ý thức chưa cao thì CTRSH thường được đem đổ bỏ ra ngồi mơi trường như: ao, hồ, kênh mương hoặc các bãi đất trống tạo ra các bãi rác tự phát gây mất mỹ quan và ô nhiễm mơi trường xung quanh.

3.2.4.4.6. Về mức phí vệ sinh mơi trường:

Theo Quyết định số 09/2010/QĐ-UBND ngày 12/4/2010 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn

45

tỉnh Hưng Yên thì các hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn các xã và thị trấn thuộc các huyện (trừ thành phố Hưng Yên) phải đóng 1.400 đồng/người/tháng. Tuy nhiên việc áp dụng mức phí trên địa bàn huyện Văn Lâm lại khác nhau không thống nhất và đồng đều ở các xã, thị trấn. Việc thu phí có thể là do cấp xã hoặc thơn thực hiện. Mức phí thu tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, tổng dân số của địa phương và tổng chi phí chi trả cho các tổ đội vệ sinh mơi trường trong việc thu gom rác thải. Cụ thể, tại thị trấn Như Quỳnh thu mức phí 5.000 đồng/người/tháng. Các xã còn lại mức phí thu dao động trong khoảng 1.500- 3.000 đồng/người/tháng.

3.2.5. Đánh giá thực trạng công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Văn Lâm.

Căn cứ vào hiện trạng quản lý CTRSH của huyện Văn Lâm, có thể rút ra một số đánh giá cụ thể như sau:

3.2.5.1. Ưu điểm.

- Đã thực hiện tốt các văn bản pháp luật, chỉ đạo của cơ quan nhà nước về đẩy mạnh quản lý CTRSH, các chính sách của Nhà nước, của UBND tỉnh về công tác bảo vệ mơi trường nói chung và quản lý CTRSH nói chung được UBND huyện chấp hành thực hiện. Song, bên cạnh đó các chính sách được áp dụng một cách linh hoạt vào điều kiện, đặc điểm của từng địa phương, cụ thể về cơ chế khuyến khích các xã, thị trấn bố trí được quỹ đất xây dựng điểm tập kết hoặc bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh thì ngồi phần kinh phí sự nghiệp mơi trường đựoc UBND tỉnh hỗ trợ theo mức quy định thì cịn được UBND huyện khuyến khích hỗ trợ thêm về tiền, trang thiết bị, vật dụng, chế phẩm EM xử lý.

- Về cơ bản huyện đã thiết lập được hệ thống cán bộ quản lý môi trường từ cấp huyện đến cấp xã, thơn. Mặc dù cịn hạn chế nhưng đây là một sự nỗ lực lớn, đáng khích lệ.

- Công tác thu gom rác thải đã được triển khai rộng khắp ở các xã/thị trấn trên địa bàn huyện. Hầu hết các thôn/làng đều đã có tổ thu gom rác hoạt động thường xuyên, huyện cũng đã quy hoạch được các bãi rác đủ khả năng tiếp nhận lượng RTSH phát sinh trên địa bàn của mình.

46

- Quá trình thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải ở thị trấn và một số xã tương đối tốt, ngày càng đi vào nề nếp. Người dân phần nào đã ý thức rõ được ý nghĩa của công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn sinh sống. Mức thu phí RTSH được vận dụng linh hoạt theo điều kiện cụ thể của từng địa phương (UBND tỉnh quy định 1.400 VNĐ/người/tháng) nhưng mức thu thực tế từ 1.500-5.000VNĐ/người/tháng.

- Biết vận dụng linh hoạt nguồn kinh phí mơi trường để giải quyết các vấn đề liên quan đến CTRSH. Mặc dù, kinh phí đầu tư, trang thiết bị mặc dù còn thiếu thốn nhưng liên tục được tăng lên trong những năm qua. Điều này chứng tỏ mức độ quan tâm đến vấn đề CTRSH ngày càng cao.

