Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRS Hở huyện Văn Lâm

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp cải thiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh học trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 40)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

3.2. Thực trạng môi trường CTRSH trên địa bàn huyện Văn Lâm

3.2.4. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRS Hở huyện Văn Lâm

3.2.4.1. Công tác tổ chức quản lý CTRSH.

* Về cơ cấu tổ chức.

Hiện nay, phịng Tài ngun và Mơi trường đang là cơ quan pháp lý quản lý môi trường và đất đai trên địa bàn huyện. Công tác quản lý CTRSH hiện nay được thực hiện theo hình 3.2.

Căn cứ vào hình 3.2 trên có thể thấy, hiện nay vấn đề quản lý RTSH được UBND huyện giao cho phịng Tài ngun & Mơi trường quản lý, phối hợp cùng với Công ty cổ phần Môi trường đô thị và công nghiệp 11 – Urenco11. Ở cấp xã, vấn đề quản lý CTRSH được giao cho cán bộ môi trường phụ trách. Cán bộ môi trường xã sẽ kết hợp cùng với các tổ vệ sinh môi trường tại các khu phố, thôn/làng đảm nhiệm trực

32

tiếp việc thu gom và vận chuyển CTRSH trên địa bàn do mình phụ trách.

Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Văn Lâm

* Về nhân lực.

Hiện tại nhân lực của phòng Tài nguyên & Mơi trường huyện Văn Lâm có 12 người tuy nhiên chỉ có 02 cơng chức phụ trách vấn đề mơi trường. Như vậy, có thể thấy nhân lực cấp huyện dành cho vấn đề quản lý mơi trường nói chung và quản lý CTRSH nói riêng còn rất mỏng.

Bên dưới cấp xã, hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều đã có cán bộ phụ trách vấn đề môi trường. Tuy nhiên, là cán bộ kiêm nhiệm (cán bộ địa chính). Điều này cho thấy, mặc dù đã có sự quan tâm tới vấn đề môi trường và quản lý CTRSH nhưng rõ ràng nhân lực quản lý của các địa phường vẫn còn nhiều bất cập.

3.2.4.2. Các văn bản pháp quy về quản lý CTRSH:

UBND huyện Văn Lâm đã ban hành một số văn bản chỉ đạo trong công tác

UBND huyện (Chủ tịch huyện)

Phịng Tài ngun và Mơi trường

Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị và Công nghiệp 11-Urenco 11

UBND xã (cán bộ môi trường)

33

quản lý bảo vệ mơi trường nói chung và quản lý CTRSH nói, cụ thể như sau:

+ Đề án số 02/ĐABVMT- UBND ngày 08/9/2011 của UBND huyện Văn Lâm đề án quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện giai đoạn 2011- 2015, định hướng đến 2020.

+ Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 28/6/2013 của UBND huyện về triển khai thực hiện Chương trình hành động số 51/CTr-UBND ngày 26/4/2013 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TU ngày 21/3/2013 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về tăng cường quản lý, xử lý tình trang ơ nhiễm mơi trường trên địa bàn huyện Văn Lâm.

+ Hướng dẫn số 02/HD-UBND ngày 28/3/2007 của UBND huyện Văn Lâm về việc thực hiện Ký cam kết bảo vệ môi trường đối với cộng đồng dân cư.

3.2.4.3. Kinh phí đầu tư cho quản lý CTRSH

* Cấp huyện.

Từ năm 2008 đến 2013, nguồn kinh phí dành cho công tác bảo vệ môi trường được UBND tỉnh Hưng Yên và UBND huyện Văn Lâm phân bổ là 20.870 triệu đồng, nguồn vốn trên được quản lý, sử dụng hiệu quả, giải quyết được khó khăn trong cơng tác quản lý rác thải, góp phần đẩy mạnh cơng tác bảo vệ mơi trường trên địa bàn huyện nói chung và các xã nói riêng. Nguồn kinh phí được hỗ trợ phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải; xây dựng điểm container tập kết và bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh quy mô cấp thôn hoặc xã; mua sắm phương tiện, trang thiết bị, quần áo bảo hộ lao động phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường.

