Vương quốc Anh

Một phần của tài liệu CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG NÔNG THÔN VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG NÔNG THÔN THEO PHƯƠNG THỨC PPP TẠI NAM ĐỊNH (Trang 30 - 32)

1. Kinh nghiệm quốc tế Kinh nghiệm từ Hoa Kỳ

1.2. Vương quốc Anh

Tại Vương quốc Anh, một đạo luật cụ thể về PPP khơng được ban hanh mà thay vào đó, chương trình PPP được thực hiện trong khn khổ Sáng kiến tài chính tư nhân. Hình thức hợp tác cơng tư (hay cịn gọi là Sáng kiến tài chính tư nhân - PFI) được áp dụng tại Vương quốc Anh do Nhà nước thiếu hụt nguồn vốn đầu tư và yêu cầu cải thiện hiệu quả đầu tư công nhằm tăng cường sự cạnh tranh, chất lượng dịch vụ công. Trong giai đoạn 1970 -1990, ngân sách nhà nước dành cho phát triển dịch vụ công ở Vương quốc Anh bị suy giảm nghiêm trọng, nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này thấp hơn so với các nước thuộc nền kinh tế G7. Tỷ lệ giữa vốn đầu tư vào dịch vụ công và tổng sản phẩm quốc nội bình quân giảm khoảng 15% so với năm trước và chỉ chiếm 0,6% GDP (Kho bạc Hoàng gia Anh, 2012). Trước tình hình đó, để đảm bảo nhu cầu phát triển và nâng cao hiệu quả đầu tư, Chính phủ đã áp dụng hình thức hợp tác cơng tư cùng các biện pháp chính sách hỗ trợ nhằm thu hút nguồn lực từ khu vực tư nhân. Sáng kiến tài chính tư nhân được triển khai từ năm 1992, đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản cách thức đầu tư dự án PPP từ tiếp cận tập trung ở các yếu tố đầu vào (đối với mơ hình đầu tư truyền thống) sang tiếp cận tập trung ở các yếu tố đầu ra (đặc trưng của mơ hình đầu tư PPP). PFI xuất hiện trước hết là do sức ép phải đổi mới hình thức mua sắm hàng hóa, dịch vụ cơng truyền thống; do nợ Nhà nước quá lớn - hậu quả của những sai lầm trong phân bổ nguồn lực cơng. Nhà nước đã khơng có đủ nguồn lực để bảo đảm đáp ứng đầy đủ cơ sở hạ tầng công đến người dân. Một số nguyên tắc chính của Sáng kiến tài chính tư nhân bao gồm: chuyển giao rủi ro trong xây dựng, vận hành sang cho khu vực tư nhân; thời hạn hợp đồng dài hạn; nhà đầu tư tự huy động vốn vay; nhà nước trả phí hàng năm (khơng áp dụng mơ hình nhà đầu tư tự kinh doanh và thu phí trực tiếp từ người sử dụng); hợp đồng hợp tác điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên trong suốt thời gian dự án. Theo đó, số lượng dự án cũng như nguồn vốn đầu tư theo hình thức hợp tác cơng tư đã có sự chuyển biến rõ rệt.

Theo số liệu thống kê của Kho bạc Hoàng gia Anh (HM Treasury) cho thấy sự tham gia mạnh mẽ của tư nhân trong việc đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ công tại Vương quốc Anh. Tổng vốn đầu tư của khu vực tư nhân đã tăng từ 1,08 tỷ bảng Anh năm 1996 lên đến 7,15 tỷ bảng Anh năm 2006 (khoảng 6,7 lần). Trung bình trong giai đoạn 1995 - 2011, mỗi năm các nhà đầu tư tư nhân đã đầu tư khoảng 3,14 tỷ bảng Anh trong lĩnh vực dịch vụ cơng (hình 1.8).