3.2.5.2. Nhược điểm.

- Hầu hết các xã/thị trấn đều chưa có những quy hoạch tổng thể để giải quyết vấn đề CTRSH, các biện pháp hiện nay mới chỉ mang tính chất ứng phó tạm thời.

- Một số xã không chọn được mặt bằng để xây dựng bãi chôn lấp, điểm tập kết rác thải, bãi rác tạm thời nên tình trạng vứt rác bừa bãi cịn xảy ra gây ô nhiễm môi trường, gây mất mỹ quan thơn xóm.

- Tỷ lệ thu gom CTRSH ở một số xã thuần nông thấp điều này khiến cho vẫn còn một lượng lớn CTRSH phát sinh ra ngồi mơi trường gây ơ nhiễm mơi trường nên tỷ lệ thu gom, vận chuyển CTRSH về Khu xử lý chất thải Đại Đồng chung trên địa bàn huyện dù cố gắng mới đạt trên 40% lượng rác thải phát sinh. Tỷ lệ phân loại rác chưa cao dẫn đến khó khăn trong xử lý rác thải và lãng phí tài ngun và kinh phí.

- Trình độ của cán bộ mơi trường địa phương cịn hạn chế đặc biệt là ở các cấp xã/thôn điều này gây hạn chế trong q trình quản lý. Bên cạnh đó nhận thức của người dân về rác thải và vệ sinh môi trường chưa cao nên ý thức chấp hành các quy định về quản lý CTRSH và vệ sinh mơi trường cịn thấp.

- Kinh phí đầu tư trang thiết bị, xây dựng các bãi rác hợp vệ sinh và chi trả cho những người làm công tác thu gom rác còn hạn chế, gây ra nhiều vấn đề bất cập. Nguồn vốn đầu tư cho quản lý CTRSH vẫn còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách của Nhà nước (ngân sách của tỉnh, huyện) nên rất hạn chế. Các xã, thị trấn hầu như

47

chưa bố trí được nguồn kinh phí dành riêng cho bảo vệ môi trường.

3.3. Dự báo lượng phát sinh CTRSH huyện Văn Lâm đến 2020

Để dự báo được lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh, phương pháp tính tốn cơ bản như sau:

WSH = Pn x KSH /1000 (tấn/ngày)

Trong đó: Pn: Quy mơ dân số thời điểm dự báo

KSH: hệ số phát sinh chất thải (kg/người.ngày)

Dự báo tỷ lệ tăng dân số (Tính tốn theo hướng dẫn của tổng cục dân số - KHHGĐ)

Dân số là yếu tố chủ chốt trong việc ước tính lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh. Sử dụng phương pháp ngoại suy xu thế để dự báo tăng dân số, đây là phương pháp nghiên cứu tiền sử của đối tượng dự báo và chuyển tính quy luật đã phát hiện trong quá khứ, hiện tại sang tương lai. Phương pháp này cho phép xác định dân số trong tương lai trên cơ sở xu hướng vận động của tổng thể dân số trong quá khứ và hiện tại đồng thời giả thiết xu hướng đó vẫn đúng trong tương lai ở thời điểm dự báo.

Cơng thức tính như sau: P(t) = P(0) * (1+r)t

Trong đó: P(t): Dân số dự báo năm (t) P(0) : Dân số năm gốc (0)

r: Tốc độ tăng dân số (tăng tự nhiên và tăng cơ học) t: Độ dài thời kỳ dự báo (số năm)

Đây là hàm số thường được áp dụng rộng rãi để dự báo dân số vì nó phù hợp với thực tế và xác định tương đối đơn giản.

Cơ sở của dự báo dân số là dựa vào phương án giữ nguyên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình của huyện Văn Lâm giai đoạn 2005 – 2010 trung bình là r =0,9% [14]

Như vậy dân số các xã của huyện Văn Lâm dự báo cho năm 2015 và năm 2020 như sau:

48

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp cải thiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh học trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)