Chi tiết các khoản chi phí cho cơng tác quản lý môi trường trên địa bàn huyện Văn Lâm được trình bày trong bảng 3.5.

34

Bảng 3.4. Nguồn kinh phí dành cho hoạt động BVMT cấp huyện

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Kinh phí Nội dung thực hiện

Xây dựng Điểm container Thu gom rác thải Mua dụng cụ, phương tiện, chế phẩm EM Tuyên truyền môi trường 2008 900 0 400 450 50 2009 1.540 440 800 250 50 2010 2.910 720 1.800 320 70 2011 4.880 1.400 2.600 800 80 2012 4.940 900 3.600 340 100 2013 5.700 900 4.200 500 100 Tổng 20.870 4.320 13.400 2.660 450

Bảng 3.5 cho thấy, nguồn kinh phí môi trường hiện nay của huyện Văn Lâm chủ yếu được sử dụng để đầu tư cho các hoạt động liên quan đến quản lý CTRSH. Nguồn kinh phí này có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, tuy nhiên với khối lượng công việc lớn trên địa bàn cả huyện thì nguồn kinh phí này là vẫn còn hạn chế.

* Cấp xã/thị trấn

Hiện nay nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động thu gom rác thải trên địa bàn các thôn, xã chủ yếu được lấy từ một số nguồn chính như: từ ngân sách của địa phương, từ đóng góp của người dân, từ hỗ trợ của tỉnh, huyện. Tình hình ngân sách đầu tư cho quản lý CTRSH tại một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện Văn Lâm được trình bày trong bảng 3.5.

35

Bảng 3.5. Kinh phí đầu tư cho quản lý CTRSH tại một số xã/thị trấn năm 2013 của huyện Văn Lâm

Đơn vị: Triệu đồng Xã/Thị trấn Dân đóng góp Hỗ trợ từ tỉnh, huyện Kinh phí Địa phương Nguồn Khác Tổng TT Như Quỳnh 250 135 45 0 430 Trưng Trắc 281 135 80 0 496 Đình Dù 210 0 0 0 210 Lạc Hồng 177,8 0 9,1 0 186,9 Tân Quang 194,4 0 0 0 194,4 Lạc Đạo 246 0 0 0 246 Minh Hải 360 0 0 0 360 Đại Đồng 0 90 40 0 130 Việt Hưng 272 107 37 0 416 Chỉ Đạo 180 50 40 0 270 Lương Tài 245 50 60 0 355

Theo như bảng 3.5, thì kinh phí đầu tư cho hoạt động quản lý CTRSH của các địa phương dao động từ 130,0 – 496,0 triệu đồng/năm. Nguồn thu này chủ yếu dựa vào ngân sách địa phương và đóng góp của người dân. Kinh phí hỗ trợ từ tỉnh, huyện chỉ một số xã nhận được. Hầu hết các xã đều có mức kinh phí dao động xung quanh 200 triệu đồng/năm cho quản lý CTRSH. Số tiền này là q ít để có thể duy trì tốt các hoạt động liên quan đến quản lý CTRSH. Trên thực tế, các địa phương cho biết số tiền này chỉ đủ dùng cho hoạt động thu gom và vận chuyển rác, còn các hoạt động khác hiện nay chưa được quan tâm và chưa có kinh phí để tiến hành.

Do đó mặc dù cịn nhiều khó khăn, hạn chế nhưng nhìn chung các địa phương trên địa bàn huyện Văn Lâm đã và đang quan tâm tới quản lý CTRSH. Tỷ lệ 100% khu phố, thơn, làng có tổ thu gom rác là một nỗ lực đáng khen ngợi của chính quyền địa phương, tuy nhiên để thực hiện tốt hơn công tác quản lý CTRSH

36

trong thời gian tới các địa phương cần tập trung giải quyết một số vấn đề như: kinh phí, nguồn nhân lực có trình độ và nâng cấp, bổ sung trang thiết bị.

