CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Văn Lâm – Hưng Yên
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý: 3.1.1.1. Vị trí địa lý:
Hình 3.1. Sơ đồ hành chính huyện Văn Lâm
Huyện Văn Lâm nằm ở phía bắc tỉnh Hưng Yên, tiếp giáp với các tỉnh, Thành Phố và các huyện trong tỉnh như sau:
- Phía Bắc giáp thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh. - Phía Tây giáp huyện Văn Giang.
- Phía Nam giáp huyện Yên Mỹ và huyện Mỹ Hào. - Phía Đơng giáp tỉnh Hải Dương.
26
Tồn huyện có 11 xã, thị trấn với 85 thơn, phố, ấp là một trong 10 huyện thị của Tỉnh có vị trí thuận tiện cho sản xuất kinh doanh.
Dân số hiện nay trên 117.046 người (tính đến tháng 12/2013), mật độ phân bố dân số bình quân trên địa bàn huyện là 1.571 người/km2. Huyện có một số tuyến đường chính như Quốc lộ 5A (chiều dài qua huyện khoảng 7km), đường sắt Hà Nội- Hải Phòng, đường 196, đường 206 và tuyến đường 19 chạy dọc theo chiều dài huyện. Tính đến 31/8/2013 trên địa bàn huyện đã có 10/11 xã, thị trấn được UBND tỉnh cho phép tiếp nhận đầu tư 254 dự án với diện tích xin thuê khoảng 1087,08 ha (trong đó cơng ty quản lý khai thác khu cơng nghiệp Phố Nối A tính là 01 dự án vì các dự án thuê lại đất của công ty quản lý khai thác khu công nghiệp Phố Nối A thuộc quản lý của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh và khơng tính các dự án thuê nhà xưởng) và nhiều làng nghề truyền thống sản xuất gây ô nhiễm môi trường như tái chế phế liệu nhựa ở thôn Minh Khai- thị trấn Như Quỳnh; tái chế kim loại màu- xã Chỉ Đạo; làng nghề đậu phụ thơn Xn Lơi- xã Đình Dù; làng nghề sản xuất đồ gỗ tại thôn Ngọc- xã Lạc Đạo; làng nghề đúc đồng Lộc Thượng- xã Đại Đồng, làng nghề chế biến thuốc nam, thuốc bắc- xã Tân Quang...
3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên: *Tài nguyên đất *Tài nguyên đất
Theo số liệu thống kê đất đai đến 01/01/2013, tổng diện tích tự nhiên tồn huyện là 7.443,25ha, trong đó: Đất nơng nghiệp là 3.922,11ha, đất phi nông nghiệp là 3.507,67ha.
*Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của huyện bao gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm với trữ lượng khá dồi dào và phân bố đều trên địa bàn huyện:
Nguồn nước mặt: nguồn nước mặt của Văn Lâm chủ yếu được lấy từ hệ
thống các sơng ngịi, ao hồ và lượng mưa hàng năm. Sông lớn nhất trên địa bàn huyện là hệ thống sơng Bắc Hưng Hải, ngồi ra huyện cịn có một hệ thống dày đặc các ao, hồ, sơng ngịi nhỏ như: sơng Đình Dù, sơng Từ, sơng Bún, sông Lương Tài, sông Kiên Thành...…phân bố khá đồng đều trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, nguồn
27
nước mặt của huyện có sự khác biệt rõ rệt theo mùa do ảnh hưởng bởi chế độ thủy văn của các con sông và do sự khác biệt về lượng mưa trong mùa mưa và mùa khô.
Nước ngầm: huyện có mỏ nước ngầm với trữ lượng lớn hiện tại UBND tỉnh
đang cho phép Công ty liên doanh Lavie khai thác và nguồn nước ngầm phục vụ sinh hoạt cho nhân dân hàng ngày chủ yếu là nước giếng khoan qua bể lọc. Còn nhà máy cung cấp nước sạch của Công ty nước và môi trường Việt Nam tại khu trung tâm huyện đã đưa vào sử dụng nhưng việc cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân còn hạn chế.
3.1.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội
Trước đây Văn Lâm là một huyện thuần nông với việc hầu hết người dân tham gia trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây dưới tác động của quá trình cơng nghiệp hóa của đất nước cơ cấu kinh tế của Văn Lâm đã có sự chuyển dịch rõ rệt (bảng 3.1).
Dựa vào bảng 3.1 ta có thể thấy cơ cấu kinh tế của huyện Văn Lâm có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành Nông nghiệp – Thủy sản và tăng tỷ trọng của các lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng, Thương mại – Dịch vụ. Trong giai đoạn 2005 – 2013 tỷ trọng ngành Nông nghiệp – Thủy sản giảm từ 42,66% (2005) xuống cịn 26,00% (2013), tức giảm 2,38%/năm. Trong khi đó tỷ trọng ngành Công nghiệp – Xây dựng tăng 7,15% (từ 24,45% năm 2005 lên 31,60% năm 2013) đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 1,02%/năm. Tỷ trọng trong lĩnh vực Thương mại - dịch vụ của huyện tăng nhanh với tốc độ 1,36%/năm.
Trong giai đoạn, 2010 – 2013 tổng giá trị sản xuất của huyện Văn Lâm tăng từ 1.833,97 tỷ đồng lên 3.817 (tăng 1.983,03 tỷ đồng trong vòng 3 năm). Giá trị sản xuất của tất cả các lĩnh vực đều liên tục tăng nhanh. Điều này cho thấy nền kinh tế của huyện trong những năm qua phát triển khá nhanh và tương đối ổn định.
28
Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Văn Lâm qua các năm 2005 – 2013 [13]
Lĩnh vực Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2010 Năm 2013 Tăng/ giảm Bình quân/năm Nông nghiệp Thủy sản Giá trị (tỷ đồng) - 503,69 992,42 488,73 122,18 Tỷ lệ (%) 42,66 27,46 26,00 -16,66 -2,38 Công nghiệp Xây dựng Giá trị (tỷ đồng) - 767,52 1.206,17 438,65 109,66 Tỷ lệ (%) 24,45 41,85 31,60 7,15 1,02 Thương mại Dịch vụ Giá trị (tỷ đồng) - 562,76 1.618,41 1.055,65 263,91 Tỷ lệ (%) 32,89 30,69 42,40 9,51 1,36 Tổng Giá trị (tỷ đồng) - 1.833,97 3.817,00 1.983,03 495,76 Tỷ lệ (%) 100 100 100