Hình 2: Dự án hợp tác cơng tư tại Vương quốc Anh, giai đoạn 1995-2011

Nguồn: (Kho bạc Hoàng gia Anh , 2012)

Theo FICCI (2012), Vương quốc Anh đã thực hiện 698 dự án hợp tác công tư trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như cơng trình giao thơng, giáo dục, y tế, quốc phịng, nhà ở xã hội và cơng nghệ thông tin (FICCI, Ernst&Young, 2012). Số liệu tổng kết của Kho bạc Hồng gia Anh cho thấy có 65% số hợp đồng dự án PPP được thực hiện đúng tiến độ và không vượt giá trị tổng mức đầu tư. Vương quốc Anh là một trong những nước áp dụng hình thức PPP thành cơng trong các dự án đầu tư xây dựng cơng trình và nhiều nước trên thế giới đang cố gắng học tập mơ hình của Vương quốc Anh.

Giá trị các dự án PPP chiếm 11% trong tổng đầu tư cơng ở Anh, trong đó phổ biến là lĩnh vực cơng trình giao thơng và mơi trường. Các dự án hợp tác cơng tư trong đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng chỉ chiếm có 6,8% về số lượng nhưng giá trị đầu tư lại chiếm đến 46,2%, điều đó cho thấy đây đều là các dự án có quy mơ và vốn đầu tư lớn, như Dự án đường hầm London-Jubilee, đường Northern&Piccadilly có giá trị đầu tư là 5,49 tỷ bảng Anh, Dự án đường hầm London-Bakerloo, đường Central - Victoria có giá trị đầu tư là 4,59 tỷ bảng Anh, … (World Bank).

thơng sẽ góp phần cải thiện tính minh bạch về chi phí, chất lượng dự án so với hình thức đầu tư truyền thống do Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư trong dự án (Kho bạc Hoàng gia Anh , 2012), như là Bộ Hợp đồng mẫu thực hiện dự án theo hình thức hợp tác cơng tư, Hướng dẫn đánh giá hiệu quả đầu tư, ... là những tài liệu quan trọng để áp dụng thành cơng hình thức hợp tác cơng tư. Có thể nói, Vương quốc Anh là quốc gia đứng đầu châu Âu về thực hiện dự án theo hình thức PPP trong cung cấp dịch vụ cơng (Phạm, 2013). Mục đích chính của chính phủ Anh cho áp dụng hình thức hợp tác công tư là nhằm thu hút nguồn vốn tư nhân hỗ trợ cho ngân sách của chính phủ và lựa chọn những dự án PPP nếu tạo ra giá trị hiệu quả đầu tư vượt trội so với hình thức đầu tư truyền thống (Vũ, 2013).

Kinh nghiệm của Anh đã cho thấy để các dự án PPP có thể đạt được các kết quả như mong đợi, cần có các điều kiện đảm bảo nhất định, bao gồm: (i) Có một hệ thống thị trường đủ lớn cho sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào xây dựng và bảo trì các dịch vụ cơng; (ii) Nhà nước có khả năng (cao) trong việc đảm bảo các khoản thanh tốn cho các dịch vụ này; (iii) Nhà nước có khả năng ban hành và thực thi các quy chế, hướng dẫn, vừa thống nhất vừa đúng chuẩn mực kỹ thuật cho q trình đấu thầu mua sắm cơng, giúp cho quá trình này được thực hiện sn sẻ, nhanh chóng và minh bạch ở tất cả các địa phương trong cả nước. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước luôn sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cho chính quyền các địa phương, sẵn sàng thảo luận về các vấn đề của địa phương với các cơng ty tư nhân để tìm ra giải pháp cho các vấn đề phát sinh; và (iv) xác định sớm các rủi ro có thể có khi hợp tác với khu vực tư nhân.

Một phần của tài liệu CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG NÔNG THÔN VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG NÔNG THÔN THEO PHƯƠNG THỨC PPP TẠI NAM ĐỊNH (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w