3.2.4.4. Tình hình thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn nghiên cứu

Hiện nay trên địa bàn huyện Văn Lâm tại 11 xã, thị trấn thì các khu phố, thơn/làng hiện nay phụ trách vấn đề thu gom CTRSH là các tổ thu gom rác tự quản. Tổ chức và hoạt động của các tổ vệ sinh môi trường của các thôn , phố trên địa bàn huyện Văn Lâm được trình bày trong bảng 3.6 sau:

37

Bảng 3.6. Tình hình hoạt động của các tổ vệ sinh mơi trường trên địa bàn huyện Văn Lâm Chỉ tiêu Đơn vị Như

Quỳnh Đình Trưng Trắc Tân Quang Lạc Hồng Lạc Đạo Chỉ Đạo Minh Hải Đại Đồng Việt Hưng Lương Tài Toàn huyện Tổng số thôn, phố Thôn 5 5 6 8 8 12 4 6 7 9 15 85 Số thôn, phố có

tổ thu gom rác Thơn 5 5 6 8 8 12 4 6 7 9 15 85

Số người tham

gia tổ thu gom Người 22 14 17 20 21 28 19 28 23 57 43 292

Bình qn nhân

cơng/tổ thu gom Người/tổ 4,4 2,8 2,8 2,5 2,6 2.3 4,75 4,7 3,3 6,3 2,86 3,4

Số lượng xe chở

rác Xe 38 26 38 20 62 38 9 12 17 16 30 306

Bình quân số

38

Số liệu trong bảng 3.6 cho thấy, toàn huyện Văn Lâm có 11 xã, thị trấn và 100% các thôn, phố...đã tổ chức được tổ đội vệ sinh môi trường với tổng số người tham gia là 292 người. Tất cả các tổ thu gom rác đã được trang bị xe đẩy rác chuyên dụng, xe bò cải tiến..với tổng số là 306 xe, đạt tỷ lệ bình quân 3,6 xe/01tổ thu gom rác. Điều này cho thấy, hoạt động thu gom rác tại các địa phương trên địa bàn huyện đều đã được quan tâm, chú ý. Tuy nhân lực và các trang thiết bị còn hạn chế nhưng đã bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.

3.2.4.4.1. Quy trình thu gom, vận chuyển.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Văn Lâm đang duy trì 03 hình thức thu gom, vận chuyển, cụ thể như sau:

- Thu gom rác thải hàng ngày: Từ đầu năm 2013 huyện Văn Lâm đã thực hiện

Đề án thu gom rác thải hàng ngày tại 05 xã, thị trấn (Như Quỳnh, Đình Dù, Trưng Trắc, Lạc Hồng, Lạc Đạo) nằm hai bên tuyến Quốc Lộ 5A, đường tỉnh lộ 385- đường trục huyện, với tần xuất 02 ngày/01 lần. Các tổ đội vệ sinh môi trường của các xã, thị trấn sử dụng xe thu gom đẩy tay chuyên dụng thu gom rác thải dân sinh từ các hộ gia đình, cụm dân cư sau đó tập kết tại các vị trí thuận tiện giao thơng, phù hợp để xe cuốn ép chuyên dụng của Công ty Urenco 11 cuốn ép, vận chuyển về Khu xử lý chất thải Đại Đồng để xử lý.

