Thành phần rác thải trên địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp cải thiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh học trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 39 - 40)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

3.2. Thực trạng môi trường CTRSH trên địa bàn huyện Văn Lâm

3.2.3. Thành phần rác thải trên địa bàn nghiên cứu

Theo số liệu tác giả đã cùng với Phịng Tài ngun & Mơi trường huyện Văn Lâm, Công ty CP môi trường đô thị và công nghiệp 11- Urenco 11 điều tra, khảo sát cho thấy thành phần CTRSH trên địa bàn huyện Văn Lâm như sau:

Bảng 3.3: Thành phần CTRSH huyện Văn Lâm

STT Thành phần Tỷ lệ

(% khối lượng)

1 Chất hữu cơ có thể làm phân vi sinh 29,0

2 Cao su, chất dẻo và nylon…. 17,0

3 Gạch đá, tạp chất trơ 12,0

4 Thuỷ tinh, sành sứ 4,05

5 Kim loại, vỏ lon 2,7

6 Đất cát và chất khác 35,25

Tổng 06 100%

Qua bảng số liệu 3.3 cho ta thấy hiện nay trên địa bàn huyện Văn Lâm thành phần CTRSH tập trung chủ yếu vào 6 loại chính và cơ bản là đồng nhất với thành phần CTRSH của cả nước. Tuy nhiện, thành phần chất hữu cơ chiếm 29% thấp hơn tỷ lệ trung bình của cả nước (tỷ lệ trung bình của cả nước là 50-60% chất hữu cơ) là

31

do huyện Văn Lâm là một huyện công nghiệp với 09/11 xã, thị trấn đã tiếp nhận các doanh nghiệp vào thuê đất sản xuất, kinh doanh với gần 300 doanh nghiệp; ngồi ra cịn có trên 20 làng nghề truyền thống, làng có nghề hoạt động trong một số lĩnh vực như thu mua, tái chế phế liệu, chế biến thực phẩm, đúc đồng…(làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, làng nghề tái chế kim loại màu Đơng Mai, làng nghề chế biến bóng bì Bình Lương, làng nghề đúc đồng Lộng Thượng…). Ngoài ra hiện nay trên địa bàn huyện Văn Lâm đang phát triển nghề thu mua, tái chế nhựa phế liệu với khoảng gần 1.000 cơ sở, hộ gia đình/11 xã, thị trấn (khơng tính đến làng nghề tái chế nhựa thôn Minh Khai- TT. Như Quỳnh) nên lượng chất thải rắn sau khi các cơ sở, hộ gia đình thải bỏ sẽ được đổ bỏ lẫn lộn vào CTRSH mà không được phân loại, thu gom riêng và lượng chất thải rắn này được đưa ra các điểm tập kết sau đó vận chuyển về Khu xử lý chất thải Đại Đồng để xử lý mà khơng có sự giám sát, xử lý nghiêm của UBND các xã, thị trấn. Chính vì vậy CTRSH có thành phần chất hữu thấp hơn so với các địa phương khác. Mặt khác, quá trình đơ thị hóa phát triển nhanh đã kéo theo tốc độ xây dựng các công trình cơng cộng, dân sinh (đường, cầu, cơng sở, nhà ở…) đã kéo theo các loại CTR công nghiệp, chất thải xây dựng… đổ lẫn CTRSH nên dẫn đến thành phần chất thải của huyện Văn Lâm có điểm khác biệt như trên.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp cải thiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh học trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)