- Thu gom, vận chuyển rác thải từ các điểm container tập kết rác thải được bố trí trên địa bàn các xã, thị trấn: Hiện nay, huyện Văn Lâm đang duy trì hoạt động của

20 điểm container trên địa bàn 09 xã, thị trấn với dung tích chứa của container là 6m3 và 20m3 tùy vào từng vị trí điểm đặt, cụ thể như sau:

39

Bảng 3.7. Tần suất thu gom, vận chuyển CTRSH từ các điểm container tập kết rác thải trên địa bàn huyện Văn Lâm

STT Xã, thị trấn Số lượng điểm đặt container Dung tích chứa rác thải (m3) Lịch thu gom, vận chuyển

1 Như Quỳnh 1 20 01 ngày/01 chuyến

2 Đình Dù 4 6 02 ngày/01 chuyến

3 Trưng Trắc 1 6 03 ngày/01 chuyến

4 Lạc Hồng 1 20 03 ngày/01 chuyến

5 Tân Quang 4 6 02 ngày/01 chuyến

6 Lạc Đạo 3 20 02 ngày/01 chuyến

7 Minh Hải 2 6 03 ngày/01 chuyến

8 Đại Đồng 3 20 03 ngày/01 chuyến

9 Việt Hưng 1 6 05 ngày/01 chuyến

Tổng 09 20

- Đối với lượng rác thải tồn đọng, đổ bỏ bãi tại một số vị trí trên địa bàn huyện (ven đường quốc lộ, tỉnh lộ, liên huyện, ao hồ ven làng…): Đây là lượng rác

thải do không được tập kết đúng nơi quy định, do một số cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đổ bỏ bừa bãi gây ơ nhiễm mơi trường thì định kỳ hàng năm sẽ được bố trí thu gom, vận chuyển về Công ty Urenco 11 xử lý vào các dịp (dịp tết nguyên đáng, tết dương lịch, kỷ niệm 30-4,01-5, 02/9, dịp ngày môi trường thế giới…) hoặc các điểm rác thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. UBND huyện giao cho phòng Tài nguyên & Môi trường phối hợp với Công ty Urenco 11, UBND các xã, thị trấn tổ chức khảo sát, ước tính khối lượng và tổ chức thu gom, vận chuyển về Khu xử lý chất thải Đại Đồng- Cơng ty Urenco 11 xử lý.

Ngồi ra, hiện nay trên địa bàn huyện có một số xã thuần nơng như xã Lương Tài, Việt Hưng…có lượng rác thải sinh hoạt phát sinh khơng cao và quỹ đất sử dụng cịn dồi dào. Do đó, các xã này vẫn duy trì hoạt động các bãi chơn lấp lộ thiên quy mô thôn, các bãi này về cơ bản không đảm bảo về môi trường do không được xây dựng đúng quy cách như các bãi chôn lấp hợp sinh theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Hưng Yên.

40 sơ đồ hóa trong hình 3.3 và 3.4. dưới đây:

Hình 3.3. Quy trình thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn huyện Văn Lâm

Hình 3.4. Sơ đồ các tuyến thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn huyện Văn Lâm Nguồn phát sinh Xe đẩy tay Xe đẩy tay, xe ba gác, xe ngựa, công nông Xe đạp, xe máy Bãi chôn lấp Điểm tập kết Xe > 4 tấn Kênh mương, sông hồ… Khu xử lý, bãi chôn lấp Công

ty Urenco 11

Tuyến thu gom rác thải hàng

ngày

Điểm container

41

3.2.4.4.2. Tỷ lệ CTRSH được thu gom:

Theo số liệu của phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Văn Lâm và Công ty Urenco 11 thì số lượng và tỷ lệ rác thải được thu gom trên địa bàn huyện Văn Lâm từ năm 2008 đến năm 2013 vào Khu xử lý chất thải Đại Đồng của Công ty Urenco 11 để xử lý, cụ thể như sau:

Bảng 3.8. Tỷ lệ CTRSH được thu gom, xử lý tại huyện Văn Lâm Năm Ước tính Năm Ước tính

lượng rác thải phát

sinh (Tấn/năm)

Khối lượng rác thải được thu gom đưa đi xử lý Thu gom hàng ngày (Tấn) Thu gom từ các điểm container (Tấn) Thu gom rác thải tồn đọng (Tấn) Tỷ lệ thu gom rác thải 2008 27.594 0 0 1.900 6% 2009 28105 0 0 2.500 8% 2010 28.616 0 850 5.600 22,5% 2011 28.871 0 2.400 4.250 23% 2012 29.382 0 6.580 2.450 30,7% 2013 29.893 1.950 9.500 1.900 44,7% Tổng 1.950 19.330 17.000

Từ bảng tổng hợp 3.8 ta thấy từ năm 2008 đến nay với sự quan tâm, đầu tư kinh phí sự nghiệp mơi trường của tỉnh, huyện nên lượng CTRSH được thu gom, vận chuyển vào Khu xử lý tập trung tăng dần mỗi năm. Lượng rác thải được thu gom từ các điểm container tăng dần nên, lượng rác thải đỏ bỏ bừa bãi (tồn đọng) đã giảm dần. Tuy nhiên, lượng rác thải được thu gom, xử lý mới chỉ đạt 44, 7% còn lại vẫn bị đổ bỏ bừa bãi, tập kết tại các bãi chôn lấp lộ thiên...gây ơ nhiễm mơi trường. Với việc thí điểm mơ hình thu gom rác hàng ngày bằng xe cuốn ép chuyên dụng của Cơng ty Urenco 11 thì tiến tới huyện sẽ bố trí tập trung thu gom, vận chuyển bằng

42

02 mơ hình từ các điểm container và thu gom hàng ngày nhằm thu gom tối đa lượng rác thải phát sinh.

3.2.4.4.3. Tình hình phân loại CTRSH.

Mặc dù tỷ lệ thu gom CTRSH trên địa bàn huyện khá cao song tỷ lệ phân loại rác còn rất thấp. Hiện nay, hầu như CTRSH chưa được phân loại mà đổ chung làm một. Chỉ có một số ít các khu vực trên địa bàn huyện thực hiện công tác phân loại rác. Các khu vực này thường là tại khu dân cư đô thị hoặc các khu vực kinh tế phát triển cao.

3.2.4.4.4. Tần suất và thời gian thu gom rác thải.

Qua số liệu tác giả thu thập của phịng Tài ngun & Mơi trường huyện Văn Lâm thì trên địa bàn huyện tần suất thu gom rác thải của các tổ, đội vệ sinh môi trường tại các xã, thị trấn khá đều đặn thường từ 01- 02 lần/ tuần và đặc biệt là 05 xã, thị trấn dọc quốc lộ 5A đang thực hiện Đề án thu gom rác thải hàng ngày (bắt đầu từ đầu năm 2013) thì tần suất thu gom rác thải là 03 lần/tuần. Cụ thể như sau:

Bảng 3.9. Tần suất thu gom CTRSH của các tổ vệ sinh trên địa bàn huyện Văn Lâm Xã/thị trấn Số tổ Xã/thị trấn Số tổ

Vệ sinh

(Tổ)

1lần/tuần 2lần/tuần 3 lần/ tuần

Số tổ Số tổ Số tổ TT Như Quỳnh 05 05 Đình Dù 04 04 Tân Quang 08 08 Trưng Trắc 08 08 Lạc Hồng 08 08 Lạc Đạo 15 15 Đại Đồng 06 06 Minh Hải 06 06 Chỉ Đạo 04 04 Việt Hưng 09 09 Lương Tài 12 12 Tổng 85

43

Về tần suất thu gom rác tại các địa phương trên địa bàn huyện là không đồng nhất, tùy thuộc vào khối lượng CTRSH phát sinh của từng khu vực. Bảng 3.9 chỉ ra tần suất thu gom CTRSH của các tổ vệ sinh trên địa bàn 11 xã/thị trấn trên địa bàn

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp cải thiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh học trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)